Chuyên gia tư vấn: Đau dạ dày ăn táo được không?

Táo giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng người bị đau dạ dày ăn táo được không? Ăn mấy quả táo một ngày là tốt nhất? Cùng Yumangel.vn khám phá những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!.

I. Bệnh đau dạ dày và chế độ ăn uống 

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do các vết viêm, loét gây nên. Lúc này, dạ dày không thể thực hiện được chức năng của mình gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân.

Nguy hiểm hơn, đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

Đau dạ dày là một bệnh không mấy dễ chịu, khiến người bệnh quằn quại mỗi lần cơn đau xuất hiện và tái phát. Vấn đề ăn uống là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Chế độ ăn uống của bệnh nhân đau dạ dày nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu; chia nhỏ bữa ăn; ăn đủ bữa, đúng giờ, không nên bỏ bữa; tránh ăn thực phẩm chua, cay, khó tiêu hoặc thực phẩm có nhiều thuốc bảo quản…

Vấn đề ăn uống là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

II. Đau dạ dày ăn táo được không?

Trong các loại hoa quả, táo mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Vậy người bị đau dạ dày có nên ăn táo không?

1. Công dụng của táo với sức khỏe

Theo các nghiên cứu, trong 100g táo có chữa các thành phần dinh dưỡng với giá trị như sau:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 52 kcal
Lipid 0,2 g
Natri 1 mg
Kali 107 mg
Carbohydrat 14 g
Chất xơ 2,4 g
Đường 10g
Protein 0,3g
Vitamin C 4,6 mg
Canxi 6 mg
Sắt 0,1 mg
Magnesi 5mg
Vitamin B1 (Thiamin) 0.017mg
Vitamin B5 (Acid pantothenic) 0.061mg
Vitamin E 0.18mg
Magie 5mg
Vitamin B3 (Niacin) 0.091mg
Zeaxanthin và Lutein 29g
Beta-carotene 27g
Chất béo 0.17g
Vitamin B2 (Riboflavin) 0.026mg
Vitamin B9 (Folate) 3gg
Phốt pho 11mg
Mangan 0.035mg
Vitamin K 2.2g
Vitamin A 3g
Natri 1mg

Có thể thấy, táo là một thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe với các lợi ích sau:

  • Hạn chế nguy cơ bệnh lý về ung thư, tim mạch.
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Giảm lượng mỡ dư thừa.
  • Thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện tiêu chảy, táo bón hoặc khó tiêu do có bệnh lý về dạ dày.
  • Thu nhỏ và phòng ngừa sỏi mật.
  • Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch.
  • Loại bỏ độc tố gây hại ra khỏi cơ thể.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Kiểm soát triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Cải thiện hệ thần kinh.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Ngăn ngừa bệnh trĩ.
  • Kiểm soát hen suyễn.
  • Duy trì sức khỏe xương khớp.
  • Giảm ảnh hưởng của NSAID đối với dạ dày.
  • Tăng cường tuần hoàn máu.

Táo là một thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

2. Đau dạ dày ăn táo được không?

Táo giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thành phần pectin có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ dạ dày – ruột, giúp hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Do đó, người bị đau dạ dày hoàn có có thể ăn táo. Bạn có thể ăn táo nguyên vỏ hoặc chế biến thành các món ăn, đồ uống tùy theo sở thích của mình.

Theo các chuyên gia, các dưỡng chất có trong quá táo còn giúp nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân đau dạ dày. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ vi khuẩn HP tấn công dạ dày, ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, khi ăn táo bệnh nhân đau dạ dày nên ăn chú ý ăn với lượng vừa đủ, khoa học, không lạm dụng quá mức để tránh gây hại cho sức khỏe.

Thành phần pectin có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ dạ dày – ruột, giúp hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

III. Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn táo thế nào?

Khi đã nắm được việc đau dạ dày ăn táo được không, bạn cần biết cách ăn táo sao cho đúng cách để phát huy tối đa công dụng của loại quả này mà không làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Do đó khi sử dụng táo bạn nên lưu lại những mẹo sau:

1. Nên ăn táo vị ngọt

Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn táo chín có vị ngọt, không nên ăn táo xanh. Vì táo xanh có lượng acid cao hơn nên không tốt cho sức khỏe dạ dày. Trường hợp ăn quá nhiều táo xanh có thể gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày khiến triệu chứng ợ chua, ợ nóng nghiêm trọng hơn.

2. Lượng táo nên ăn

Mỗi ngày, bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 quả táo. Ăn quá nhiều táo sẽ gây áp lực lên dạ dày vì phải hoạt động quá mức.

3. Thời điểm ăn

Thời điểm thích hợp để ăn táo là sau bữa ăn trưa khoảng 30 phút. Không nên ăn táo vào buổi tối, ngay sau khi vừa ăn no hoặc khi bụng quá đói. Ăn táo ngay sau khi ăn bữa chính tạo gánh nặng cho dạ dày, nếu ăn khi đói sẽ làm tăng cảm giác cồn cào khó chịu.

4. Ngâm rửa táo 

Bệnh nhân đau dạ dày trước khi ăn táo cần rửa thật kỹ và ngâm muối trước khi ăn để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật.

5. Cách chế biến 

Người bệnh đau dạ dày có thể ăn cả vỏ táo để thu nạp trọn vẹn lượng chất xơ có trong loại hoa quả này.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số công thức chế biến táo để thay đổi khẩu vị như: nước ép táo, sinh tố táo chuối, bánh táo, táo chấm mật ong, táo dầm sữa chua, salad táo, trà táo, cháo táo đại mạch thịt dê.

6. Nhai kỹ

Phần vỏ và thịt của quả táo khá cứng, nếu nhai không kỹ rất dễ gây đau dạ dày hoặc tắc ruột. Vì vậy khi ăn bạn cần chú ý nhai thật kỹ, có thể cắt hoặc xay nhỏ táo trước khi ăn để hạn chế vấn đề này.

Việc nhai táo không kỹ có thể khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động mới có thể nghiền nát được, hậu quả là khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

7. Không ăn hạt táo

Khi ăn táo, bệnh nhân đau dạ dày không nên nhai, nuốt hạt táo để tránh nguy cơ ngộ độc xyanua.

8. Lưu ý khác

Một số lưu ý khác cho bệnh nhân đau dạ dày khi ăn táo đó là:

  • Không nên uống nước ép táo khi đang uống thuốc dị ứng fexofenadine.
  • Nước ép táo tốt cho sức khỏe nhưng có thể làm mất đi một hàm lượng chất xơ chứa trong táo.
  • Nên chọn mua quả táo tươi, vỏ đều màu và nhẵn mịn, đều màu, chín vừa tới.
  • Không nên mua táo có phần vỏ bầm tím, dập nát, chín nẫu.
  • Nên mua táo ở các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo táo an toàn và chất lượng, không chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu với dạ dày và sức khỏe.

Mỗi ngày, bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên ăn từ 1-2 quả táo.

IV. Câu hỏi thường gặp 

Có nhiều loại táo khác nhau nên bệnh nhân đau dạ dày còn khá nhiều thắc mắc khác khi ăn táo. Cụ thể:

1. Đau dạ dày có ăn được táo đỏ khô không?

Táo đỏ khô thường dùng trong các bài thuốc đông y chuyên điều trị chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại táo này có khả năng giảm lượng acid ở dạ dày, làm dịu đi các triệu chứng của bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

Vì vậy người bị đau dày có thể ăn táo đỏ khô và sử dụng loại quả này chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như: cháo nếp táo đỏ, chè táo đỏ hạt sen, canh táo đỏ và cỏ nhọ nồi, nước táo đỏ long nhãn, trà táo đỏ mật ong, canh táo đỏ ngân nhĩ….

2. Đau dạ dày có ăn táo xanh được không?

Hàm lượng dinh dưỡng trong táo xanh tương đương với táo chín. Tuy nhiên, acid tự nhiên trong táo xanh có thể làm nghiêm trọng hơn các vết loét. Do đó, người bệnh đau dạ dày không nên ăn táo xanh, nên lựa chọn táo đã chín.

3. Đau dạ dày có nên ăn táo tàu không?

Táo tàu giàu vitamin C và khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng lượng chất xơ lớn nên khi tiêu thụ sẽ gây kích thích dạ và gây cảm giác khó chịu trong quá trình tiêu hóa. Mặt khác, vỏ táo tàu khá cứng cứng với phần cạnh sắc nhọn nên có thể khiến tình trạng viêm loét và cơn đau dạ dày diễn ra nghiêm trọng hơn.

Táo đỏ khô thường dùng trong các bài thuốc đông y chuyên điều trị chứng viêm loét dạ dày tá tràng.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc đau dạ dày ăn táo được không và biết cách ăn đúng. Nếu tình trạng bệnh đau dạ dày không cải thiện sau một thời gian thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *