Ăn đậu phụ bị đầy bụng không? Nguyên nhân và cách điều trị

Ăn đậu phụ bị đầy bụng? Dù giàu protein và dinh dưỡng, đậu phụ đôi khi gây khó tiêu. Làm sao để tận hưởng món ăn này mà không bị đầy bụng? Cùng Yumangel tìm hiểu ngay!

I. Ăn đậu phụ có bị đầy bụng không?

Theo WebMD, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, bao gồm đậu phụ, có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu hóa nhẹ như đầy hơi, táo bón và buồn nôn. Phản ứng dị ứng, biểu hiện qua phát ban, ngứa và khó thở, cũng có thể xảy ra ở một số người (1).

Việc tiêu thụ quá lượng đậu phụ có thể dẫn đến đầy bụng do nhiều yếu tố. Đậu phụ chứa chất ức chế enzyme protease, làm cản trở quá trình tiêu hóa protein.

Hàm lượng protein, saponin và purine cao cũng có thể gây khó tiêu, biểu hiện bằng đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy nếu tiêu thụ trong thời gian dài và với lượng lớn. Hơn nữa, quá trình lên men glucid (chủ yếu là chất xơ và đa đường) trong ruột tạo ra khí, góp phần gây đầy hơi.

Một số người có thể gặp phải tình trạng bị đầy bụng sau khi ăn đậu phụ. Nguyên nhân xuất phát từ việc ăn quá nhiều đậu gây áp lực và khó khăn cho hệ tiêu hóa. Cụ thể

  • Đậu phụ chứa chất ức chế enzym mạnh, có thể ngăn chặn hoạt các enzyme proteolytic cần thiết cho sự tiêu hoá protein, làm phá vỡ quy trình tiêu hóa lành mạnh.
  • Đậu phụ giàu protein, saponin và purine, nếu ăn quá nhiều trong dài hạn có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng, tiêu chảy.
  • Chất glucid trong đậu phụ chủ yếu chất xơ và đa đường, hàm lượng tinh bột ít, khi vi khuẩn trong ruột phân giải những chất glucid này sẽ sinh ra nhiều khí. Vì vậy nếu ăn quá nhiều đậu phụ dễ bị đầy bụng, khó tiêu…
Tình trạng ăn đậu phụ bị đầy bụng có thể xảy ra

Tình trạng ăn đậu phụ bị đầy bụng có thể xảy ra

Đọc thêm: Ăn xôi bị đầy bụng phải làm sao? Cách làm hết đầy bụng khi ăn xôi

II. Hướng dẫn cách ăn đậu phụ đúng tránh bị đầy bụng

Để ăn đậu phụ không bị đầy bụng và khó tiêu, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

  • Ăn đậu phụ với lượng vừa phải: Mỗi người chỉ nên tiêu thụ từ 200-300 calo từ đậu phụ mỗi ngày, tương đương 2-3 miếng đậu phụ.
  • Tần suất ăn: Mỗi tuần, bạn có thể ăn khoảng 2 lần đậu phụ, không nên ăn đậu phụ liên tục hàng ngày.
  • Chọn mua đậu phụ: Nên chọn mua đậu phụ có màu trắng ngà, cầm lên thấy nhẹ tay, sờ vào mềm mại. Không nên mua đậu có màu vàng, đậu càng vàng thì khả năng chứa thạch cao càng lớn.
  • Chế biến đậu phụ: Khi mua đậu phụ về, bạn không nên ăn ngay. Thay vào đó, cần luộc lại hoặc đem nấu canh, rán, chiên để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thực phẩm không nên ăn cùng đậu phụ: Không nên kết hợp đậu phụ cùng thịt dê, rau chân vịt, mật ong, hành tây, sữa bò, hành lá, măng và quả hồng vì có thể gây ra những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bảo quản đậu phụ: Tốt nhất bạn nên mua đậu phụ ăn hết trong ngày. Không nên ăn đậu khi đã bị chua, đậu quá hạn, bị hỏng.
Nên chọn mua đậu phụ có màu trắng ngà

Nên chọn mua đậu phụ có màu trắng ngà

III. Cách khắc phục tình trạng ăn đậu phụ bị đầy bụng

Nếu lỡ ăn nhiều đậu phụ và bị đầy bụng thì bạn không cần quá lo lắng, hãy tham khảo một số mẹo dưới đây để giảm cảm giác đầy bụng khó chịu:

1. Chườm ấm

Nhiệt ấm tác động lên vùng bụng sẽ kích thích máu tuần hoàn và lưu thông tốt hơn trong ruột. Từ đó, giúp cải thiện cảm giác đầy bụng, đầy hơi và khó tiêu. Cách thực hiện như sau: 

  • Dùng túi chườm ấm chuyên dụng đặt lên bụng. Nếu không có túi chườm, bạn có thể đổ nước nóng vào chai hoặc nhúng khăn bông vào nước nóng rồi đặt lên bụng. 
  • Tiến hành chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng trong khoảng 20 phút, cảm giác đầy bụng khó chịu sẽ dần dần biến mất.
  • Lưu ý: Bạn nên chú ý tới nhiệt độ để để tránh trường hợp bị bỏng.
Dùng túi chườm ấm chuyên dụng để giảm đầy bụng

Dùng túi chườm ấm chuyên dụng để giảm đầy bụng

2. Xoa bụng

Khi ăn đậu phụ bị đầu bụng, bạn có thể dùng tay xoa bụng nhẹ nhàng để khắc phục. Các động tác xoa bóp có tác dụng kích thích nhu động ruột và đẩy thức ăn đi nhanh hơn. Tình trạng đầy bụng và khó tiêu theo đó cũng thuyên giảm theo.

Cách thực hiện xoa bóp bụng giảm đầy bụng như sau:

  • Khép sát các ngón tay rồi đặt bàn tay ngang ngay sát dưới rốn.
  • Vừa ấn nhẹ vừa xoa tròn xung quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ.
  • Thực hiện xoa bụng liên tục trong 3 phút sau đó đổi chiều lặp lại tương tự các động tác. 

3. Dùng baking soda

Hoạt chất natri hidrocacbonat trong baking soda với khả năng trung hòa nồng độ acid dạ dày nên giúp chữa đầy bụng và khó tiêu hiệu quả. Mặt khác, baking soda còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như ợ nóng rất hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 1/4 muỗng canh bột baking soda, 250 ml nước ấm.
  • Thực hiện: Hòa baking soda với nước ấm rồi uống. Lưu ý, bạn không nên dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác trong khoảng 2 giờ sau khi uống baking soda.

4. Uống nước gừng ấm

Gừng đặc tính ấm, uống nước gừng giúp làm dịu dạ dày và đường ruột, thải khí bên trong đường tiêu hóa ra ngoài. Không chỉ vậy, gừng còn giúp cải thiện lưu thông và giảm đầy hơi, chướng bụng. Gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau, rất phù hợp sử dụng cho người bị đầy bụng kèm đau bụng.

Để sử dụng gừng chữa đầy bụng sau khi ăn đậu phụ, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Gừng cạo sạch vỏ rồi đem rửa sạch.
  • Bước 2: Cho gừng vào máy ép lấy nước.
  • Bước 3: Hòa nước cốt gừng vào 250ml nước nóng.
  • Bước 4: Uống khi nước gừng còn nóng là tốt nhất. Nên uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Uống nước gừng ấm giúp làm dịu dạ dày và đường ruột

Uống nước gừng ấm giúp làm dịu dạ dày và đường ruột

5. Uống trà hoa cúc 

Hoa cúc có tác dụng giảm viêm và co thắt tự nhiên nên giúp giảm đau dạ dày. Trong y học cổ truyền, hoa cúc được dùng để điều trị chứng đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn…

  • Chuẩn bị: 2-3 bông hoa cúc tươi hoặc khô. 
  • Thực hiện: Cho hoa cúc vào hãm với 250ml nước sôi trong khoảng 5-10 phút. Nên uống khi còn ấm để phát huy tác dụng tốt nhất.

6. Uống trà bạc hà

Bạc hà với vị the mát giúp làm dịu các vấn đề tiêu hóa, giảm co thắt ruột và tình trạng đầy bụng, đầy hơi. Khi ăn đậu phụ bị đầy bụng, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 4g lá bạc hà tươi hoặc 1,5g lá bạc hà khô.
  • Thực hiện: Lá bạc hà sau khi rửa sạch bạn cho vào hãm với 250ml nước sôi trong 10 phút. Nên uống trà khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trà bạc hà cũng có công dụng giảm đầy hơi, chướng bụng

Trà bạc hà cũng có công dụng giảm đầy hơi, chướng bụng

7. Dùng giấm táo

Tính axit tự nhiên của giấm táo có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất và bài tiết axit dạ dày. Bên cạnh đó, enzym trong giấm táo còn giúp tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn.

  • Chuẩn bị: 2 thìa cà phê giấm táo.
  • Thực hiện: Pha giấm táo với 200ml nước ấm và uống ngay khi có triệu chứng bị đầy bụng do ăn đậu. Lưu ý, không uống quá 2 lần/ngày.

IV. Khi nào cần đi thăm khám bác sĩ?

Trong trường hợp tình trạng đầy bụng sau khi ăn đậu phụ không thuyên giảm sau khi áp dụng các cách trên hoặc kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp đầy bụng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý. Bạn cần thăm khám nếu bị đầy bụng kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân nhầy. 
  • Chán ăn, thay đổi khẩu vị.
  • Táo bón kéo dài.
  • Nôn ói thường xuyên.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Đi ngoài phân đen, phân bất thường.
  • Giảm cân đột ngột.
  • Sốt cao.
Nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài

Nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài

V. Lưu ý khi ăn đậu phụ

Ngoài việc ăn đúng lượng, chế biến và kết hợp thực phẩm đúng cách, khi ăn đậu phụ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn:

  • Nguy cơ dị ứng: Đậu nành – thành phần chính trong đậu phụ là một trong các thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở cả người lớn và trẻ em. Những người dị ứng với lúa mì, các loại đậu, sữa hoặc các thực phẩm khác cũng có thể phản ứng với đậu nành. Các triệu chứng của dị ứng đậu nành như phát ban, ngứa miệng, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ, có thể đe dọa tính mạng.
  • Tác dụng phụ: Một số loại thuốc trầm cảm có thể tương tác với các sản phẩm đậu nành lên men do hàm lượng axit amin tyramine cao. Người đang dùng Nardil, Parnate hoặc warfarin làm loãng máu nên tránh ăn đậu phụ.
  • Những người không nên ăn đậu phụ: Đậu phụ là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Người có tiền sử dị ứng với đậu nành; bệnh nhân bị sỏi thận hoặc có chức năng thận kém; người mắc bệnh gout; người bị suy tuyến giáp; người có tiêu hóa kém; bệnh nhân viêm dạ dày; người bị thiếu máu, thiếu I – ốt, người đang uống thuốc Tetracycline không nên ăn đậu phụ.

VI. Yumangel – Giải pháp tối ưu cho người bị đầy bụng

Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y) là sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm đầy bụng, khó tiêu và trào ngược dạ dày. Hoạt chất chính là Almagate 1g, có tác dụng trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm triệu chứng do tăng tiết acid.

Nhờ dạng hỗn dịch, Yumangel tạo màng bảo vệ dạ dày, giảm tác động của acid mật và pepsin. Thuốc được chỉ định cho loét dạ dày, viêm dạ dày, ợ nóng, buồn nôn, trào ngược. Liều dùng thông thường: 1 gói/lần, 4 lần/ngày, sau ăn 1-2 giờ và trước khi ngủ.

Yumangel hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm đầy bụng, khó tiêu

Yumangel hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm đầy bụng, khó tiêu

Tình trạng ăn đậu phụ bị đầy bụng sẽ không xảy ra khi bạn tiêu thụ đậu phụ có giới hạn và điều độ với tần suất 2 lần/tuần và lượng ăn cho một lần từ 2-3 miếng. Đừng quên truy cập yumangel.vn mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích nhé!

*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho ý kiến chuyên môn từ bác sĩ.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *