Tác dụng trị đầy bụng của gừng đã được cả Tây y và Đông y kiểm chứng. Tham khảo ngay 5 cách dùng gừng chữa đầy bụng hiệu quả ngay lập tức dưới đây để sử dụng khi cần.
Mục lục
I. Tìm hiểu dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của gừng
Gừng tên khoa học Zingiber officinale Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Một số tên gọi khác của gừng là can khương, sinh khương, bào khương…
Ở Việt Nam, gừng được trồng để làm gia vị và làm thuốc. Giá trị dinh dưỡng trong 100g gừng gồm:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Calo | 79 kcal |
Lipid | 0,8 g |
Chất béo bão hoà | 0,2 g |
Natri | 13mg |
Kali | 415 mg |
Carbohydrate | 18 g |
Chất xơ | 2g |
Protein | 1,8 g |
Vitamin C | 5mg |
Calci | 16 mg |
Sắt | 0,6 mg |
Vitamin B6 | 0,2 mg |
Magnesi | 43 mg |
Các lợi ích sức khỏe của gừng là:
- Giảm đau nhức xương khớp.
- Làm dịu đau cơ bắp.
- Cải thiện hệ tiêu hóa.
- Giảm chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Ngăn ngừa bệnh ung thư.
- Chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh tật.
- Giảm đau do co thắt khi tới kỳ kinh nguyệt.
- Bảo vệ răng miệng.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
- Giúp điều trị chứng nôn và buồn nôn.
Vậy gừng có chữa được tình trạng đầy bụng không? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo, hãy theo dõi nhé!
II. Gừng có chữa đầy bụng được không?
Đầy bụng là cảm giác nặng nề, căng chướng, đầy tức hoặc lạnh vùng quanh rốn hoặc thượng vị. Có thể kèm theo ợ hơi, buồn nôn nhưng không nôn được hoặc kèm khó chịu vùng sau xương ức.
Thói quen ăn uống không lành mạnh; lười vận động, ăn xong đã nằm hoặc ngủ ngay; mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày làm giảm chức năng hệ tiêu hóa… là những nguyên nhân gây tình trạng đầy bụng.
Tình trạng đầy bụng khó tiêu đơn thuần không kèm các triệu chứng toàn thân như tiêu chảy, sốt… có thể điều trị tại nhà, không cần dùng thuốc. Trong đó, gừng vừa có cá dụng chữa đầy bụng khó tiêu vừa kích thích hệ tiêu hóa.
Công dụng chữa đầy bụng của gừng đã được nghiên cứu và khẳng định hiệu quả trong cả Tây và Đông y. Do đó, khi gặp phải tình trạng đầy bụng bạn hoàn toàn có thể sử dụng gừng để loại bỏ tình trạng này.
1. Theo Đông y
Trong Đông Y, gừng có vị cay tính ấm tác dụng thông mạch thường được áp dụng nhiều trong nhiều bài thuốc. Trong đó có bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu như: trà gừng và chanh, gừng và mật ong, nước gừng tươi ấm.
Gừng kích thích tiết nước bọt giúp ích cho hoạt động vận chuyển thức ăn cũng như hoạt động của đường tiêu hóa. Nhờ vậy có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, chứng đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi hiệu quả.
2. Theo Tây y
Theo các nghiên cứu Tây y, gừng có chứa chất Cineol với tác dụng giãn mạch, chống co thắt cơ trơn tuột, điều trị dị ứng và diệt khuẩn tốt.
Thành phần kháng sinh trong gừng giúp chế hệ thần kinh trung ương làm giảm đau và cảm giác khó chịu. Chất shogaol và gingerol lại có công dụng chống co thắt, chống nôn, ngăn ngừa viêm loét đường tiêu hóa… Do đó, gừng có hiệu quả trong việc điều trị chướng bụng.
III. 11 cách chữa đầy bụng bằng gừng hiệu quả ngay lập tức
Khi bị đầu bụng đơn thuần, không kèm triệu chứng sốt hay tiêu chảy cấp, bạn có thể dùng gừng tươi để chữa. Dưới đây là 5 cách dùng gừng trị đầy bụng hiệu quả như sau:
1. Ăn gừng tươi chấm muối
Nếu quá bận rộn và không có thời gian chế biến, bạn có thể ăn trực tiếp gừng tươi với chút muối để giảm cảm giác đầy bụng:
- Chuẩn bị: 1 miếng gừng tươi.
- Thực hiện: Nhai gừng tươi với vài hạt muối hột. Nên ăn từ từ với lượng khoảng 4-5 lát gừng, cảm giác khó chịu, đầy bụng sẽ thuyên giảm.
- Lưu ý: Để bớt vị hăng nồng của gừng, bạn nên ăn gừng non; sau khi rửa sạch thì trần qua với nước ấm.
2. Uống nước sắc gừng tươi
Cách sử dụng gừng tiếp theo để chữa đầy bụng khó tiêu là sắc gừng lấy nước uống. Các bước thực hiện như sau:
- Nguyên liệu: 1 củ gừng.
- Thực hiện: Gừng rửa sạch rồi cạo bỏ vỏ sau đó thái thành từng lát mỏng. Cho gừng vào nồi đun sôi cùng 200ml nước trong khoảng 3-5 phút.
- Cách uống: Nên uống 1-2 cốc/ngày, uống nước gừng khi còn ấm và uống từ từ từng ngụm nhỏ.
3. Nước ép gừng
Nước ép gừng tươi tuy hơi khó uống nhưng lại hỗ trợ tăng sức đề kháng vô cùng tốt, nhất là vào thời điểm chuyển mùa. Bạn có thể chọn 1 trong 3 loại nước ép gừng như sau:
- Nước ép gừng nguyên chất: Rửa sạch 1 củ gừng rồi cho vào ép lấy nước cốt. Uống trực tiếp hoặc thêm mật ong để dễ uống hơn.
- Nước ép gừng chanh bạc hà: Chuẩn bị 450g gừng, lá bạc hà 2 nhánh, đường trắng. Rửa sạch các nguyên liệu rồi vào máy sinh tố xay nguyễn cùng 100ml nước. Lọc lấy nước uống.
- Nước ép gừng dứa: Chuẩn bị 700g gừng, 200ml nước ép dứa, đường. Gừng làm sạch thái miếng nhỏ rồi cho vào xay nhuyễn cùng chút nước. Lọc lấy nước gừng rồi trộn đều với nước ép dứa, thêm chút đường vào là có thể uống.
4. Trà gừng
Khi bị đầy bụng, bạn có thể uống 2 cốc trà gừng mỗi ngày cho đến khi hết bệnh. Thời điểm uống tốt nhất là trong hoặc sau bữa ăn sẽ giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Cách làm trà gừng chữa đầy bụng như sau:
- Chuẩn bị: 1 củ gừng.
- Cách làm: Cạo vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn 1 củ gừng tươi. Cho từng đã giã vào cốc, đổ khoảng 200ml nước sôi vào ngâm trong 2 phút.
- Cách uống: Có thể uống trực tiếp hoặc thêm chút đường vào để dễ uống hơn.
- Lượng trà gừng nên uống: 2 cốc/ngày.
- Thời gian uống: Uống trà gừng cho tới khi tình trạng đầy bụng thuyên giảm.
5. Gừng kết hợp mật ong, trà xanh
Ngoài công dụng chữa đầy bụng, kết hợp gừng với mật ong và trà xanh còn giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, 5 lá trà xanh, 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
- Sơ chế nguyên liệu: Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Lá trà xanh rửa sạch.
- Cách nấu: Cho gừng vào nấu cùng 200ml nước cho tới khi sôi thì bỏ lá trà vào. Đun khoảng 3-5 phút là được.
- Cách uống: Rót nước ra cốc, pha thêm với 2 thìa mật ong. Chia nước làm 2 phần uống hết trong ngày.
6. Gừng kết hợp chanh
Ngoài cách uống nước gừng chữa đầy bụng ở trên, bạn cũng có thể kết gừng với chanh để loại bỏ chứng đầy hơi chướng bụng.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa mật ong.
- Thực hiện: Sau khi đã làm sạch gừng, bạn cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Đun sôi 200ml nước rồi cho gừng đã xay nhuyễn vào đun khoảng 5 phút. Tiếp đó là cho 2 thìa nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều và uống.
- Lưu ý: Nên uống đều đặn 2 lần/ngày vào sáng và tối.
7. Gừng ngâm mật ong
Mật ong giàu chất oxy hóa và có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Do đó, sự kết hợp giữa gừng và mật ong giúp hỗ trợ giảm đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi hiệu quả nhanh chóng…
Để có gừng ngâm mật ong chữa đầy bụng, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 2 củ gừng tươi, mật ong nguyên chất.
- Cách ngâm: Gừng tươi rửa sạch, có thể để nguyên vỏ hoặc cạo vỏ. Thái gừng thành từng lát mỏng rồi xếp vào lọ thủy tinh. Đổ mật ong nguyên chất vào lọ gừng ngâm trong khoảng 10 ngày là có thể sử dụng.
- Cách dùng: Lấy 1 thìa nước gừng ngâm mật ong pha với 100ml nước ấm và uống.
8. Gừng ngâm giấm
Gừng và giấm đều có tác dụng kháng viêm, trung hòa axit và chống co thắt. Cách ngâm gừng với giấm chữa đầy bụng như sau:
- Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi khoảng 200g, 200ml giấm táo, 100 đường.
- Thực hiện: Gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái thành từng lát mỏng. Cho gừng vào lọ thủy tinh rồi đổ giấm và đường vào. Ngâm trong khoảng 1 tuần ở nơi khô ráo thoáng mát là có thể dùng.
- Cách ăn: Mỗi ngày ăn 1-2 lát gừng và uống 1-2 thìa nước gừng ngâm giấm. Có thể ăn trước hoặc sau khi ăn.
9. Sinh tố gừng nghệ
Cũng tương tự như gừng, nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên hoạt động tốt như một chất khử trùng, chống vi khuẩn và chống nấm, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Nguyên liệu cần có: 1 củ gừng, 1 bột nghệ, mật ong.
- Cách làm: Cho gừng và đường vào xay nhuyễn cho tới khi thành hỗn hợp bột mịn. Nếu thấy chưa đủ ngọt, bạn có thể thêm 1 muỗng cà phê mật ong vào khuấy đều. Nên uống sinh tố gừng nghệ vào sáng sớm để có kết quả tốt nhất.
10. Chườm gừng nóng
Một cách chữa đầy bụng bằng gừng hiệu quả khác đó là sử dụng túi chườm gừng nóng. Với cách này bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 400g gừng tươi.
- Thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, nghiền nhỏ và vắt lấy nước. Phần bã gừng bạn cho vào nồi đun nóng sau đó đổ ra khăn sạch bọc lại.
- Cách chườm: Sử dụng túi chườm gừng nóng này để đắp và massage vùng bụng. Nên thực hiện khoảng 30 phút.
- Lưu ý: Khi chườm bạn chỉ nên để nhiệt độ vừa ấm để tránh bị phỏng rộp da. Để giữ độ nóng lâu, bạn có thể thêm 500 g muối hạt vào rang cùng gừng. Bạn cũng có thể đun nóng bằng nồi, chảo hoặc quay trong lò vi sóng.
11. Thêm gừng vào món ăn
Bạn cũng có thể sử dụng gừng như một gia vị trong các món ăn hàng ngày. Một số món ăn gừng như gà tiềm, cá hấp, cháo vịt, các món xào…
IV. Lưu ý khi sử dụng gừng chữa đầy bụng
Gừng có trị đầy bụng nhưng để đảm bảo hiệu quả và an toàn, khi dùng gừng để trị đầy bụng, bạn cũng cần lưu ý:
1. Lượng gừng nên dùng
Người lớn có thể dùng 2 – 4g gừng tươi hoặc 0.23 – 1g bột gừng hàng ngày. Đối với tinh dầu gừng, liều khuyến cáo cho người lớn là 30-90 giọt hoặc 1,5-3,0m/ngày.
2. Tránh lạm dụng gừng
Lạm dụng ăn quá nhiều gừng có thể gây kích thích miệng, tiêu chảy, ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng, đau bụng, buồn nôn…
3. Không dùng gừng về đêm
Không nên ăn gừng vào ban đêm vì gừng có tính nóng nên sẽ gây khó chịu. Ngoài ra, dùng gừng vào thời điểm này còn khiến tinh thần sảng khoái, gây mất ngủ.
4. Phản ứng dị ứng
Trong một số rất ít trường hợp, gừng có thể gây ợ nóng nhẹ, tiêu chảy nhẹ,kích ứng miệng hoặc khó chịu dạ dày.
5. Đối tượng cần cẩn trọng khi dùng gừng
Một số đối tượng cần cẩn trọng khi dùng gừng gồm:
- Người bị sỏi mật nên ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng để chữa đầy bụng.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên áp dụng cách này vì gừng có tác dụng chống đông máu.
- Người mắc bệnh tiểu đường hoặc thai phụ, nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
- Người có cơ địa nóng, người mắc các bệnh lý về gan không nên dùng gừng chữa đầy bụng.
- Không nên sử dụng gừng chữa đầy bụng khi bụng đang đói, sốt cao, cảm nắng, chảy máu cam, ho ra máu.
- Không dùng gừng khi đang điều trị bằng các thuốc làm loãng máu như aspirin, warfarin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
6. Lưu ý khác
Dưới đây là một số lưu ý khác khi dùng gừng chữa đầy bụng:
- Không nên dùng gừng khi đã mọc mầm vì gừng đã bị biến đổi tính chất, xuất hiện nhiều độc tố nguy hại với sức khỏe.
- Không ăn gừng bị dập nát vì sẽ rất dễ tạo nên độc tố safrole. Nếu ăn vào có thể gây tổn hại đến chức năng gan, hoại tử tế bào gan, dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
- Nên chọn củ gừng có màu sáng, mặt ngoài nhẵn, không có vết xước và không dập nát biến chất.
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nếu cách chữa đầy bụng bằng gừng không hiệu quả. Yumangel được dùng điều trị cho các trường hợp tăng tiết axit gây triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nóng rát, ợ hơi, ợ chua…
Với các trường hợp bị đầy bụng do bệnh lý hoặc kéo dài không khỏi dù áp dụng nhiều biện pháp điều trị tại nhà thì nên tới bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
V. Giải pháp phòng tránh tình trạng đầy bụng
Bên cạnh việc tìm hiểu cách dùng gừng chữa đầy bụng, bạn cũng nên chủ động phòng tránh tình trạng đầy bụng bằng cách
- Hạn chế ăn nhiều thức ăn cay nóng: Thức ăn cay nóng gây kích ứng đường tiêu hóa gây cảm giác khó chịu ở bụng và đầy hơi.
- Tránh ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh rất tiện lợi và thơm ngon nhưng lại nhiều chất béo và có hàm lượng dầu mỡ cao. Các chất béo khi vào dạ dày rất khó tiêu hóa và thường đọng lại không chỉ gây chướng bụng, không đầy hơi mà còn tích mỡ thừa cân.
- Hạn chế uống các loại nước uống có ga, bia, rượu: Nước ngọt có ga không những có hàm lượng đường cao dễ gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng. Các loại đồ uống chứa chất kích thích như bia rượu làm tăng tiết axit dịch vị ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi: Nhóm thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa vì giàu chất xơ lại dồi dào vitamin, chất khoáng.
- Thêm các loại gia vị như tỏi, gừng vào các món ăn hàng ngày: Ngoài việc tăng hương vị cho món ăn, các gia vị như gừng, tỏi còn rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa và đường ruột.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ: Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt giúp giảm áp lực lên dạ dày cũng như hệ tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn giúp giảm nguy cơ bị đầy bụng. Sau khi ăn xong, thay vì đi nằm hoặc ngủ ngay, bạn nên đi lại nhẹ nhàng để thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
- Không nên ăn đêm: Không nên ăn sau 8h tối hoặc ăn đêm vì sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa hơn.
- Thường xuyên vận động: Tăng cường tập luyện thể dục thể thao và vận động mỗi ngày vừa nâng cao sức khỏe, sức đề kháng vừa hạn chế được các loại bệnh về đường ruột rất tốt.
Trên đây, Yumangel.vn đã chi sẻ với bạn 10 cách dùng gừng chữa đầy bụng đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà. Đầy bụng là triệu chứng phổ biến và nhiều người gặp phải nhưng nếu tình trạng này đi kèm các dấu hiệu bất thường như sốt cao, nôn mửa thì cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chưa có bình luận!