Đau bụng đi ngoài là bệnh gì? 9 nguyên nhân, 10 giải pháp

Đau bụng đi ngoài là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm. Cùng Yumagel tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết!

I. Đau bụng đi ngoài là gì?

Đau bụng đi ngoài là tình trạng kết hợp giữa đau bụng (có thể ở nhiều vị trí khác nhau) và cảm giác muốn đi ngoài hoặc đi ngoài thực sự. Mức độ đau có thể từ âm ỉ, khó chịu đến đau quặn thắt dữ dội. Số lần đi ngoài cũng có thể khác nhau, từ một vài lần đến nhiều lần trong ngày.

Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm:

  • Đau thắt bụng: Thường xảy ra sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn các loại thực phẩm khó tiêu hoặc lạ.
  • Tính chất phân: Phân lỏng, có thể lẫn dịch nhầy, bọt hoặc máu.
  • Tần suất đi ngoài: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, gây khó chịu và mệt mỏi.
  • Các triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, ra mồ hôi, chán ăn, mệt mỏi, sốt (trong một số trường hợp).
Đau bụng đi ngoài có thể ở nhiều vị trí khác nhau gây cảm giác muốn đi ngoài

Đau bụng đi ngoài có thể ở nhiều vị trí khác nhau gây cảm giác muốn đi ngoài

Tham khảo thêm: Hiện tượng ăn xong đau bụng cảnh báo điều gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

II. Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài 

Xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng kèm đi ngoài giúp người bệnh khắc phục và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… là những nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng đau bụng đi ngoài.

1. Ngộ độc thực phẩm

  • Nguyên nhân: Ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn (ví dụ: SalmonellaE. coli), nhiễm độc (ví dụ: hóa chất bảo vệ thực vật), hoặc chứa các chất phụ gia độc hại.
  • Triệu chứng: Đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục (phân lỏng, có thể lẫn máu), nôn mửa, sốt cao. Ngộ độc thực phẩm nặng có thể dẫn đến mất nước, suy thận, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Xử lý: Uống nhiều nước, bù điện giải (Oresol), nghỉ ngơi. Nếu triệu chứng nghiêm trọng, cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngộ độc thực phẩm có thể gây đau bụng đi ngoài

Ngộ độc thực phẩm có thể gây đau bụng đi ngoài

2. Tiêu chảy

  • Nguyên nhân: Nhiễm virus (ví dụ: Rotavirus), vi khuẩn (ví dụ: ShigellaCampylobacter), ký sinh trùng (ví dụ: Giardia).
  • Triệu chứng: Đau bụng âm ỉ, đi ngoài nhiều lần (phân lỏng, toàn nước, có bọt hoặc nhầy), buồn nôn, chán ăn, khát nước.
  • Xử lý: Uống nhiều nước, bù điện giải, ăn thức ăn dễ tiêu (cháo, súp). Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày hoặc có dấu hiệu mất nước (tiểu ít, khô miệng, chóng mặt), cần đến bác sĩ.

3. Rối loạn tiêu hóa (Hội chứng ruột kích thích – IBS):

  • Nguyên nhân: Chưa rõ nguyên nhân chính xác, nhưng có thể liên quan đến căng thẳng, thay đổi thói quen ăn uống, hoặc rối loạn chức năng ruột.
  • Triệu chứng: Đau bụng âm ỉ ở bụng dưới, đi ngoài nhiều lần (phân không thành khuôn, có thể lỏng hoặc táo bón), đầy hơi, khó tiêu.
  • Xử lý: Thay đổi lối sống (giảm căng thẳng, tập thể dục thường xuyên), điều chỉnh chế độ ăn uống (tránh các thực phẩm kích thích ruột), sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Ăn quá nhiều

  • Nguyên nhân: Hệ tiêu hóa phải hoạt động quá mức để tiêu hóa một lượng lớn thức ăn.
  • Triệu chứng: Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Xử lý: Hạn chế ăn quá nhiều, chia nhỏ các bữa ăn. 

Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn, Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y với công thức Alumina & Magnesium giúp trung hòa axit, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nhanh triệu chứng đau bụng, đầy hơi, trào ngược. Sản phẩm có dạng hỗn dịch dễ uống, phát huy tác dụng nhanh mà không gây táo bón hay ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Chỉ cần 1 gói sau bữa ăn, dạ dày của bạn sẽ nhẹ nhõm, dễ chịu hơn!

Thuốc dạ dày chữ Y với công thức Alumina & Magnesium giúp trung hòa axit trong dạ dày

Thuốc dạ dày chữ Y với công thức Alumina & Magnesium giúp trung hòa axit trong dạ dày

5. Căng thẳng

  • Nguyên nhân: Não và ruột có mối liên hệ mật thiết. Căng thẳng có thể kích thích nhu động ruột, dẫn đến đau bụng đi ngoài.
  • Triệu chứng: Đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy.
  • Xử lý: Tìm cách giảm căng thẳng (tập yoga, thiền, nghe nhạc), ngủ đủ giấc.

6. Dùng nhiều đồ uống chứa cồn

  • Nguyên nhân: Cồn có thể cản trở quá trình tiêu hóa.
  • Triệu chứng: Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Xử lý: Hạn chế hoặc tránh đồ uống chứa cồn.

7. Tác dụng phụ của thuốc Tây

  • Các loại thuốc có thể gây đau bụng đi ngoài: Thuốc kháng axit chứa magie, kháng sinh, thuốc hóa trị, thuốc nhuận tràng (lạm dụng), thuốc trị tiểu đường, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
  • Xử lý: Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc kháng sinh, hóa trị v.v. có thể gây đau bụng đi ngoài

Các loại thuốc kháng sinh, hóa trị v.v. có thể gây đau bụng đi ngoài

8. Dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn:

  • Các loại thực phẩm thường gây dị ứng hoặc nhạy cảm: Sữa, gluten (trong lúa mì, lúa mạch), đậu nành, trứng, hải sản.
  • Triệu chứng: Tiêu chảy, đau bụng, các vấn đề tiêu hóa khác.
  • Xử lý: Xác định và tránh các loại thực phẩm gây dị ứng hoặc nhạy cảm.

III. Khi nào đau bụng đi ngoài là dấu hiệu nguy hiểm?

Đau bụng đi ngoài thường không đáng lo ngại và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần được thăm khám bởi bác sĩ.

Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Đau bụng dữ dội và kéo dài.
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen (dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa).
  • Sốt cao (trên 38.5°C).
  • Nôn mửa liên tục, không ăn uống được.
  • Mất nước nghiêm trọng (khô miệng, khát nước, tiểu ít, chóng mặt).
  • Đau bụng đi ngoài kéo dài hơn 2 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện.
  • Bạn có các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, bệnh thận, hoặc suy giảm miễn dịch.
Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu sốt cao trên 38.5°C

Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu sốt cao trên 38.5°C

IV. Chẩn đoán đau bụng đi ngoài

Việc chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài thường bắt đầu bằng việc bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh, các triệu chứng, và thói quen ăn uống của bạn. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm phân: Tìm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc máu trong phân.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số viêm, nhiễm trùng, hoặc các bệnh lý khác.
  • Nội soi đại tràng: Quan sát trực tiếp niêm mạc đại tràng để tìm các tổn thương (ví dụ: viêm loét, polyp, khối u).
  • Nội soi dạ dày tá tràng: Quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng để tìm các tổn thương.
  • Chụp X-quang hoặc CT scan: Kiểm tra các bất thường trong ổ bụng.
CT Scan để phát hiện bất thường

CT Scan để phát hiện bất thường

VIII. Cách điều trị đau bụng đi ngoài

Phương pháp điều trị đau bụng đi ngoài phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

1. Điều trị tại nhà (cho các trường hợp nhẹ)

  • Bù nước và điện giải: Uống nhiều nước lọc, nước điện giải (Oresol), nước cháo muối.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thức ăn dễ tiêu (cháo, súp, cơm trắng), tránh các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay nóng, hoặc chứa nhiều đường.
  • Nghỉ ngơi: Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng.
  • Men vi sinh: Bổ sung men vi sinh có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm các triệu chứng tiêu chảy.
Ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp

Ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp

2. Điều trị bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ)

  • Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid (Imodium) có thể giúp giảm số lần đi ngoài. Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khi bị nhiễm trùng đường ruột.
  • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để điều trị tiêu chảy do vi khuẩn.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol có thể giúp giảm đau bụng.
  • Thuốc chống co thắt: Hyoscin butylbromide (Buscopan) có thể giúp giảm đau quặn bụng.
  • Thuốc điều trị các bệnh lý nền: Nếu đau bụng đi ngoài là do một bệnh lý khác (ví dụ: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn), cần điều trị bệnh lý đó.

IX. 9 mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài tại nhà

Với trường hợp đau bụng đi ngoài nhẹ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo chữa tại nhà dưới đây:

1. Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Dùng mật ong đúng cách hỗ trợ phục hồi sau tiêu chảy do nhiễm khuẩn hiệu quả. 

  • Chuẩn bị: 15ml mật ong, 250ml nước ấm.
  • Cách thực hiện: Pha mật ong với nước ấm, khuấy đều rồi uống giúp ấm bụng và giảm đau.

2. Rau sam 

Rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên, công dụng chống nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột.

  • Chuẩn bị: 100g rau sam, cỏ sữa tươi 50g.
  • Thực hiện: Rửa sạch 2 nguyên liệu rồi co vào ấm sắc lấy nước uống. 
  • Lưu ý: Trường hợp bị đi ngoài ra máu nên kết hợp thêm 20g nhọ nồi và 20g rau máu để cầm máu.
Rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên

Rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên

3. Gừng tươi 

Gingerols và Shogaols – 2 thành phần chính trong gừng tươi giúp làm ấm, giảm đau bụng đi ngoài. Kết hợp gừng tươi với vỏ quất giúp giảm buồn nôn và  kích thích tiêu hóa.

  • Chuẩn bị: 20g gừng tươi, 1 lít nước lọc, 5g vỏ quất.
  • Thực hiện: Cho gừng tươi và vỏ quất nấu cùng 1 lít nước lọc trong khoảng 15 phút. Lọc lấy nước uống khi còn ấm. Nên uống liên tục trong 4-5 ngày giúp làm giảm triệu chứng.

4. Lá ổi

Lá ổi chứa chất tanin có khả năng kháng khuẩn, giảm tiết dịch ruột và giảm nhu động ruột. Từ đó, hỗ trợ giảm đau bụng và đi ngoài hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 9 búp ổi non, muối trắng.
  • Thực hiện: Rửa sạch và ngâm lá ổi non trong nước muối pha loãng. Nhai sống lá ổi và nuốt từ từ. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
  • Chuẩn bị: Trường hợp không ăn được trực tiếp lá ổi vì đắng và chát, bạn có thể có thể sắc với nước trong khoảng 15 phút sau đó lọc lấy nước uống. Nên uống trong vài ngày liên tục.

5. Quả sung

Quả sung chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư.

  • Chuẩn bị: Vài quả sung bánh tẻ tươi.
  • Thực hiện: Sung sau khi rửa sạch bạn đem thái lát mỏng hoặc đập dập. Tiếp tục đem phơi khô để tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần.
  • Cách dùng: Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 8 – 10g bột sung pha với nước ấm. Uống 3 lần/ngày.

6. Lá mơ lông 

Protein, vitamin C, carotene, tinh dầu trong lá mơ lông có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa, giúp giảm đau bụng, đầy bụng và đi ngoài hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 30g lá mơ lông, 2 lòng đỏ trứng gà.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá mơ lông sau đó đem hái nhỏ rồi trộn đều với lòng đỏ trứng. Đem rán hoặc hấp để ăn.
Lá mơ lông 

Lá mơ lông 

7. Hạt vừng đen

Lượng dầu dồi dào trong vừng đen có tác dụng bôi trơn, kích thích hình thành dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từ đó, làm giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, đau bụng…

  • Chuẩn bị: 15g hạt vừng đen, 1 muỗng mật ong.
  • Thực hiện: Vừng đen đem rang chín, sau đó đem trộn với mật ong. Uống 2 lần/ngày.

8. Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh có vị chát giúp chữa đau bụng và cầm tiêu chảy tương đối hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Hồng xiêm rửa sạch rồi thái lát mỏng sau đó đem phơi khô.
  • Sao vàng hồng xiêm rồi cho vào lọ bảo quản dùng dần.
  • Mỗi lần lấy 10 lát hồng viêm cho vào sắc lấy nước uống.
  • Nên uống ngày 2 lần.
Hồng xiêm xanh có vị chát giúp chữa đau bụng

Hồng xiêm xanh có vị chát giúp chữa đau bụng

9. Phương pháp bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài

Bấm huyệt giúp giảm nhanh triệu chứng đau bụng đi ngoài và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Một số huyệt quan trọng gồm (1):

  • Huyệt Trác Môn: Nằm ở cuối xương sườn 11, giúp giảm đầy hơi, khó tiêu.
  • Huyệt Quan Nguyên: Dưới rốn khoảng 3 đốt ngón tay, hỗ trợ giảm đau bụng dưới, rối loạn tiêu hóa.
  • Huyệt Trung Quản: Cách rốn 4 đốt ngón tay, hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
  • Huyệt Hạ Ly: Trên mu bàn tay, giao điểm giữa ngón giữa và ngón trỏ, giúp giảm tiêu chảy.

Day ấn mỗi huyệt từ 1-2 phút kết hợp uống đủ nước sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn. Nếu triệu chứng kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị.

X. Biện pháp phòng ngừa hiện tượng đau bụng đi ngoài

Tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng đau bụng đi ngoài xảy ra vì do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng bạn có thể hạn chế nguy cơ bằng một số cách sau:

  • Chỉ ăn thức ăn khi đã nấu chín kỹ, uống nước sôi.
  • Hạn chế đồ tái, sống, nhất là với những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc nhạy cảm. 
  • Chế độ ăn uống cần đảm bảo cân bằng giữa chất xơ và chất đạm.
  • Hạn chế uống rượu, bia, cà phê nước ngọt có ga.
  • Hạn chế ăn thức ăn, gia vị cay nóng, chua, nhiều axit.
  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. 
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng phòng tránh các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra các triệu chứng đau bụng đi ngoài.
  • Mua thực phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.
Hạn chế ăn thức ăn, gia vị cay nóng

Hạn chế ăn thức ăn, gia vị cay nóng

Đau bụng đi ngoài là một triệu chứng phổ biến, nhưng không nên chủ quan. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả. Hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ khi cần thiết.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên y tế chuyên nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *