Măng là món ăn ngon miệng, nhưng vì chứa một số chất có hại đối với dạ dày nhiều người thắc mắc bị đau dạ dày ăn măng được không. Câu trả lời là không và lý do sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây!
Mục lục
- I. Thành phần dinh dưỡng của măng
- II. Người bị đau dạ dày ăn măng được không?
- III. 4 lý do người bị đau dạ dày không nên ăn măng
- IV. Thực phẩm khác người bị đau dạ dày cần tránh/hạn chế
- V. Ngoài bệnh nhân đau dạ dày, những người nào không nên ăn măng?
- VI. Cách chế biến và ăn măng để tránh ảnh hưởng sức khỏe
I. Thành phần dinh dưỡng của măng
Măng là từ chỉ chung của các loại mầm mới mọc của tre, trúc, nứa… Thành phẩm thường gặp của loại củ này bao gồm: Măng tươi, măng ngâm tỏi ớt, măng khô, măng chua,…
Thông thường, thành phần dinh dưỡng trong 1 củ măng sẽ bao gồm: Chất đạm, chất xơ, đường, tinh bột, nước. Tùy vào nguồn gốc của măng mà tỉ lệ các thành phần này sẽ có sự khác biệt. Ngoài ra, măng còn chứa một số vi chất như sắt, canxi, photpho…
Cụ thể, trong 100g măng có chứa thành phần dưỡng chất với giá trị như sau:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Calo | 27 kcal |
Lipid | 0,3 g |
Chất béo bão hoà | 0,1 g |
Natri | 4 mg |
Kali | 533 mg |
Carbohydrate | 5 g |
Chất xơ | 2,2 g |
Đường cát trắng | 3 g |
Protein | 2,6 g |
Vitamin C | 4 mg |
Calci | 13 mg |
Sắt | 0,5 mg |
Vitamin B6 | 0,2 mg |
Magnesi | 3 mg |
Măng chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn với hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, với bệnh nhân đau dạ dày thì sao, có nên ăn măng không? Theo dõi câu trả lời ngay bên dưới đây bạn nhé!
II. Người bị đau dạ dày ăn măng được không?
Người có sức khỏe bình thường ăn măng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh, đặc biệt là người mắc các vấn đề về dạ dày, việc ăn măng có thể gây nhiều tác động tiêu cực đối với dạ dày.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị đau dạ dày nói riêng và người bệnh dạ dày không nên ăn măng tươi và cả các sản phẩm từ củ măng. Lý do cụ thể sẽ được giải đáp chi tiết ở phần 3.
III. 4 lý do người bị đau dạ dày không nên ăn măng
Theo nhận định từ các chuyên gia, tốt nhất bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn măng, kể cả đó là măng tươi hay các thành phẩm từ củ măng. Dưới đây là lý do:
1. Do măng chứa glucozit
Glucozit trong măng khi nạp vào dạ dày sẽ thủy phân thành axit HCN, khiến những tổn thương từ căn bệnh đau dạ dày ngày càng lan rộng hơn.
Bên cạnh đó, HCN còn là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngộ độc khi ăn măng, điển hình nhất chưa được nấu kỹ hoặc do thói quen uống nước măng.
2. Chất xơ trong măng khó tiêu
Chất xơ trong măng rất khó tiêu hóa. Măng càng già thì chất xơ càng nhiều. Khi mà chất xơ tồn tại trong dạ dày quá lâu sẽ gây áp lực cho dạ dày, gây ra các cơn đau.
Ngoài ra, chất xơ còn dễ lên men, sinh ra khí, khiến người bệnh bị đầy bụng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua…
3. Chứa nhiều vi sinh vật lên men
Măng khi được muối chua có chứa vi sinh vật có khả năng lên men. Vì thế, khi ăn măng chua, vết loét dạ dày có thể nặng hơn.
Qua những lý giải ở trên, có thể thấy ăn măng khiến các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày ngày càng nặng hơn.
4. Măng chứa một số chất kích ứng dạ dày
Thành phần của măng còn có chứa một số chất kích ứng dạ dày. Dạ dày của người đau dạ dày rất nhạy cảm nên khi ăn măng có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, đầy hơi.
IV. Thực phẩm khác người bị đau dạ dày cần tránh/hạn chế
Đối với người đau dạ dày, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Vì thế, bạn không nên sử dụng các thực phẩm gây hại cho dạ dày, trong đó có măng và các thực phẩm dưới đây:
1. Dưa cà, hành muối
Dưa cà và hành muối đều là thức ăn có độ acid cao gây ra kích thích cho dạ dày dẫn đến nóng rát thượng vị, cồn cào bụng, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu… Đặc biệt, bệnh nhân viêm loét dạ dày nếu thường xuyên ăn dưa cà và hành muối còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
2. Món ăn cay nóng
Các món ăn cay nóng gây tăng tiết acid dạ dày, khiến vết loét trong dạ dày trầm trọng hơn. Thực phẩm cay nóng cũng gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm nặng hơn cơn đau dạ dày.
Vì vậy, người bị đau dạ dày nên kiêng ăn kim chi, mì cay, tỏi, ớt, tiêu, mù tạt, hạt tiêu, hành lá…
3. Các loại hoa quả chua
Các loại hoa quả chua như: xoài, cóc, khế chua, nhót, dứa…đều có tính acid cao. Khi người bị đau dạ dày ăn vào sẽ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày và khiến cho triệu chứng của bệnh nặng hơn.
4. Đồ ăn giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo gây mất cân bằng pH, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón.
Do đó, bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế ăn thịt mỡ, khoai tây/khoai lang chiên, mỡ động vật, bơ, phô mai, thức ăn nhanh và chế biến sẵn như gà rán, xúc xích, lạp xưởng…
5. Đồ ngọt
Thường xuyên ăn đồ ngọt có thể khiến cơn đau dạ dày dữ dội hơn, tăng cảm giác buồn nôn, nôn nhiều. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày hãy hạn chế ăn kẹo, bánh, sữa đặc, bánh kem, socola, hoa quả đóng hộp…
6. Mì tôm
Mì tôm có hàm lượng carbohydrate cao cùng với đó dầu mỡ, chất bảo quản. Do đó, nếu ăn mì tôm sẽ gây gánh nặng cho dạ dày, dẫn tới rối loạn chức năng dạ dày và xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
7. Bún, phở
Cả bún và phở đều được làm từ tinh bột đã lên men, có vị chua không tốt cho dạ dày. Nếu ăn quá nhiều phở sẽ có hại cho tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, làm nặng hơn tình trạng đau dạ dày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị đau dạ dày vẫn có thể ăn bún và phở nhưng không nên ăn nhiều. Nếu thích ăn, chỉ nên ăn từ 1- 2 lần/tuần.
V. Ngoài bệnh nhân đau dạ dày, những người nào không nên ăn măng?
Mặc dù đây là loại củ được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, tuy nhiên, bên cạnh những người bị đau dạ dày, nếu thuộc những đối tượng sau đây, tốt nhất bạn cũng không nên sử dụng măng trong các bữa ăn.
1. Phụ nữ có thai
Không thua gì ngải cứu và dứa, măng cũng được xem là thực phẩm cấm kỵ sử dụng khi mang thai.
Bởi trên thực tế, hàm lượng HCN sinh ra khi ăn măng có thể đẩy thai ra ngoài, dễ dẫn đến khả năng sảy thai hoặc sinh non. Do vậy, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng măng.
2. Người bị bệnh gút
Khi ăn măng, nhất là măng chua, người bị gút sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu. Bởi vì củ măng sẽ làm cho lượng axit uric trong máu tăng lên đột biến.
3. Trẻ tuổi dậy thì
Mặc dù măng cũng chứa những chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, nhưng trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì cũng không nên ăn loại củ này.
Bởi vì, măng chứa axit oxalic, loại axit này sẽ khiến trẻ khó hấp thụ một số chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển như: Magie, canxi, kẽm…
4. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Không chỉ chứa một số độc tố gây hại cho dạ dày, măng còn chứa chất xơ khó tiêu nên người bị viêm dạ dày, loét dạ dày và tá tràng, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
5. Người bị bệnh thận
Măng giàu canxi nên không có lợi cho sức khỏe và tình trạng bệnh của bệnh nhân thận mạn tính và suy thận.
6. Đối tượng khác
Ngoài những đối tượng trên, khi mắc phải các bệnh như: Cao huyết áp, tiểu đường,… Hoặc khi đang trong quá trình hồi phục sức khỏe, lúc này bạn cũng nên kiêng ăn măng.
VI. Cách chế biến và ăn măng để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Khi ăn và chế biến măng, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây để tránh gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe:
1. Luộc kỹ và rửa sạch
Luộc măng thật kỹ và rửa lại nhiều lần với nước sách để làm giảm độc tố cyanide trong măng. Điều này giúp giảm nguy cơ hình thành axit cyanhydric và nguy cơ gây hại cho dạ dày.
2. Hạn chế ăn măng quá nhiều và thường xuyên
Măng chứa một số độc tố gây hại và nhiều chất xơ nên nếu ăn quá nhiều và thường xuyên có thể tăng nguy cơ bít tắc ruột.
3. Tránh ăn măng xổi hoặc măng ngâm giấm
Ngâm măng với giấm giúp tăng hương vị nhưng lại có thể tạo ra độc tố cyanide, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trường hợp măng ngâm giấm nhưng không chua, độc tố sẽ càng nghiêm trọng.
Không chỉ vậy, cả giấm chua hoặc muối gây kích thích dịch vị dạ dày, khiến tổn thương niêm mạc dạ dày nghiêm trọng hơn.
Để cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày, cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu cần giải pháp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Với thành phần chính là hoạt chất Almagate, Yumangel có tác dụng chính là trung hòa axit dịch vị. Đồng thời, sản phẩm còn có thể tạo ra lớp màng nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Qua đó, giúp các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày nhanh chóng thuyên giảm.
Như vậy, bài viết đã đưa ra câu trả lời là KHÔNG cho thắc mắc đau dạ dày ăn măng được không. Đồng thời cung cấp nhiều thông tin hữu ích khác về những thực phẩm có thể gây hại cho dạ dày khiến tình trạng bệnh đau dạ dày nặng hơn. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn!
Nếu bạn còn băn khoăn gì về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau dạ dày, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua Tổng đài miễn cước 1800 1125 để được giải đáp chi tiết nhất.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…