Cà tím có thành phần chứa độc tính nên rất nhiều người bị đau dạ dày thắc mắc đau dạ dày có ăn được cà tím không. Bệnh nhân đau dạ dày vẫn có thể ăn được cà tím nhưng cần chú ý chế biến và ăn đúng cách.
Mục lục
I. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của cà tím
Cà tím được trồng rộng rãi ở Việt Nam, tên khoa học là Solanum melongena L, nó thuộc họ cà tím (Solanaceae), cùng họ với khoai tây, cà chua và hồ tiêu.
Ở nước ta, cà tím còn được gọi là cà dê, cà nâu. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cà tím gồm:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Calo | 24 kcal |
Lipid | 0,2 g |
Natri | 2 mg |
Kali | 229 mg |
Carbohydrate | 6 g |
Chất xơ | 3 g |
Đường | 3,5 g |
Protein | 1 g |
Vitamin C | 2,2 mg |
Calci | 9 mg |
Sắt | 0,2 mg |
Vitamin B6 | 0,1 mg |
Magnesi | 14 mg |
Dưới đây là một số tác dụng của cà tím đối với sức khỏe con người:
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
- Ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa.
- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
- Hỗ trợ giảm cân.
- Tăng cường trí não, cải thiện trí nhớ.
- Phòng ngừa thiếu máu.
- Tốt cho mắt.
- Giúp xương chắc khỏe.
- Lợi tiểu.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
Với người có sức khỏe bình thường, tiêu thụ cà tím đúng cách mang lại nhiều lợi ích và tác dụng cho sức khỏe. Vậy người bị đau dạ dày có ăn được cà tím không? Câu trả lời chính xác sẽ có trong phần tiếp theo!
II. Đau dạ dày có ăn được cà tím không?
Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh nhân đau dạ dày nên ăn cà tím vì những lý do sau:
- Cà tím giàu vitamin và khoáng chất: Các chất khoáng kali, phốt pho, lưu huỳnh, magiê, calcium, clor, sắt, kẽm, đồng, mangan, iod; các vitamin B1, B12, PP trong cà tím giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột, đặt biệt là bệnh đau dạ dày.
- Hoạt chất chống ung thư dạ dày: Quả cà tím nhiều hoạt chất đặc biệt như Nightshade và vitamin PP có tác dụng loại bỏ và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư dạ dày và các loại ung thư khác.
- Chất nhầy: Chất nhầy trong quả cà tím có công dụng giải nhiệt, giải độc, trị các chứng viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng…
III. Hướng dẫn cách ăn cà tím đúng cho người đau dạ dày
Người bệnh đau dạ dày khi ăn cà tím cần tìm hiểu thông tin để biết cách ăn đúng đảm bảo nhận được tối đa lợi ích từ loại quả này. Dưới đây là một số lưu ý:
1. Lượng cà tím nên ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều cà tím, chỉ nên ăn tối đa 250g cà tím/lần. Không ăn cà tím liên tục trong vài ngày, không nên ăn quá 3 lần/tuần.
Không nên ăn quá nhiều cà tím vì hợp chất solanine trong loại quả này sẽ gây kích ứng mạnh mẽ trung tâm hô hấp, có thể gây mê và ngộ độc.
2. Chế chế biến cà tím đúng cách
Để chế biến cà tím đúng cách, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Ngâm cà tím với nước muối loãng và vài giọt giấm: Để loại bỏ hết độc tố trong cà tím xanh.
- Hạn chế đồ chiên, rán: Chế biến cà tím dưới dạng chiên rán có thể làm mất đi 50% chất dinh dưỡng trong cà tím.
- Không nấu ở nhiệt độ quá cao: Nhiệt độ quá cao sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím và tăng lượng độc tố.
3. Lưu ý khác
Một số lưu ý quan trọng khác khi ăn cà tím là:
- Ăn cả vỏ: Vỏ cà tím rất giàu vitamin B, giúp hỗ trợ hấp thụ vitamin C trong cơ thể.
- Không ăn chung với tôm càng: Nếu ăn cà tím cùng tôm càng sẽ rất dễ bị khó tiêu, đầy bụng.
- Lựa chọn cà tím: Nên chọn quả cà tím còn non và tươi, không quá già hoặc đã bị dập, héo. Cà tím càng già thì độc tính càng lớn.
IV. 4 món ăn từ cà tím tốt cho người bị đau dạ dày
Dưới đây là một số món ăn từ cà tím giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của bệnh nhân đau dạ dày, bạn có thể tham khảo:
1. Cà tím bung đậu thịt
Cà tím bung đậu thịt vừa thơm ngon vừa đậm vị, cách nấu lại vô cùng đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 2 quả cà tím, 3 quả cà chua, 200g thịt ba chỉ, 2 miếng đậu hũ, hành lá, tỏi, hành tím, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Cà tím rửa sạch rồi cắt thành từng khúc sau đó cho vào ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ hết nhựa, tránh khi nấu bị thâm đen. Thịt ba chỉ cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn. Hành lá rửa rồi cắt nhỏ; hành tím và tỏi bỏ vỏ rồi băm nhuyễn; cà chua cắt múi cau.
- Cách nấu: Cho đậu hũ vào chiên vàng. Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn rồi đun nóng sau đó cho hành tím và tỏi băm vào phi cho thơm. Tiếp tục cho hành tím vào xào khoảng 5 – 6 phút thì cho thêm 2/3 lượng cà chua cắt múi cau vào xào chung. Nêm nếm gia vị rồi thêm vào khoảng 1 chén nhỏ nước lọc rồi đun thêm 3 – 4 phút. Sau đó bạn tiếp tục cho phần thịt lợn vào đun cho đến khi săn lại thì đổ nước ngập xâm xấp cà. Khi nước sôi cho đậu vào đun thêm khoảng 3 – 5 phút nữa thì nêm gia vị lại lần nữa là hoàn thành.
2. Cà tím om lươn
Cà tím om lươn có vị ngọt của lươn và cà tím, vị thơm của riềng và nghệ vô cùng hấp dẫn. Cách nấu như sau:
- Chuẩn bị: 250g thịt lươn, 200g cà tím, 100g thịt ba chỉ, 1 miếng đậu hũ non, sả, riềng, nghệ, húng lìu, bột năng.
- Sơ chế nguyên liệu và ướp: Lươn cắt thành miếng vừa ăn, cho vào ướp cùng húng lìu rượu để giảm mùi tanh. Cho lươn vào ướp cùng hạt nêm, bột ngọt, rượu hoa tiêu và dầu mè trong ít phút. Thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn rồi cho vào luộc qua với nghệ và muối cho thấm gia vị. Cà tím làm sạch rồi cắt miếng, ướp với nước nghệ và hạt nêm trong 2 phút.
- Chiên nguyên liệu: Lăn cà tím bột năng rồi cho vào chiên vàng. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn rồi cũng đem chiên vàng. Trải thịt lươn ra rồi cho thịt ba chỉ vào cuộn lại rồi cố định bằng hành tươi đêm chiên vàng.
- Cách nấu: Cho riềng, sả vào nồi nước cùng lươn om trong 10 phút. Thêm đậu hũ, cà tím và nước bột năng cho sánh lại, nêm nếm gia vị là hoàn thành món ăn.
3. Cà tím nấu sườn heo
Canh cà tím nấu sườn heo thanh mát và ngon ngọt ăn kèm cơm trắng sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của người đau dạ dày. Cách nấu cụ thể như sau:
- Nguyên liệu: 300g sườn heo, 2 quả cà tím, hành lá, hành tím, gia vị.
- Sơ chế và ướp xương: Sườn heo sau khi mua về bạn chặt thành miếng vừa ăn rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bớt mùi hôi. Ướp sườn với hành tím, muối, bột ngọt và hạt nêm trong 30 phút xương thấm gia vị.
- Sơ chế các nguyên liệu khác: Cà tím rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn, nên ngâm vào nước muối loãng để tránh bị thâm đen. Hành lá làm sạch rồi cắt nhỏ. Hành tím bóc bỏ vỏ sau đó băm nhỏ.
- Nấu canh: Cho dầu ăn vào nồi đun nóng lên, cho hết xương vào xào sơ khoảng 2 phút hoặc khi thấy xương săn lại. Đổ vào nồi xào xương 1,5 lít nước và đun sôi để hầm xương trong 20 phút. Tiếp tục cho cà tím, nêm nêm gia vị và đun thêm 5 phút nữa. Cho hành lá vào là hoàn thành món ăn.
4. Cà tím hấp xì dầu
Cà tím hấp xì dầu mềm ngọt với nước sốt xì dầu sánh mình kích thích vị giác giúp người bệnh đau dạ dày ăn ngon miệng hơn.
- Chuẩn bị: 500g cà tím, hành lá, chanh, tỏi, xì dầu, dầu hào, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Cà tím bổ sôi, ngâm trong nước muối loãng 5 phút. Hành lá bỏ rễ và băm nhuyễn; tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn. Chanh cắt thành 6 lát mỏng, còn lại vắt lấy nước.
- Hấp cà tím: Cho cà tím vào nồi khoảng 15 phút.
- Làm sốt xì dầu: Đun nóng dầu ăn trên chảo rồi cho tỏi vào phi thơm. Tiếp tục cho dầu hào, xì dầu và đường vào đảo đều đun cho đến khi sôi. Cho hành lá vào, nêm nếm lại theo khẩu vị là hoàn thành.
V. Thuốc dạ dày Yumangel – giải pháp hiệu quả cho người đau dạ dày
Khi nhận thấy cơ thể đang gặp phải một trong các dấu hiệu đau dạ dày như: ợ chua, ợ nóng, đau ở thượng vị, cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ mỗi khi quá đói hoặc quá no; đầy bụng, chướng hơi, không tiêu hóa được, nôn, buồn nôn, bạn nên đi thăm khám để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.
Để giảm nhanh cơn đau dạ dày, bạn có thể tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Với thành phần chính có trong sản phẩm là hoạt chất Almagate 1g có tác dụng trung hòa acid dịch vị dư và tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Sử dụng thuốc dạ dày Yumangel giúp giảm nhanh những cơn đau, ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit, buồn nôn, nôn… chỉ sau 5 – 10 phút. Người bệnh có thể dùng thuốc dạ dày Yumangel khi xuất hiện những cơn đau hoặc sau ăn từ 1 đến 2 giờ để bảo vệ dạ dày tốt hơn.
Thuốc dạ dày chữ Y có vị bạc hà dễ uống và được chia thành những gói nhỏ tiện dụng. Bạn có thể dễ dàng mang đi xa và sử dụng ở bất cứ đâu bởi không cần pha với nước.
Tóm lại với câu hỏi đau dạ dày có ăn được cà tím không, người bệnh được ăn nhưng cần chú ý ăn đúng cách với lượng tối đa 250g/lần ăn và với tần suất tối đa 3 lần/tuần.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...