Skip to main content

Đau dạ dày thường đau ở đâu? 3 vị trí thường gặp nhất 

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đau dạ dày thường đau ở đâu? Đau dạ dày thường xảy ra ở 3 vị trí là đau vùng thượng vị, đau ở vùng giữa bụng và đau dạ dày phía trên bên trái và bên phải. Cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau nhé!

1. Tổng quan về dạ dày

Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, phần dưới nối với tá tràng, phần trên nối với thực quản. Dạ dày có 2 chức năng chính là dự trữ, co bóp nhào trộn thức ăn và chuyển hoá phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hoá.

Hình ảnh vị trí dạ dày trong cơ thể con người.
Hình ảnh vị trí dạ dày trong cơ thể con người.

Dạ dày là một bộ phận của hệ tiêu hóa, có  cấu tạo gồm 5 lớp như sau:

  • Lớp thanh mạc.
  • Tấm dưới thanh mạc.
  • Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
  • Tấm dưới niêm mạc;
  • Lớp niêm mạc.

Về hình thể, dạ dày được chia thành các phần như sau:

  • Tâm vị.
  • Ðáy vị
  • Thân vị.
  • Môn vị.

Ở dạ dày, các cơ quan thường dễ bị viêm và đau là môn vị, hang vị,  bờ cong nhỏ, phần dưới thân vị, hành tá tràng. Lý do là bởi các vị trí trên có nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori trú ngụ làm phá hủy chất nhầy bảo vệ dạ dày, tăng tiết nhiều axit dịch vị gây bào mòn và làm chết các tế bào.

II. Triệu chứng đau dạ dày là đau ở đâu?

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dày bị tổn thương gây ra các vết loét khiến người bệnh bị đau âm ỉ, quặn bụng. Ngoài các cơn đau, người bệnh gặp phải các triệu chứng khác như khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn, trào ngược…

Một số nguyên nhân gây bệnh dạ dày gồm: do nhiễm khuẩn HP; do stress căng thẳng kéo dài; chế độ ăn uống không lành mạnh; hút thuốc lá; sử dụng nhiều đồ uống kích thích, rượu bia; do một số bệnh ý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm hoặc ung thư tuyến tụy, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc vấn đề bệnh lý ở tuyến giáp…

Đau dạ dày thường đau là đau ở đâu
Đau dạ dày thường đau là đau ở đâu

Theo các bác sĩ, đau dạ dày có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó có 3 vị trí chủ yếu gồm:

  • Đau vùng thượng vị.
  • Đau ở vùng giữa bụng.
  • Đau dạ dày phía trên bên trái và bên phải.

1. Đau vùng thượng vị

Vùng thượng vị nằm ở trên rốn và phía dưới xương ức. Cơn đau dạ dày thường bắt đầu tại vùng thượng vị sau khi ăn, sau đó có thể lan rộng ra sau lưng và ngực. Hậu quả là gây đau tức ngực hoặc cơn đau kéo dài âm ỉ trong nhiều giờ.

Đi kèm với cơn đau vùng thượng vị còn có có thể xuất hiện triệu chứng nóng rát phần bụng trên, đầy bụng, ợ chua, ợ nóng, chán ăn.

Không chỉ là dấu hiệu của đau dạ dày, đau ở vùng thượng vị cũng có thể là triệu chứng của của bệnh viêm tụy, sỏi mật…

2. Đau dạ dày phía trên bên trái và bên phải

Thông thường, cơn đau dạ dày xuất hiện ở vùng thượng vị trước rồi sau đó lan rộng ra hai bên, khu vực sau lưng, đặc biệt đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái.

Đôi lúc, bệnh nhân chỉ đau bên trái hoặc phải cạnh sườn kèm theo là cảm giác đói, nóng bụng và xót ruột. Khác với đau vùng thượng vị, khi ăn no cơn đau dạ dày phía trên bên trái và bên phải lại thuyên giảm.

Đau dạ dày thì đau ở đâu
Đau dạ dày thì đau ở đâu

3. Đau dạ dày ở giữa vùng bụng

Đau dạ dày ở giữa vùng bụng dễ bị nhầm lẫn với bệnh sỏi thận, viêm tụy, viêm ruột thừa hay thoát vị rốn.

Tuy nhiên, cơn đau dạ dày ở giữa bụng xuất hiện ở xung quanh rốn, ít khi lan về bên phải hay trái của bụng. Ngoài các cơn đau quặn thắt hoặc kéo dài âm ỉ, người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu như: đầy bụng, ợ chua, buồn nôn…

IV. Đau dạ dày có nguy hiểm không? 

Nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp, đau dạ dày sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và đau dạ dày diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng khôn lường như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Hẹp môn vị.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Xuất huyết dạ dày.
  • Thủng dạ dày.
  • Ung thư dạ dày.

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng thường do vi khuẩn Hp, sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, ăn uống sinh hoạt, căng thẳng stress hoặc do tổn thương lâu ngày, acid và vi khuẩn ngày càng tấn công nhiều hơn gây viêm loét nặng…

2. Hẹp môn vị

Khi bị hẹp môn vị do đau dạ dày, bệnh nhân bị đau nhiều, nhất là khi nằm, thậm chí nôn ra thức ăn cũ từ ngày hôm trước. Tình trạng này kéo dài  khiến người bệnh xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân…

3. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày xảy ra kéo theo nhiều hệ lụy và vấn đề sức khỏe khác như: hẹp thực quản, viêm đường hô hấp,…

4. Xuất huyết dạ dày

Biến chứng xuất huyết dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bên trong dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và kéo dài. Càng kéo dài tình trạng này thì cơ thể người bệnh càng trở nên mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, thậm chí có thể tử vong.

5. Thủng dạ dày

Khi vết loét bên trong dạ dày bị acid dịch vị tấn công liên tục sẽ bị bào mòn gây thủng dạ dày. Hậu quả là thức ăn tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, người bệnh đau dữ dội nhưng không thể giảm đau.

6. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất nếu bệnh đau dạ dày không được điều trị và để kéo dài. Theo thống kê của WHO, số người tử vong vì ung thư dạ dày mỗi năm lên tới 800.000 người.

Biến chứng của đau dạ dày
Biến chứng của đau dạ dày

V. Nên làm gì khi bị đau dạ dày?

Đau dạ dày kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đi thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Khi nào đau dạ dày nên đến gặp bác sĩ?

Bệnh nhân đau dạ dày nên đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để ngừa biến chứng do đau dạ dày. Riêng với các trường hợp dưới đây nên đi cấp cứu ngay lập tức:

  • Cơn đau dữ dội như dao đâm kèm theo hiện tượng: sốc, hốt hoảng, lo lắng, nôn, mạch đập nhanh.
  • Nôn ra máu tươi.
  • Ngất.
  • Trụy tim mạch.

2. Phương pháp điều trị đau dạ dày 

Sau khi xác định được chính xác đau dạ dày đau ở đâu người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Trong điều trị đau dạ dày, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh, giảm tiết axit, kết hợp thuốc trung hòa acid. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.

3. Một số biện pháp hữu ích khi cơn đau dạ dày xuất hiện

  • Khi cơn đau xuất hiện, hãy dừng mọi công việc và hoạt động rồi nằm yên để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi.
  • Áp dụng một số biện pháp chữa đau dạ dày cấp tốc tại như: chườm bụng, massage bụng, uống nước gừng ấm, trà bạc hà, nhai cam thảo…
  • Uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel: Khi xuất hiện cơn đau dạ dày, bạn hãy uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giúp thuyên giảm cơn đau và cảm giác khó chịu.

Almagate là một hoạt chất kháng acid và cũng là thành phần chính của thuốc dạ dày Yumangel. Khi đi vào vào dạ dày, Almagate làm trung hòa acid dư của dạ dày vì vậy có thể cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh: Loét tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày, và các chứng bệnh do tăng tiết acid như ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

Liều lượng thích hợp cho người bị đau dạ dày là mỗi ngày uống 3-4 gói, mỗi lần chỉ uống 1 gói. Thời điểm uống thích hợp là trước khi đi ngủ và sau bữa ăn từ 1- 2 tiếng. Đối với các trường hợp bị buồn nôn, ợ hơi, đau rát dạ dày, trào ngược thực quản thì  người bệnh có thể uống ngay 1 gói Yumangel làm giảm ngay cảm giác khó chịu.

Uống Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

VI – Phương pháp phòng ngừa đau dạ dày

Để tránh bị “hành hạ khổ sở” bởi các cơn đau dạ dày, mỗi người nên chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân thông qua những lưu ý sau:

  • Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn; luôn ăn chín, uống sôi.
  • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa; ăn chậm, nhai kỳ; tránh ăn quá no, không để bụng quá đói.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp vì nếu dư thừa lượng chất béo sẽ gây ợ hơi, ợ chua.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng, thức uống chứa cồn, dùng chất kích thích.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh: Ngủ sớm trước 23h, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, không thức khuya thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể.
  • Sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; tránh căng thẳng, stress kéo dài vì sẽ khiến dạ dày tăng tiết  acid và tăng nguy cơ viêm loét.
Ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ giúp phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ giúp phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Đau dạ dày là đau vùng bụng, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến mật, tụy, đại tràng, thận và đường tiết niệu. Do đó việc nắm được đau bao tử thường đau ở đâu sẽ giúp tránh bị nhầm lẫn trong phát hiện và điều trị bệnh. Hy vọng với bài viết về đau dạ dày đau ở đâu sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm các triệu chứng và có phương án kiểm tra và điều trị kịp thời chứng đau dạ dày.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.