Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim có những diễn biến bất thường lúc quá nhanh, lúc quá chậm. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim do nhiều yếu tố tác động và trào ngược dạ dày là một trong các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Cùng yumangel tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và cơ chế trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim qua bài viết sau!
Mục lục
I. Tìm hiểu về trào ngược dạ dày và rối loạn nhịp tim
Trào ngược dạ dày và rối loạn nhịp tim là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng lại có mối liên hệ và tác động lẫn nhau, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung. Chưa có nghiên cứu chứng minh trào ngược là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn nhịp tim và đánh trống ngực. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của rối loạn nhịp tim và chúng có thể liên quan tới trào ngược thực quản như thế nào.
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược axit là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản. Nguyên nhân là do thức ăn bị ứ đọng tại dạ dày hoặc áp lực ổ bụng tăng đột ngột, tâm lý stress, căng thẳng,và thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh…
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Những triệu chứng này nặng khi ăn no, nằm nghỉ và nằm ngủ, khi uống nước, lúc cúi người về phía trước hoặc bụng đang khó tiêu.
- Buồn nôn, nôn: Người bệnh có giác bị đè ép, thắt ngực và xuyên qua lưng, cánh tay.
- Khó nuốt: Lượng acid dạ dày trào ngược lên thực quản liên tục gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản khiến người bệnh có cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt.
- Miệng tiết nhiều nước bọt: Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi ợ chua nhằm trung hòa acid.
- Đắng miệng: Dịch vị dạ dày trào lên có kèm theo dịch mật khiến nguồ bệnh có cảm giác bị đắng miệng.
- Khản tiếng, ho: Nguyên nhân là do dây thanh quản tiếp xúc với dịch acid dạ dày dẫn tới sưng tấy khiến người bệnh bị khản tiếng và ho liên tục.
2. Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là hiện tượng bất thường về nhịp tim, cụ thể nhịp tim có thể quá chậm hoặc tăng lên quá nhanh. Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng như:
- Đánh trống ngực.
- Hồi hộp.
- Khó thở.
- Tức ngực.
Bệnh rối loạn nhịp tim xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường hoặc dùng nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Ngoài ra, trào ngược dạ dày là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.
II. Cơ chế trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim
Bệnh trào ngược axit có thể gây nhiều tác động đến sức khỏe và cơ thể. Tình trạng rối loạn nhịp tim tuy không phải là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân trào ngược dạ dày nhưng vẫn có thể xảy ra. Mặc dù trào ngược axit thường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng tim đập nhanh nhưng nó có thể gián tiếp dẫn đến tình trạng này.
Cơ chế bệnh trào ngược dạ dày gây tình trạng rối loạn nhịp tim thường thông qua các tác động đến dây thần kinh phế vị. Đây là dây thần kinh thuộc nhóm dây thần kinh giao cảm, có chức năng điều hòa nhịp tim và huyết áp. Dây thần kinh phế vị được phân bổ và đi qua rất nhiều bộ phận khác nhau, trong đó có phần ống tiêu hóa phía trên.
Cơ chế trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim cụ thể như sau:
- Trào ngược dạ dày khiến dịch axit và enzyme tiêu hóa trong dịch dạ dày trào ngược lên hệ tiêu hóa gây kích thích, tổn thương và rối loạn các dây thần kinh phế vị.
- Trong khi đó, chức năng của dây thần kinh phế vị là điều chỉnh nhịp tim, huyết áp và điều tiết dịch dạ dày.
- Vì vậy, khi dây thần kinh phế vị bị kích thích có thể gây ra triệu chứng như rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở, hồi hộp do nhu động tiêu hóa cũng bị kích thích.
Một số nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân trào ngược dạ dày gồm:
- Sốt cao.
- Thiếu máu.
- Cường giáp.
- Mệt mỏi, căng thẳng quá độ.
- Thiếu máu.
- Cường giáp.
- Nội tiết tố thay đổi.
- Lạm dụng chất kích thích: thuốc lá, bia, rượu…
- Tác dụng phụ của thuốc: cảm cúm, cảm lạnh, ho, điều trị hen suyễn…
- Nguyên nhân khác: hở van tim, suy tim, huyết áp cao, bệnh động mạch vành, mang thai, tiểu đường…
Xem thêm:
III. Rối loạn nhịp tim còn có thể do nguyên nhân nào? Triệu chứng ra sao?
Ngoài trào ngược, dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim:
- Sử dụng chất kích thích như ma túy, cần sa, hút thuốc lá, các chất hướng thần…
- Do trong giai đoạn thai kỳ.
- Sử dụng một số loại thuốc có chứa chất kích thích.
- Do cơ thể mất cân bằng điện giải, chẳng hạn như nồng độ kali thấp
- Do lượng đường trong máu thấp.
Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng có thể bao gồm:
- Nhịp tim đập nhanh liên tục.
- Đánh trống ngực, cảm giác tim đập thình thịch rất mạnh.
- Có cảm giác rung động trong lồng ngực.
- Cảm giác tim bị hụt hơi, lỡ nhịp
- Cảm giác tim ngừng đập một vài giây rồi lại đập mạnh trở lại
- Đau tức ngực, cảm giác có áp lực đè nén.
- Người cảm thấy mệt mỏi, có thể ngất xỉu.
Những cảm giác này là do co bóp tâm nhĩ sớm (PAC) hoặc co thắt tâm thất sớm (PVC). Cả hai điều này đều là nhịp đập thêm của tim xảy ra ngay trước nhịp tim bình thường, khiến người bệnh có cảm giác kỳ lạ.
Một số triệu chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra cùng với tình trạng tim đập nhanh bao gồm:
- Đau ngực
- Khó thở
- Đổ mồ hôi lạnh
- Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Cảm giác căng cứng, đau hoặc áp lực ở vai, cổ hoặc hàm
Khi các triệu chứng này xảy ra cùng với rối loạn nhịp tim thì có thể là dấu hiệu của bệnh tim cần khẩn trương đưa người bệnh đi cấp cứu.
IV. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim
Y học hiện có khá nhiều phương pháp chẩn đoán, xác định mức độ và nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Để chẩn đoán tình trạng rối loạn nhịp tim có phải do bệnh trào ngược dạ dày gây ra hay không, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Để có kết quả chẩn đoán chính xác, các bác sĩ thường sẽ hỏi trực tiếp người bệnh, yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra thể chất, ghi chép nhật ký nhịp tim hàng ngày… sau đó mới áp dụng xét nghiệm cụ thể:
- Sử dụng ống nghe nhịp tim: Để kiểm tra các dấu hiệu bất thường, chẩn đoán nguyên nhân ban đầu gây rối loạn nhịp tim. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ kiểm tra xem tuyến giáp có bị viêm sưng không.
- Siêu âm tim: Giúp kiểm tra các bất thường xảy ra ở tim hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.
- Điện tâm đồ ECG: Xác định tần số tim đập và xung động điện của tim. Tim đập bất thường là khi nhịp tim nằm ngoài khoảng bình thường là từ 60 – 100 nhịp/phút.
- Holter điện tim: Thiết bị này được gắn lên trên cơ thể trong thời gian từ 24 – 72 giờ để theo dõi nhịp tim. Phương pháp này giúp đánh giá chính xác tình trạng rối loạn nhịp tim qua từng ngày.
- Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán các nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như thiếu máu hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
- Ghi chép nhật ký: Nếu tình trạng đánh trống ngực ít xảy ra hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đeo máy ghi sự kiện. Máy ghi sự kiện chỉ ghi lại nhịp tim khi được nhắc. Người dùng nhấn nút khi cảm thấy tim đập nhanh và máy ghi âm sẽ nhặt lên để bác sĩ kiểm tra sau.
V. Cách điều trị rối loạn nhịp tim do trào ngược dạ dày
Nguyên tắc trong điều trị rối loạn nhịp tim do trào ngược dạ dày gây ra là cần kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày và hạn chế dịch acid trào ngược. Bên cạnh đó, người bệnh cần có một lối sống lành mạnh và khoa học để giảm các triệu chứng rối loạn nhịp tim.
Chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ có thể giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa, từ đó góp phần ổn định nhịp tim. Theo đó, khi trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim, người bệnh nên thực hiện các lưu ý dưới đây:
1. Lối sống lành mạnh
Thói quen và lối sống lành mạnh giúp hạn chế nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim. Theo đó, bạn nên:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Tránh uống bia, rượu, cà phê, sử dụng các chất kích thích.
- Giữ tinh thần vui vẻ, thư giãn, thoải mái, hạn chế tối đa lo lắng, căng thẳng.
- Không thức quá khuya, nên đi ngủ trước 23h và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
- Không vận động mạnh, đi tắm, đi ngủ hay tập thể dục ngay sau khi ăn, chỉ nên vận động nhẹ nhàng phù hợp.
- Khi ngủ bạn nên nằm ngửa hoặc nghiêng về bên trái, tránh ngủ ở tư thế nằm úp hoặc nghiêng về bên phải để hạn chế nguy cơ trào ngược.
- Uống nhiều nước ấm mỗi ngày, lượng nước nên uống trong 1 ngày từ 1,5 đến 2 lít.
2. Ăn uống khoa học
Để ngăn trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim, bên cạnh lối sống lành mạnh bạn cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Cụ thể:
- Nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm tốt cho dạ dày như: nha đam, sữa chua, mật ong, thức ăn mềm, đạm dễ tiêu, đu đủ, bột nghệ, rau xanh, trái cây tươi…
- Hạn chế dùng các gia vị và thức ăn có khả năng gây viêm loét dạ dày như: đồ ăn cay nóng (ớt, tiêu, mù tạt); đồ muối chua (kim chi, cà, dưa); thức ăn chứa nhiều dầu mỡ; thực phẩm ngọt nhiều đường, cà chua….
- Ăn đúng giờ và đủ bữa, nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng đồng hồ, không nên ăn tối sau 21h.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no trong 1 bữa, không để bụng quá đói.
- Nhai kỹ thức ăn ở miệng rồi mới nuốt để giảm áp lực lên dạ dày.
3. Điều trị bằng thuốc
Trường hợp bệnh nhân trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị cần tuân thủ thực hiện để kiểm soát trào ngược axit và điều hòa nhịp tim ổn định. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, khi các triệu chứng của trào ngược xuất hiện, bạn có thể sử dụng thuốc đau dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel có tác dụng trung hòa axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì thế, Yumangel sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
Tóm lại, trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra do acid trào ngược lên kích thích các dây thần kinh phế vị. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đánh trống ngực, khó thở, đau ngực… hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan, vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel giải đáp trực tiếp nhé!
Nguồn:
https://www.healthline.com/health/gerd/can-acid-reflux-cause-heart-palpitations
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...