Đau bụng trên rốn nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể, từ những rối loạn tiêu hóa thông thường đến các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Trong bài viết này, Yumangel sẽ cùng bạn giải mã vùng bụng nhạy cảm này!

I. Đau bụng trên rốn là gì?

Đau bụng trên rốn là tình trạng đau xuất hiện giữa xương sườn và rốn, liên quan đến các cơ quan như dạ dày, tụy, gan, lách, túi mật… Không chỉ là một cảm giác đau đơn thuần, đau bụng trên rốn là một tập hợp các triệu chứng đa dạng, có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:

  • Đau âm ỉ: Cảm giác đau nhẹ, kéo dài, gây khó chịu, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
  • Đau tức bụng: Cảm giác căng trướng, đầy hơi, khó tiêu ở vùng bụng trên rốn.
  • Đau nóng rát: Cảm giác bỏng rát, cồn cào ở vùng thượng vị, thường liên quan đến axit dạ dày.
  • Đau quặn thắt: Cơn đau đến nhanh, dữ dội, rồi giảm dần, thường do co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa.
  • Đau nhói: Cơn đau sắc nhọn, xuất hiện đột ngột, có thể là dấu hiệu của tổn thương hoặc viêm nhiễm.
Đau bụng trên rốn thường xuất hiện giữa xương sườn và rốn

Đau bụng trên rốn thường xuất hiện giữa xương sườn và rốn

Đọc thêm: Đau bụng cạnh rốn bên trái do đâu? Nguy hiểm không?

II. Vị trí đau và các cơ quan liên quan

Vị trí chính xác của cơn đau có thể cung cấp những thông tin quan trọng về nguyên nhân gây bệnh:

  • Vùng thượng vị (giữa bụng trên rốn): Thường liên quan đến dạ dày, thực quản dưới, tá tràng (phần đầu ruột non), hoặc hệ thống đường mật.
  • Vùng hạ sườn phải (bên phải bụng trên rốn): Gợi ý đến các vấn đề về gan, túi mật, ống mật.
  • Vùng hạ sườn trái (bên trái bụng trên rốn): Liên quan đến dạ dày, tụy, lách, hoặc phần trên của đại tràng.

III.  Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn từ thường gặp đến nghiêm trọng

Dưới đây là danh sách các nguyên nhân phổ biến gây đau bụng trên rốn, được phân loại theo nhóm bệnh lý để bạn dễ dàng theo dõi (1).

1. Nhóm bệnh lý tiêu hóa

Khó tiêu (Dyspepsia)

  • Triệu chứng: đau bụng trên rốn (nóng rát, tức bụng, đầy hơi), ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, cảm giác no sớm dù ăn ít.
  • Nguyên nhân: ăn uống không khoa học (đồ cay nóng, dầu mỡ, rượu bia), căng thẳng, hút thuốc lá.
  • Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng, nội soi dạ dày nếu cần.

Viêm loét dạ dày tá tràng

  • Triệu chứng: đau bụng trên rốn sau ăn hoặc khi đói, ợ chua, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Nguyên nhân: nhiễm vi khuẩn HP, dùng thuốc NSAIDs, căng thẳng, rượu bia.
  • Biến chứng: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị.
  • Chẩn đoán: nội soi dạ dày, xét nghiệm HP.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

  • Triệu chứng: đau bụng trên rốn kèm theo rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai).
  • Nguyên nhân: căng thẳng, nhiễm trùng đường ruột, yếu tố di truyền.
  • Chẩn đoán: tiêu chuẩn Rome IV, loại trừ bệnh lý khác.

Tắc ruột

  • Triệu chứng: đau bụng từng cơn, nôn ra thức ăn hoặc dịch mật, chướng bụng, bí trung đại tiện.
  • Nguyên nhân: dính ruột, khối u, thoát vị nghẹt, lồng ruột.
  • Biến chứng: hoại tử ruột, nhiễm trùng huyết.
  • Chẩn đoán: X-quang bụng, CT scan.
Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng

2. Nhóm bệnh lý gan mật

Sỏi mật

  • Triệu chứng: đau hạ sườn phải, lan lên vai phải, đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu sau ăn dầu mỡ.
  • Biến chứng: viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp.
  • Chẩn đoán: siêu âm bụng, xét nghiệm máu.

Viêm túi mật cấp

  • Triệu chứng: đau dữ dội hạ sườn phải, sốt, buồn nôn, ấn đau vùng túi mật.
  • Nguyên nhân: sỏi mật gây tắc ống túi mật.
  • Biến chứng: thủng túi mật, viêm phúc mạc.
  • Chẩn đoán: siêu âm bụng, xét nghiệm máu.

Viêm gan

  • Triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, vàng da, đau bụng hạ sườn phải.
  • Nguyên nhân: viêm gan virus, rượu, thuốc.
  • Chẩn đoán: xét nghiệm máu, siêu âm, sinh thiết gan.
Các vấn đề liên quan đến gan cũng gây đau bụng trên rốn

Các vấn đề liên quan đến gan cũng gây đau bụng trên rốn

3. Nhóm bệnh lý tuyến tụy

Viêm tụy cấp

  • Triệu chứng: đau dữ dội vùng thượng vị, lan ra sau lưng, buồn nôn, chướng bụng, sốt.
  • Nguyên nhân: sỏi mật, rượu, tăng triglyceride.
  • Biến chứng: sốc, suy hô hấp, viêm tụy hoại tử.
  • Chẩn đoán: xét nghiệm amylase, lipase, CT scan.

Ung thư tuyến tụy

  • Triệu chứng: đau âm ỉ vùng thượng vị, sụt cân không rõ nguyên nhân, vàng da, tiêu chảy phân mỡ.
  • Yếu tố nguy cơ: hút thuốc, béo phì, viêm tụy mạn.
  • Chẩn đoán: CT scan, MRI, sinh thiết.

4. Các nguyên nhân khác

Căng cơ bụng

  • Triệu chứng: đau nhức, co cứng cơ bụng.
  • Nguyên nhân: chấn thương, nâng vật nặng.
  • Chẩn đoán: khám lâm sàng, siêu âm.
Căng cơ bụng gây đau nhức, co cứng cơ bụng

Căng cơ bụng gây đau nhức, co cứng cơ bụng

Đau bụng thai kỳ

  • Triệu chứng: cơn đau xuất hiện đột ngột, lặp lại thường xuyên.
  • Nguyên nhân: sự thay đổi của cơ thể trong thai kỳ khiến cơ bụng bị co kéo.
  • Lưu ý: cần khám bác sĩ để theo dõi tình trạng.

III. Đau bụng trên rốn cảnh bảo bệnh gì?

Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như sau:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Khó tiêu.
  • Thoát vị.
  • Sỏi mật.
  • Tắc ruột.
  • Lách to.
  • Viêm phúc mạc.
  • Bệnh lý về gan: viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính, ung thư gan.
  • Các bệnh về tuyến tụy: viêm tụy, ung thư tuyến tụy.
  • Các bệnh lý về thận và đường tiết niệu trên: sỏi thận, viêm thận bể thận.
  • Các bệnh lý liên quan đến tim và phổi: viêm phổi, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Trường hợp nghi ngờ triệu chứng đau bụng trên rốn là dấu hiệu bệnh lý, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.

Nếu đau bụng trên rốn liên quan đến bệnh lý dạ dày, bạn có thể giảm đau nhanh bằng việc sử dụng Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Sản phẩm có tác dụng trung hòa acid dịch vị, bao phủ niêm mạc dạ dày nên giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Như vậy, dạ dày của bạn sẽ êm ái, dễ chịu hơn để tiếp tục với công việc, sinh hoạt hằng ngay.

Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel giúp trung hòa acid dịch vị

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp trung hòa acid dịch vị

IV. Đau bụng trên rốn có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau bụng trên rốn do hội chứng khó tiêu gây ra không phải là vấn đề đáng lo ngại, có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp dùng thuốc theo tư vấn của bác sĩ.

Tuy nhiên, cơn đau bụng trên rốn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: viêm túi mật cấp, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan cấp…  Đây đều là các bệnh lý nguy hiểm và nghiêm trọng, nếu không điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.

Trường hợp cơn đau bụng trên rốn kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác. 

Cần thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp

Cần thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp

Đặc biệt, cần thăm khám ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng cảnh báo bệnh lý dưới đây:

  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài phân có máu.
  • Chóng mặt
  • Sụt cân bất thường.
  • Khó thở.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Sờ thấy khối u vùng bụng.
  • Sốt cao.

V. Phương pháp chẩn đoán đau bụng trên rốn

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng trên rốn, người bệnh cần thực hiện thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa.

1. Thăm khám lâm sàng

Với phương pháp thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp một số thông tin về triệu chứng gặp phải. Cụ thể như:

  • Thời điểm khởi phát cơn đau.
  • Mức độ đau.
  • Tần suất đau. 
  • Vị trí đau. 

2. Thăm khám cận lâm sàng

Một số xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng có thể được bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện bao gồm:

  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Là thực hiện nội soi thực quản, dạ dày và tá tràng giúp phát hiện những tổn thương bên trong các cơ quan này nếu có.
  • Nội soi đường tiêu hóa dưới: Kiểm tra các vấn đề như polyp, chảy máu hoặc ung thư đại trực tràng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng trên rốn như viêm tụy, viêm ruột thừa, viêm túi mật, ung thư.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các bất thường ở những cơ quan nghi ngờ gây đau bụng trên rốn. 
  • Siêu âm bụng: Sàng lọc các vấn đề tổn thương ở bụng, ví dụ như viêm tụy, sỏi mật, sỏi thận.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng, cụ thể là gan, túi mật, tụy…
  • Chụp X-quang: Chẩn đoán các bệnh lý như tắc ruột, thủng ruột…
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Kiểm tra chủ yếu về hệ thống đường mật và tụy. 
Siêu âm bụng sàng lọc các vấn đề tổn thương ở bụng

Siêu âm bụng sàng lọc các vấn đề tổn thương ở bụng

VI. Cách điều trị đau bụng trên rốn

Phương pháp điều trị cơn đau bụng ở trên rốn sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân được chẩn đoán. 

Theo đó, với các trường hợp đau bụng trên rốn do nguyên nhân khó tiêu thường gặp, bệnh nhân  có thể thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hoặc sử dụng  thuốc kháng axit không kê đơn (OTC). Trường hợp triệu chứng đau bụng không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Với nguyên nhân gây đau bụng trên rốn do bệnh lý, tùy theo bệnh lý mà người bệnh mắc phải bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả – phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng và nghiêm trọng hơn.

VII. Giải pháp phòng tránh đau bụng trên rốn

Bạn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng đau bụng trên rốn bằng cách tuân thủ một số nguyên tắc trong ăn uống và sinh hoạt dưới đây:

  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước trong ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi đi vệ sinh và  trước khi ăn để tránh lây lan vi khuẩn từ bàn tay vào thức ăn. Từ đó giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm gây đau bụng đi ngoài.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau xanh, củ quả…
  • Tránh ăn đồ chiên rán, thức ăn nhanh vì nhiều dầu mỡ, chất bảo quản gây khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Hình thành thói quen ăn chậm nhai kỹ gây áp lực lên dạ dày, hỗ trợ phòng tránh chứng khó tiêu.
  • Không nên vừa ăn vừa xem phim, đọc sách; không nên đi ngủ, đi nằm, tắm, làm việc hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn no.
  • Sau bữa ăn, bạn nên thư giãn hoặc đi lại nhẹ nhàng để giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng và hiệu quả.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế đối đa rượu bia, không hút thuốc lào, thuốc lá. 
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng, tăng cường nhu động ruột và tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

Triệu chứng đau bụng trên rốn có thể là do nguyên nhân ăn uống không khoa học nhưng cũng có thể do nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ra. Việc thăm khám là điều cần thiết khi cơn đau không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *