Skip to main content

Hậu môn bị sưng phồng phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Hậu môn bị sưng khiến người bệnh phải chịu cảm giác bỏng rát rất khó chịu. Thậm chí một số người còn bị chảy máu hoặc mủ, kèm theo là những triệu chứng sốt và cơn đau dữ dội. Theo các dược sĩ Nguyễn Thị Thu của yumangel.vn cho biết, đa phần các trường hợp bị sưng ở hậu môn là lành tình nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm cần đề phòng.

I – Bị sưng hậu môn là bệnh gì?

Hậu môn bị sưng là bệnh gì? Hậu môn bị sưng là tình trạng một hoặc cả hai bên hậu môn bị sưng, kèm theo những cảm giác nóng rát khiến người bệnh khó chịu. 

Hậu môn bị ngứa và sưng là bệnh gì
Hậu môn bị ngứa và sưng là bệnh gì

Hậu môn bị sưng đau là một loại bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nhiễm trùng hậu môn. Trong một số trường hợp, hậu môn bị sưng đỏ do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác sẽ kèm theo những cơn đau ở vùng bụng dưới, hiện tượng tiết dịch, mủ hoặc máu ở hậu môn. Cũng có một số trường hợp hậu môn bị sưng nhưng không đau. Chính vì thế cần phải theo dõi kỹ trường hợp để có các bước xử lý đúng đắn.

Một số tình trạng hậu môn bị sưng có thể kể tới như:

  • Hậu môn bị ngứa và sưng
  • Hậu môn bị sưng và đau
  • Hậu môn bị sưng 1 bên
  • Hậu môn bị sưng rát
  • Hậu môn bị sưng nhưng không đau
  • Hậu môn bị sưng sau khi đi đại tiện

II – Tại sao hậu môn bị sưng đau và ngứa

Các nguyên nhân gây sưng hậu môn có rất nhiều nhưng phổ biến và chủ yếu là do nhiễm trùng hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, trĩ…

  • Hậu môn bị sưng 1 bên do nứt kẽ hậu môn: Đây là tình trạng có vết rách, xước hoặc loét ở vị trí rìa ống hậu môn. Một số nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn như: phân cứng, khó đào thải ra ngoài; tiêu chảy; co thắt hậu môn quá chặt; hội chứng ruột kích thích; nhiễm trùng; có khối u trong niêm mạc hậu môn.
  • Hậu môn bị sưng rát do áp xe hậu môn: Là tình trạng nhiễm trùng hậu môn có kèm mủ. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng gây ra nên những người đang bị viêm đại tràng được xem là đối tượng có nguy cơ cao mắc áp xe hậu môn và bị sưng hậu môn.
  • Sưng hậu môn và đau do rò hậu môn áp xe hóa: Rò hậu môn còn được gọi là bệnh mạch lươn, thường là biến chứng của bệnh áp xe hậu môn. 
  • Hậu môn bị sưng và đau do bệnh trĩ: Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch bên trong hậu môn bị sưng lên gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Trĩ là cũng là bệnh đứng đầu trong các bệnh lý về hậu môn, khá nhiều người gặp phải tình trạng sưng hậu môn sau mổ trĩ, sưng hậu môn khi mang thaisưng hậu môn sau sinh do bị trĩ. 
  • Do viêm ống hậu môn: Đây là tình trạng niêm mạc ở ống dẫn hậu môn bị tổn thương. Nguyên nhân gây viêm ống hậu môn là ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, khiến dịch vị acid bên trong dạ dày tăng tiết mạnh. 
Sưng hậu môn chủ yếu do nhiễm trùng hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, trĩ… gây ra
Sưng hậu môn chủ yếu do nhiễm trùng hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, trĩ… gây ra
  • Viêm sưng hậu môn do bệnh Crohn: Bệnh Crohn thường bắt nguồn từ viêm hốc hoặc áp xe sau đó phát triển thành các ổ loét  trên thành niêm mạc tại hậu môn. 
  • Do quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Hiện tượng sưng hậu môn còn có thể xảy ra do hành động quan hệ tình dục qua đường hậu môn quá mạnh xảy ra các va chạm làm tổn thương vùng da ở lỗ hậu môn và ống dẫn hậu môn. 
  • Ung thư hậu môn: Ung thư hậu môn là tình trạng tế bào ung thư xuất hiện ở hậu môn. Các nguyên nhân gây ung thư hậu môn thường là do bệnh STD do nhiễm virus HPV; rò hậu môn kéo dài; hậu môn bị kích thích liên tục…

III – Biểu hiện của hậu môn bị sưng

Có nhiều nguyên nhân khiến hậu môn bị sưng sau khi đi đại tiện nên các triệu chứng của bệnh cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Tuy nhiên, một số triệu chứng và biểu hiện có thể kể tới gồm:

  • Sưng hậu môn một bên hoặc cả hai bên.
  • Cảm giác bỏng rát ở hậu môn. 
  • Có cảm giác ấm hoặc đau buốt khi đi vệ sinh.
Bệnh nhân bị sưng hậu môn có cảm giác nóng rát ở hậu môn. 
Bệnh nhân bị sưng hậu môn có cảm giác nóng rát ở hậu môn. 
  • Ngứa ngáy ở hậu môn. 
  • Tiết dịch hậu môn, có thể có cả mủ và máu.
  • Xuất hiện các cơn đau dữ dội. 
  • Sốt.

IV – Sưng hậu môn có sao không? 

Sưng hậu môn có nguy hiểm không? Đa phần các trường hợp sưng hậu môn và ngứa đều thuộc dạng lành tính và sẽ khỏi sau một thời gian điều trị.

Tuy nhiên, đi cầu bị sưng hậu môn cũng có thể do nhiều bệnh lý liên quan gây ra nên người bệnh không nên chủ quan, cần chủ động thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Sưng hậu môn kéo dài cần đi thăm khám và điều trị sớm
Sưng hậu môn kéo dài cần đi thăm khám và điều trị sớm

Đặc biệt, nếu bị sưng hậu môn nhiều lần và kéo dài kèm theo chảy mủ, máu hoặc ảnh hưởng đến việc đại tiện, thì người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay.

V – Hậu môn bị sưng phồng phải làm sao?

Bị sưng hậu môn phải làm sao? Để điều trị tình trạng nổi mụn sưng hậu môn hiệu quả và dứt điểm, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu sưng hậu môn và mức độ bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Cụ thể:

Viêm hậu môn: Bị sưng hậu môn uống thuốc gì? Trường hợp bệnh nhân bị sưng hậu môn do viêm hậu môn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm, kháng sinh, thuốc làm mềm phân.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc bôi hậu môn bị sưng ngoài da có tác dụng giảm sưng như Hydrocortisone.

Nứt kẽ hậu môn: Với bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nhẹ, không có u  hoặc da thừa thì có thể điều trị bằng cách tiêm Botulinum Toxin A vào cơ vòng trong hoặc vị trí có vết nứt. Nếu nứt hậu môn nặng, người bệnh sẽ thực hiện phẫu thuật cắt cơ thắt trong hậu môn.

Phương pháp điều trị hậu môn bị sưng phụ thuộc vào từng nguyên nhân. 
Phương pháp điều trị hậu môn bị sưng phụ thuộc vào từng nguyên nhân. 

Phương pháp điều trị hậu môn bị sưng phụ thuộc vào từng nguyên nhân. 

Bệnh trĩ: Sưng hậu môn bôi thuốc gì? Có rất nhiều phương pháp để điều trị sưng hậu môn do bệnh trĩ như: dùng thuốc bôi ngoài da, tiêm xơ, đốt laser, thủ thuật thắt chun, phẫu thuật lông hoặc doppler

Áp xe hậu môn: Với nguyên nhân do bệnh áp xe hậu môn, người bệnh cần điều trị phẫu thuật dẫn lưu để loại bỏ nhiễm trùng và mủ. Cùng với đó là uống thuốc kháng sinh để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn khác như: suy giảm hệ thống miễn dịch, đái tháo đường.

Rò hậu môn: Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật để có thể mở hoặc thu hẹp đường hầm truyền nhiễm ở hậu môn. 

Bệnh Crohn: Nếu bệnh không quá nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng cách uống thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Với tình trạng bệnh  nặng thì cần phẫu thuật.

Ung thư hậu môn: Ung thư hậu môn thường được điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

VI – Cách chăm sóc bệnh nhân sưng hậu môn 

Bên cạnh việc điều trị và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, khi chăm socsc người bệnh sưng hậu môn bạn cần chú ý một số điều sau trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày:

  • Kết hợp cách chữa sưng hậu môn tại nhà bằng cách có chế độ ăn thanh đạm, bổ sung đủ chất xơ trong mỗi bữa ăn; uổng đủ nước; hạn chế tối đa các thực phẩm gây kích ứng tiêu hóa như đồ ăn cay nóng, rượu bia.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cũng như môi trường sống cũng là cách làm giảm sưng hậu môn hữu hiệu. 
  • Thực hiện tình dục an toàn, tránh quan hệ qua đường hậu môn.  
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý về hậu môn do di truyền.

Hậu môn bị sưng nếu không bị thường xuyên và kéo dài thì thường không quá nguy hiểm. Người bệnh có thể khắc phục bằng các biện pháp như tắm nước ấm, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và dùng thuốc bôi hậu môn bị sưng. Tuy nhiên, nếu sưng hậu môn kéo dài gây chảy máu và gây khó khăn cho việc đại tiện thì bạn cần đi thăm khám ngay.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.