Đau bụng lúc sáng sớm – dấu hiệu cảnh báo 15 chứng bệnh nguy hiểm

Bạn có thường xuyên bị đánh thức bởi những cơn đau bụng lúc sáng sớm? Liệu đó chỉ là một vấn đề tiêu hóa nhỏ, hay là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng? Bài viết này của Yumangel sẽ giúp bạn khám phá 15 nguyên nhân và cách nhận biết các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm.

I. Đau bụng lúc sáng sớm là gì?  

Đau bụng lúc sáng sớm là tình trạng các cơn đau bụng xuất hiện vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, có thể là cảm giác đau âm ỉ, tức bụng, quặn thắt, hoặc đau nhói ở vùng bụng, xuất hiện ngay sau khi thức dậy hoặc trong vòng vài giờ sau đó.

Tình trạng đau bụng lúc sáng sớm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bạn bị đầy bụng, có nhu cầu đi vệ sinh hoặc cũng có thể là do bệnh lý sỏi mật và các chứng bệnh khác ở đường tiêu hóa.

Đau bụng lúc sáng sớm xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Đau bụng lúc sáng sớm xuất phát từ nhiều nguyên nhân

II. Vì sao thường đau bụng vào buổi sáng?

Có nhiều yếu tố có thể giải thích cho hiện tượng này:

  • Dạ dày trống rỗng: Sau một đêm dài, dạ dày thường trống rỗng, axit dạ dày có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau.
  • Tích tụ axit dạ dày: Trong khi ngủ, quá trình tiêu hóa vẫn diễn ra, và axit dạ dày có thể tích tụ lại, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Khi bị dư axit dạ dày, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, giúp trung hòa axit nhanh chóng và bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm đau hiệu quả.
  • Nhu động ruột tăng lên: Vào buổi sáng, nhu động ruột thường tăng lên để chuẩn bị cho việc đào thải chất thải, có thể gây ra các cơn co thắt và đau bụng.
  • Thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone trong cơ thể vào buổi sáng cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiêu hóa và gây ra đau bụng.
Khi bị dư axit dạ dày, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, giúp trung hòa axit nhanh chóng

Khi bị dư axit dạ dày, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, giúp trung hòa axit nhanh chóng

Có thể bạn quan tâm: Đau bụng khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?

III. Đau bụng lúc sáng sớm – dấu hiệu cảnh báo 15 chứng bệnh nguy hiểm

Cơn đau bụng lúc sáng sớm xuất hiện tưởng chừng như không có gì đáng lo nhưng lại có thể là dấu hiệu tiềm ẩn những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và những chứng bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan nếu triệu chứng đau bụng không thuyên giảm.

Danh sách 15 chứng bệnh nguy hiểm được cảnh báo bởi triệu chứng đau bụng lúc sáng sớm gồm:

1. Trào ngược axit  dạ dày thực quản – GERD

GERD là hiện tượng axit và các thành phần khác bên trong dạ dày di chuyển ngược lên phía bộ phận thực quản gây ra c nóng rát ở vùng ngực và cổ họng.

Những người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể đau bụng, thường là ở bụng trên và giữa bụng. Bệnh có thể gây ra các biến chứng viêm thực quản mạn tính, ung thư thực quản, u thực quản nếu không được điều trị. 

2. Loét dạ dày

Loét dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị loét gây ra các cơn đau rát âm ỉ ở khoảng trống giữa ngực và rốn. 

Cơn đau do viêm loét dạ dày có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng sẽ tăng lên khi bạn vừa ngủ dậy và dạ dày trống rỗng.

Viêm loét dạ dày có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Viêm loét dạ dày có thể xảy ra bất cứ lúc nào

3. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng bề mặt niêm mạc dạ dày bị viêm và tổn thương hoặc bào mòn do vi khuẩn hoặc các tác nhân khác. Bệnh có thể gây đau ở vùng bụng trên (vùng thượng vị) đột ngột hoặc âm ỉ, có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và đầy hơi

Một số triệu chứng khác khi bị viêm dạ dày như: chán ăn, khó chịu trong bụng, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng… 

4. Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày, ruột non và đại tràng bị viêm do vi rút hoặc vi khuẩn tấn công hệ dạ dày. Bệnh gây ra đau bụng, nôn, tiêu chảy, có thể kèm sốt.

5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây đau ở phía dưới bên trái hoặc phải của dạ dày. Một số triệu chứng khác kèm theo gồm tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, khó tiêu, có chất nhầy trong phân… 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng kích thích ruột như do một số thực phẩm hoặc tâm lý căng thẳng. Do đó, bạn dễ bị đau bụng lúc sáng sớm nếu tâm lý căng thẳng hoặc ăn một số thức ăn chiên rán, làm từ bơ sữa, nước ngọt có ga… (1)

6. Viêm ruột

Bệnh viêm ruột (IBD) là thuật ngữ 2 tình trạng là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Cả hai bệnh lý này đều có thể gây nên những cơn đau bụng ở vùng quanh rốn hoặc bụng dưới bên phải, một số người bị đau bụng nhiều vào buổi sáng.

  • Bệnh Crohn: Ngoài đau bụng còn nên một số triệu chứng khác như sụt cân, tiêu chảy, thiếu máu, buồn nôn, mệt mỏi. 
  • Bệnh viêm loét đại tràng: Không chỉ gây đau bụng, bệnh còn khiến người bệnh bị sụt cân, tiêu chảy ra máu, đi vệ sinh liên tục. 
Các bệnh lý dạ dày

Các bệnh lý dạ dày

7. Viêm túi thừa

Đây là tình trạng 1 túi nhỏ phát triển trong thành ruột già bị nhiễm trùng hoặc bị viêm. Viêm túi thừa gây đau ở vùng bụng dưới bên trái cùng với đó là các triệu chứng khác như táo bón, nôn mửa, sốt…

Viêm túi thừa cũng là nguyên nhân gây đau bụng buổi sáng, tình trạng cải thiện hơn sau khi bạn xì hơi hoặc đi vệ sinh. 

8. Viêm tụy 

Viêm tuyến tụy cũng có thể sẽ gây đau ở vùng bụng trên với các cơn đau lan tỏa ra từ lưng. 

Đôi khi người bệnh còn cảm thấy vùng bụng dưới khó chịu hơn sau khi ăn sáng. Một số triệu chứng khác như sốt, nôn mửa, buồn nôn…

9. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu ở nữ giới gây ra các cơn đau bụng vào buổi sáng hoặc về đêm. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như sốt, đau khi giao hợp, đau khi đi tiểu, đau vùng chậu dưới, âm đạo tiết dịch bất thường.

10. Viêm túi thừa đại tràng

Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng dưới lúc sáng sớm thì có thể là đang bị viêm túi thừa đại tràng.

Bệnh lý này xảy ra khi 1 túi nhỏ phát triển trong thành ruột già bị nhiễm trùng hoặc viêm gây đau ở vùng bụng dưới bên trái. Các triệu chứng khác có thể xảy ra như táo bón, nôn mửa, sốt.

11. Táo bón 

Táo bón (đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần) khiến khí bị kẹt trong đường ruột gây ra các cơn đau nghiêm trọng ở vùng bụng dưới vào nhiều thời điểm khác nhau, nhất là vào buổi sáng.

Táo bón nếu không điều trị và trở thành mãn tính có thể gây biến chứng như chảy máu hoặc nhiễm trùng, cần nhập viện gấp.

Táo bón gây ra các cơn đau nghiêm trọng ở vùng bụng dưới

Táo bón gây ra các cơn đau nghiêm trọng ở vùng bụng dưới

12. Sỏi mật

Sỏi mật là tình trạng chất dịch lắng đọng lại trong túi mật và gây ra sỏi. Một số trường hợp bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng ở những người khác có thể bị đau dữ dội ở bụng trên hoặc phần bụng giữa bên dưới xương ức.

13. Chứng khó tiêu chức năng 

Hội chứng khó tiêu chức năng có thể gây đau bụng trên kèm theo buồn nôn và đầy hơi. Cơn đau bụng do khó tiêu có thể xuất hiện sau khi ăn. 

Nếu tình trạng này kéo dài trên 2 tuần hoặc bị sút cân đột ngột, nôn mửa và đi tiêu phân có màu đen, bạn nên đi khám ngay.

14. Bệnh Celiac

Đây là một dạng bệnh tự miễn khiến gluten gây viêm ở ruột non. Người bệnh có thể bị đau bụng lúc sáng sớm kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Ợ hơi.
  • Đầy bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Thiếu máu.

15. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có thể gây ra các cơn đau bụng lúc sáng sớm nếu bạn ăn các thực phẩm sau vào bữa sáng: sản phẩm bơ sữa, động vật có vỏ, lúa mì, gluten, quả hạch..

Một số triệu chứng khác khi bị dị ứng thực phẩm là: Nôn, buồn nôn, nổi mề đay, thở khò khè, chóng mặt, sưng lưỡi…

IV. Khi nào đau bụng lúc sáng sớm cần nhập viện? 

Mặc dù nhiều trường hợp đau bụng vào sáng sớm có thể tự khỏi hoặc được kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà, nhưng bạn cần đặc biệt cảnh giác và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau bụng dữ dội, đột ngột, không thuyên giảm, hoặc ngày càng tăng lên.
  • Đau bụng kèm theo sốt cao (trên 38.5°C).
  • Bụng cứng như gỗ, đau khi chạm vào.
  • Nôn mửa liên tục, nôn ra máu hoặc chất dịch màu đen.
  • Đi ngoài phân đen như hắc ín hoặc có máu tươi.
  • Khó thở, thở nhanh, nông, hoặc có cảm giác hụt hơi.
  • Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, hoặc ngất xỉu.
  • Da lạnh, ẩm ướt, vã mồ hôi.
  • Lú lẫn, mất phương hướng, hoặc thay đổi tri giác.
  • Không thể đi tiểu hoặc tiểu rất ít.
  • Đau ngực lan lên bụng (có thể là nhồi máu cơ tim).
  • Phụ nữ mang thai bị đau bụng và sốt (nguy cơ sảy thai, vỡ thai ngoài tử cung).
Bụng bị đau khi chạm vào

Bụng bị đau khi chạm vào

V. Quy trình chẩn đoán đau bụng lúc sáng sớm tại bệnh viện

Để xác định nguyên nhân chính xác của đau bụng lúc sáng sớm, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình chẩn đoán toàn diện, bao gồm:

1. Hỏi bệnh sử & thăm khám lâm sàng

  • Đánh giá vị trí, tính chất, thời gian xuất hiện cơn đau, các yếu tố làm tăng hoặc giảm đau.
  • Khai thác tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, thuốc đang dùng và các yếu tố nguy cơ.
  • Khám bụng: sờ nắn, gõ, nghe để đánh giá mức độ đau, dấu hiệu viêm hoặc tắc nghẽn.

2. Xét nghiệm máu

  • Công thức máu: Đánh giá bạch cầu (tăng trong nhiễm trùng), hồng cầu (giảm trong chảy máu).
  • Sinh hóa máu: Kiểm tra chức năng gan (men gan, bilirubin), thận (ure, creatinine), tụy (amylase, lipase).
  • Marker viêm: CRP, ESR tăng cao gợi ý viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm HP: Kiểm tra vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.

3. Xét nghiệm phân

  • Tìm ký sinh trùng, trứng giun: Khi nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng.
  • Cấy phân: Xác định vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân: Nếu nghi ngờ chảy máu tiêu hóa.

4. Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm bụng: Đánh giá gan, mật, tụy, thận, phát hiện sỏi hoặc tổn thương bất thường.
  • X-quang bụng: Xác định tắc ruột, thủng tạng.
  • CT scan bụng: Phát hiện viêm ruột thừa, tắc ruột, viêm túi thừa, u hoặc áp xe.
  • MRI bụng: Đánh giá chi tiết mô mềm khi cần hoặc khi không thể chụp CT.

5. Nội soi

  • Nội soi dạ dày tá tràng: Kiểm tra viêm loét, polyp, khối u và xét nghiệm HP.
  • Nội soi đại tràng: Đánh giá niêm mạc đại tràng, phát hiện polyp hoặc bệnh lý tiêu hóa khác.

Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng vào sáng sớm, hãy đi khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Nội soi để đánh giá niêm mạc đại tràng

Nội soi để đánh giá niêm mạc đại tràng

VI. Phác đồ điều trị tình trạng đau bụng vào buổi sáng

Việc điều trị đau bụng vào sáng sớm phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp, có thể bao gồm:

1. Điều trị bằng thuốc

  • Giảm tiết axit: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazole, esomeprazole giúp giảm triệu chứng trào ngược, viêm loét dạ dày.
  • Kháng sinh: Sử dụng khi có nhiễm khuẩn HP hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa.
  • Giảm co thắt: Hyoscine butylbromide (Buscopan) hỗ trợ giảm đau do co thắt đường ruột.
  • Cải thiện tiêu hóa: Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Hỗ trợ nhuận tràng hoặc cầm tiêu chảy: Tùy theo tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, bác sĩ có thể chỉ định thuốc phù hợp.
  • Điều trị bệnh lý mạn tính: Các thuốc như mesalazine, sulfasalazine được dùng cho viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) omeprazole

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) omeprazole

2. Điều trị ngoại khoa

  • Phẫu thuật cắt túi mật: Khi sỏi mật gây viêm túi mật cấp hoặc tái phát.
  • Cắt ruột thừa: Khi có viêm ruột thừa cấp tính.
  • Loại bỏ khối u: Áp dụng trong trường hợp ung thư đường tiêu hóa.
  • Xử lý tắc ruột: Khi tắc nghẽn ruột do xoắn ruột, dính ruột, khối u.

Điều quan trọng là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và theo dõi triệu chứng để đảm bảo hiệu quả. Nếu tình trạng đau bụng vào sáng sớm kéo dài, hãy đi khám sớm để xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

VII. Các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng ngay tại nhà

Nếu bị đau bụng nhẹ vào sáng sớm và không có dấu hiệu nguy hiểm, bạn có thể thử một số biện pháp đơn giản sau:

  • Uống nước ấm: Giúp làm dịu hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột. Có thể thêm chanh hoặc mật ong để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Chườm ấm: Sử dụng túi chườm hoặc khăn ấm đặt lên bụng trong 15-20 phút để giảm co thắt và đau bụng.
  • Ăn sáng nhẹ nhàng: Nên chọn cháo, súp, bánh mì nướng hoặc chuối để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Dùng trà gừng hoặc bạc hà: Gừng có tác dụng giảm viêm, chống buồn nôn; bạc hà giúp thư giãn cơ trơn ruột, giảm đầy hơi.
  • Vận động nhẹ: Đi bộ chậm hoặc tập yoga giúp kích thích tiêu hóa, giảm khó chịu.
  • Tránh thực phẩm kích thích: Không nên dùng đồ chiên rán, cay nóng, cà phê, rượu bia, nước có ga vì có thể làm tình trạng nặng hơn.

Đối với những cơn đau bụng lúc sáng sớm dữ dội và dai dẳng kèm theo các triệu chứng khác, bạn hãy đi khám ngay để được bác chẩn đoán phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bất thường và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *