Uống sắt có gây đau dạ dày không? Uống sắt sai cách, uống liều cao hoặc lạm ụng trong thời gian dài có thể gây đau dạ dày. Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh cùng Thuốc dạ dày chữ Y qua bài viết sau!
Mục lục
I. Sắt là gì? Vai trò với sức khỏe và cơ thể
Cùng với canxi, sắt là một trong các khoáng chất quan trọng nhất đối với cơ thể. Sắt có mặt ở mọi tế bào của người, nhất là hồng cầu (RBC). Khoáng chất sắt giúp sản xuất hemoglobin giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Vai trò của sắt với cơ thể gồm:
- Tạo hồng cầu.
- Vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
- Tăng sự hình thành hemoglobin.
- Giảm thiếu máu thiếu sắt.
- Duy trì các tế bào, da, tóc và móng khỏe mạnh.
- Cải thiện chức năng cơ.
- Tăng chức năng não.
- Giảm hội chứng chân không yên.
- Điều nhiệt độ cơ thể.
- Chống lại các bệnh mãn tính.
- Tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.
- Giảm thiếu máu trước chạy thận.
- Giảm mệt mỏi.
- Tăng khả năng miễn dịch.
- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.
- Tăng khả năng tập trung.
Cơ thể bị thiếu sắt có thể gặp các triệu chứng sau và vấn đề sức khỏe sau:
- Mệt mỏi.
- Thiếu năng lượng.
- Cơ thể dễ mắc các bệnh.
- Nhiệt độ cơ thể không ổn định, hay bị cảm lạnh.
- Da nhợt nhạt.
- Tim đập nhanh.
- Khó thở.
- Khó tập trung.
- Đau đầu.
- Ngứa.
- Đau lưỡi hoặc khó nuốt.
- Thay đổi vị giác.
- Rụng tóc.
- Hội chứng pica/hội chứng ăn bậy.
- Loét khóe miệng.
- Móng tay lõm hình thìa.
- Hội chứng chân không yên.
- Nghe thấy âm thanh trong đầu: tiếng chuông, tiếng vo ve, tiếng rít.
Việc bổ sung sắt bằng thuốc cho cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt là những trường hợp không thể đủ sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống gồm:
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Người có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.
- Người liên tục hiến máu.
- Người bị bệnh ung thư.
- Người phẫu thuật dạ dày.
- Người mắc bệnh suy tim.
- Người đang dùng các thuốc làm giảm sắt, thuốc giảm acid dạ dày.
- Người thường xuyên lao động, tập thể dục nặng.
- Người ăn chay hoặc thuần chay.
- Người bị rối loạn máu: thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Người thường bị rối loạn tiêu hóa: bệnh celiac, viêm loét đường tiêu hóa, bệnh Crohn.
- Người nghiện rượu.
II. Tác dụng phụ khi lạm dụng bổ sung sắt
Là khoáng chất quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, nhưng nếu lạm dụng sắt có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn gây hậu quả đáng tiếc về sức khỏe và tinh thần. Cụ thể:
1. Tác dụng phụ tạm thời
Không phải người nào uống sắt cũng gặp phải các tác dụng phụ tạm thời. Tùy theo tình trạng thể lực, sức khỏe, loại thuốc đang uống kèm mà chất sắt có thể gây nên một số tác dụng phụ tạm thời như:
- Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Gồm tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân có màu đen đậm, ăn không ngon miệng, mùi phân bất thường hoặc lẫn máu…
- Dị ứng: Phát ban đỏ, khó thở, nổi mề đay gây ngứa ngáy; miệng, mặt hoặc môi sưng đỏ…
- Tác dụng phụ khác: Sốt cao, nôn ói.
2. Tác dụng phụ khi lạm dụng sắt
Lạm dụng chất sắt trong thời gian dài khiến cơ thể bị dư thừa sắt gây ra nhiều biến chứng và bệnh lý nguy hiểm:
- Tổn hại chức năng gan, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, đặc biệt là suy gan và ung thư gan.
- Mắc các bệnh liên quan đến hệ tim mạch: suy tim, nhịp tim không ổn định, rối loạn…
- Thay đổi sắc tố da: da sạm đen, bạc màu, nhạy cảm…
- Tăng lượng đường trong máu, đái tháo đường.
- Dư thừa sắt gây viêm khớp.
- Tổn thương buồng trứng ở nữ giới
- Kích thích sản sinh vi khuẩn gây hại.
- Mắc một số hội chứng liên quan đến thần kinh: Parkinson, ADHD, Alzheimer, dễ bị kích động, thần kinh không ổn định…
III. Uống sắt có gây đau dạ dày không?
Về thắc mắc uống sắt có gây đau dạ dày không, các chuyên gia y tế cho biết, uống sắt có thể gây đau dạ dày nếu đường tiêu hoá của người uống quá nhạy cảm, người có tiền sử bị bệnh dạ dày hoặc do uống sắt với liều cao và uống khi bụng trống rỗng.
Sắt thường chỉ định uống khi đói để được cơ thể hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên, uống sắt khi bụng quá đói và trống rỗng có thể gây co thắt dạ dày, nôn, buồn nôn, tiêu chảy ở một số người. Để phòng tránh, tốt nhất bện nên uống sắt với một lượng nhỏ thức ăn.
IV. Nguyên nhân uống sắt gây đau dạ dày
Một số người gặp phải tình trạng đau dày sau khi uống sắt xuất phát từ nguyên nhân chọn sai loại sắt và uống không đúng cách. Cụ thể gồm:
1. Do uống sắt vô cơ
Dòng sắt vô cơ sau khi uống sẽ nhanh chóng được giải phóng trong dạ dày, nếu kết hợp với các vi chất có trong thức ăn tạo thành các hợp chất khó tiêu hóa. Các hợp chất này tồn đọng trong dạ dày, tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa gây đau dạ dày khi bổ sung sắt.
2. Uống sắt quá liều lượng
Uống sắt quá liều lượng và không theo hướng dẫn của bác sĩ khiến lượng sắt bị tồn đọng lại trong dạ dày. Hậu quả là làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra những cơn đau khó chịu.
3. Uống sắt khi bụng trống rỗng
Sắt được cơ thể hấp thu tốt nhất khi bụng đói. Nhưng mặt trái khi uống sắt lúc đói là gây kích niêm mạc dạ dày dẫn đến đau dạ dày. Để khắc phục, bạn có thể ăn kèm một lượng thức ăn nhỏ khi uống sắt.
4. Uống sắt cùng thuốc
Uống sắt cùng lúc với một số loại thuốc tetracyclin, methyldopa, penicilamin, carbidopa, các hormon tuyến giáp, levodopa, các quinolon và muối kẽm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày làm xuất hiện các cơn đau. Ngoài ra, uống sắt cùng các loại thuốc trên còn ức chế khả năng hấp thụ của nhau.
5. Sắt không dễ hấp thu
Sắt không dễ hấp thu nên có thể tạo thành các lắng cặn trong dạ dày. Lượng sắt tồn đọng trong cơ thể khiến dạ dày phải chịu một áp lực lớn, niêm mạc dạ dày bị kích thích gây dau.
V. Uống sắt bị đau dạ dày nên làm gì?
Khi gặp phải hiện tượng bị đau dạ dày sau khi uống sắt, bạn nên ngừng uống để xác định nguyên nhân do đâu. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân uống sắt gây đau dạ dày chính xác đồng thời tư vấn cách khắc phục phù hợp và hiệu quả.
Tuyệt đối không nên mua thuốc giảm đau về uống khi bị đau dạ dày sau khi uống sắt. Việc tùy tiện dùng thuốc giảm đau không chỉ gây hại đến hệ tim mạch, tiêu hóa, gan và thận mà còn gây một số tác dụng phụ mệt mỏi, dị ứng, chóng mặt, phát ban da, ngứa, buồn ngủ…
VI. Hướng dẫn cách uống sắt không gây đau dạ dày
Để uống sắt không gây đau dạ dày, khi bổ sung sắt bạn cần tuân thủ những nguyên tắc và thực hiện những lưu ý dưới đây:
1. Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Thừa hoặc thiếu sắt đều gây ra tác dụng tiêu cực tới sức khỏe. Vì vậy, khi bổ sung sắt bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về:
- Loại sắt sử dụng: Không thay đổi loại sắt khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Liều dùng: Không tự ý tăng hoặc giảm liều.
- Cách uống: Không nằm khi uống viên sắt; không nhai, nghiền nát viên sắt trước khi uống.
- Thời gian uống: Tránh tự ý giảm hoặc tăng thời gian uống sắt.
- Thời điểm uống: Không uống sắt khi bụng trống rỗng hoặc uống ngay sau khi ăn no.
2. Sử dụng viên sắt hữu cơ
Viên sắt hữu cơ dễ hấp thu và được giải phóng ở ruột non nên an toàn với dạ dày. Lượng sắt còn dư cũng sẽ được nhanh chóng thải ra ngoài theo đường tiêu hóa nên không gây áp lực lên dạ dày.
3. Thời điểm uống sắt
Thời điểm uống sắt phù hợp nhất là vào buổi sáng và sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng. Một số thời điểm không nên uống sắt là:
- Không nên uống sắt ngay sau khi ngủ dậy vì lúc này bụng trống rỗng sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Không uống sắt trước khi đi ngủ vì có thể gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ lượng sắt được cung cấp gây tồn đọng trong cơ thể gây đau dày.
4. Kiêng kỵ khi uống sắt
Không nên uống sắt với một số loại thuốc hoặc các loại vi chất gây ức chế sắt dưới đây:
- Một số loại thuốc kháng sinh: nhóm quinolon, tetracycline…
- Thuốc canxi.
- Thuốc chống axit.
- Thuốc chữa bệnh loãng xương.
- Thuốc chữa bệnh Parkinson.
- Thuốc chữa bệnh tuyến giáp.
- Thực phẩm giàu tanin, cafein.
- Thực phẩm giàu canxi.
Trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc thực phẩm kể trên, bạn nên sử dụng cách nhau tối thiểu 1 đến 2 tiếng để tránh xảy ra tương tác thuốc đồng thời phòng ngừa đau dạ dày.
4. Lưu ý khác
Một số lưu ý khác cần quan tâm khi bổ sung sắt là:
- Chọn mua viên sắt ở các cơ sở uy tín, đảm bảo mua sản phẩm đã qua kiểm định và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Người có tiền sử dị ứng với sắt hoặc bất kỳ loại thuốc bào cần cẩn trọng khi bổ sung sắt.
- Người già và trẻ em dưới 12 tuổi không nên bổ sung sắt ở dạng viên, nên dùng dạng giọt hoặc siro.
- Người già hoặc đang mắc một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như loét túi thừa, viêm dạ dày, viêm đại tràng… chỉ bổ sung sắt khi được bác sĩ chỉ định.
- Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang uống nếu có, nhất là nhóm thuốc kháng sinh, thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp.
- Trường hợp dùng sắt quá liều hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay.
Như vậy thắc mắc uống sắt có gây đau dạ dày không đã được giải đáp. Để uống sắt không bị đau dạ dày, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách uống.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...