Trào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, nhưng khi xuất hiện cùng triệu chứng sốt, nhiều người không khỏi lo lắng: liệu trào ngược dạ dày có gây sốt và tình trạng này có nguy hiểm không? Bài viết này của thuốc dạ dày chữ Y sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày và sốt, các nguyên nhân tiềm ẩn, dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm, và các phương pháp xử lý hiệu quả, giúp bạn hiểu rõ và chủ động chăm sóc sức khỏe dạ dày của mình.
Mục lục
- I. Trào ngược dạ dày có gây sốt không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- II. Mức độ nguy hiểm của tình trạng trào ngược dạ dày gây sốt
- III. Khi nào cần gặp bác sĩ nếu trào ngược dạ dày kèm sốt?
- IV. Phương pháp xử lý khi trào ngược dạ dày gây sốt
- V. Lưu ý khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây sốt
- VI. Hỗ trợ giảm đau dạ dày, phòng ngừa biến chứng với Yumangel
I. Trào ngược dạ dày có gây sốt không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng các chất chứa trong dạ dày, bao gồm axit dịch vị, pepsin, và đôi khi cả dịch mật, trào ngược lên thực quản. Các triệu chứng kinh điển thường gặp bao gồm ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau tức thượng vị, khàn giọng, ho mạn tính. Vậy, liệu trào ngược dạ dày có gây sốt không?
Theo các chuyên gia, sốt không phải là một triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể xuất hiện triệu chứng sốt.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây sốt
1. Viêm nhiễm do axit trào ngược
- Sốt nhẹ: Khi axit dạ dày trào ngược lên đường hô hấp trên, nó có thể gây kích ứng và viêm niêm mạc họng, miệng (viêm họng, loét miệng). Phản ứng viêm này của cơ thể có thể dẫn đến sốt nhẹ, thường kèm theo đau họng.
- Viêm loét thực quản: Tình trạng trào ngược kéo dài làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm loét thực quản. Quá trình viêm này cũng có thể là một nguyên nhân gây sốt.
2. Biến chứng nặng của trào ngược dạ dày
- Viêm loét dạ dày: Trong một số trường hợp, đặc biệt nếu có sự hiện diện của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), niêm mạc dạ dày có thể bị viêm loét nghiêm trọng, dẫn đến sốt. Triệu chứng kèm theo thường là đau thượng vị dữ dội, buồn nôn, cồn cào.
- Hít sặc dịch vị (Aspiration Pneumonia) – một nguyên nhân hiếm gặp: Đây là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên cao và vô tình bị hít vào phổi, gây viêm phổi. Viêm phổi do hít sặc là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây sốt cao. Đây là một nguyên nhân gây sốt gián tiếp từ trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày có gây sốt không? Câu trả lời là Có
3. Nhiễm trùng khác đồng thời
- Đôi khi, sốt xuất hiện ở người bị trào ngược dạ dày có thể do một bệnh nhiễm trùng khác hoàn toàn không liên quan, như cúm, COVID-19 hoặc các nhiễm khuẩn khác.
- Nhiễm trùng phổi Nontuberculous Mycobacterial (NTM) – một nguyên nhân rất hiếm gặp: Một số nghiên cứu ghi nhận mối liên hệ giữa GERD và nhiễm NTM ở phổi, có thể gây sốt nhẹ. Lý thuyết cho rằng vi khuẩn NTM có trong thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn có thể bị hít vào phổi trong các đợt trào ngược (1).
4. Tác dụng phụ của thuốc điều trị trào ngược – một nguyên nhân hiếm gặp:
Một số loại thuốc ức chế bơm proton (PPIs), thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày, trong một số ít trường hợp có thể liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng (như viêm phổi, C.difficile) và dẫn đến sốt.
Dấu hiệu nhận biết khi trào ngược dạ dày có thể gây sốt
- Sốt nhẹ (dưới 38.5°C): Thường kèm đau họng, rát cổ, cảm giác vướng víu ở cổ.
- Sốt cao (trên 38.5°C – 41°C): Có thể kèm theo ớn lạnh, đau thượng vị, bụng cồn cào, buồn nôn, vã mồ hôi, mệt mỏi rã rời, đau cơ, mất nước. Trong trường hợp sốt rất cao và không được xử lý kịp thời, có thể xuất hiện co giật hoặc ảo giác, hoang tưởng – đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần cấp cứu ngay.
II. Mức độ nguy hiểm của tình trạng trào ngược dạ dày gây sốt
Việc đánh giá mức độ nguy hiểm khi trào ngược dạ dày gây sốt phụ thuộc vào nhiệt độ sốt và các triệu chứng đi kèm:
1. Trường hợp sốt nhẹ
- Thường là dấu hiệu của viêm tại họng, miệng do tiếp xúc với axit. Tình trạng này thường không quá nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách và triệu chứng trào ngược được kiểm soát.
- Tuy nhiên, nếu sốt nhẹ kéo dài hoặc kèm theo khó chịu ở bụng, cần cảnh giác với viêm loét dạ dày tiềm ẩn.
2. Trường hợp sốt cao/sốt nặng
- Đây là dấu hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm cao hơn. Sốt cao có thể là biểu hiện của các biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày hoặc các vấn đề sức khỏe khác cần can thiệp y tế khẩn cấp:
- Viêm loét thực quản nặng, xuất huyết thực quản.
- Viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày.
- Viêm phổi do hít sặc (nếu có triệu chứng hô hấp).
- Hiếm hơn, đây có thể là dấu hiệu liên quan đến các tình trạng tiền ung thư hoặc ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
- Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.
Sốt nhẹ do trào ngược thường là dấu hiệu của viêm tại họng, miệng do tiếp xúc với axit
III. Khi nào cần gặp bác sĩ nếu trào ngược dạ dày kèm sốt?
Với trường hợp sốt nhẹ và không có triệu chứng kèm theo, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng sau:
- Sốt cao trên 39 độ
- Kèm triệu chứng như đau dạ dày, ói mửa, nôn ra máu, đau bụng, mệt mỏi, mất nước.
- Xuất hiện các biến chứng như viêm loét thực quản, xuất huyết dạ dày.
Sốt nặng ở bệnh nhân trào ngược có thể là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, hãy chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.
IV. Phương pháp xử lý khi trào ngược dạ dày gây sốt
Trường hợp bị trào ngược dạ dày kèm theo triệu chứng sốt, người bệnh cần thực hiện cả hạ sốt và điều trị dứt điểm trào ngược axit. Tùy vào mức độ sốt nhẹ hay nặng bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả.
1. Điều trị không dùng thuốc
Với trường hợp nhẹ, bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi: Bệnh nhân trào ngược dạ dày bị sốt nên tránh lao động quá sức hoặc vận động mạnh khi đang bị sốt, để cơ thể có đủ thời gian hồi phục lại.
- Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước khi bị sốt để tránh cơ thể mất nước.
- Ăn nhiều hoa quả: Nên ăn các loại hoa quả có hàm lượng nước và vitamin C dồi dào như dưa chuột, dưa hấu, táo, dưa gang, kiwi… Không chỉ giúp hạ sốt mà còn có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
- Loại bỏ thói quen ăn uống không tốt: Không nên ăn quá no, nên chia thành 5-6 bữa ăn/ngày để giảm áp lực lên dạ dày; không nên ăn nhiều thực phẩm chứa đường và chất béo.
- Làm mát cơ thể: Bằng cách cởi bỏ bớt quần áo đang mặc, dùng khăn sạch lau người để thấm bớt mồ hôi. Dùng khăn ấm để đắp và chườm ở các vị trí tỏa nhiều nhiệt như trán, nách, bẹn để hạ bớt nhiệt độ cơ thể. Lưu ý không nên dùng nước quá lạnh hoặc đắp khăn lạnh trên người quá lâu.
- Xông hơi: Đun sôi các loại thảo dược như lá bưởi, tía tô, sả, gừng, bạc hà, lá khung diệp rồi tiến hành xông hơi trong khoảng 10-15 phút sau đó dùng khăn sạch lau khô cơ thể. Hơi nóng thảo dược bốc lên sẽ giúp làm mát cơ thể, hạ sốt và nóng, đào thải độc tố ra gây bệnh trong da ra ngoài. Lưu ý khi xông hơi cần ngồi cách nồi xông hơi khoảng 30 đến 40cm để tránh bị bỏng.
- Dùng chanh tươi: Thái chanh tươi thành từng lát mỏng rồi chà nhẹ nhàng lên trán và dọc theo xương sống. Kết hẹp uống 1 cốc nước chanh ấm cùng chút đường.
- Dùng khoai tây: Khoai tây gọt vỏ rồi cắt lát mỏng, tiếp tục cho vào ngâm với giấm trong khoảng 10 phút. Vớt khoai tây ra cho ráo nước rồi đặt lên vùng trán sau đó tiếp tục đặt khăn ấm lên trên sẽ giúp hạ sốt hiệu quả.
Nên ăn các loại hoa quả có hàm lượng nước và vitamin C dồi dào
2. Điều trị dùng thuốc
Trường hợp đã áp dụng các cách trên nhưng triệu chứng sốt không thuyên giảm, thậm chí trở nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày kèm sốt có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để dùng các thuốc giảm đau hạ sốt phù hợp để khắc phục cơn sốt. Trong một số trường hợp khẩn cấp, người bệnh cần được giảm đau dạ dày, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc Tây y kê đơn như sau:
- Thuốc giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới: Baclofen.
- Thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazole, omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, dexlansoprazole, rabeprazole.
- Thuốc chẹn thụ thể H-2: Nizatidine, famotidine.
Một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày gây sốt gồm:
- Thuốc giảm sản xuất axit: Nizatidine, cimetidine, Famotidine.
- Thuốc trung hòa axit dạ dày: Mylanta, tums, rolaids.
- Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và chữa lành thực quản: Lansoprazole, omeprazole.
Ngoài ra, bạn có thể thử dùng Tylenol (acetaminophen) không kê đơn, một loại thuốc giảm đau và hạ sốt. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), Acetaminophen là lựa chọn tốt hơn cho những người bị trào ngược axit so với Advil hoặc Motrin (ibuprofen), Aleve (naproxen) hoặc aspirin, vì có thể làm chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn.
V. Lưu ý khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây sốt
Trường hợp trào ngược dạ dày gây sốt cao kéo dài, không nên tự ý điều trị tại nhà, hãy đến bệnh để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày gây sốt, để đảm bảo hiệu quả và an toàn người bệnh cần thực hiện những lưu ý sau:
- Tuân thủ phác đồ điều trị trào ngược dạ dày của bác sĩ, loại thuốc sử dụng và thời gian uống thuốc.
- Tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào khi chưa hỏi ý kiến và được sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
- Cần đặc biệt chú ý khi điều trị hạ sốt tại nhà cho người cao tuổi, trẻ nhỏ, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, nước rau củ hoặc nước bù điện giải để tránh cơ thể bị mất nước.
- Không nên sử dụng những thực phẩm gây kích thích tăng tiết axit trong dạ dày như đồ uống có ga, rượu, bia, thức ăn cay nóng, đồ chua, đồ ăn dầu mỡ, các sản phẩm từ sữa….
- Trong sinh hoạt hàng ngày nên thư giãn và nghỉ ngơi điều độ, tránh tâm lý căng thẳng stress.
Cần đặc biệt chú ý khi điều trị hạ sốt tại nhà cho người cao tuổi, trẻ nhỏ
VI. Hỗ trợ giảm đau dạ dày, phòng ngừa biến chứng với Yumangel
Bên cạnh việc hạ sốt, điều trị triệu chứng trào ngược axit hiệu quả là yếu tố then chốt để ngăn ngừa các biến chứng. Với các trường hợp trào ngược nhẹ đến vừa, có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y, một trong những thuốc kháng axit dạng hỗn dịch được tin dùng hiện nay.
Yumangel chứa hoạt chất Almagate giúp trung hòa axit dạ dày nhanh chóng, bảo vệ niêm mạc thực quản và giảm cảm giác nóng rát, ợ chua – những triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày. Đặc biệt, với dạng gel sẵn sàng sử dụng, Yumangel phù hợp cho những người cần cải thiện triệu chứng nhanh, dễ uống và tiện lợi khi mang theo.
Yumangel là một trong những thuốc kháng axit dạng hỗn dịch hiệu quả nhanh, giảm đau chỉ trong 5-10 phút
Trào ngược dạ dày có gây sốt là một tình trạng tuy hiếm gặp nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, từ viêm nhiễm nhẹ tại đường hô hấp trên do axit đến các biến chứng nguy hiểm hơn của bệnh lý dạ dày – thực quản. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, hiểu rõ nguyên nhân và mức độ nguy hiểm sẽ giúp bạn có phương pháp xử lý kịp thời và phù hợp.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...