Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày phổ biến nhất là dùng thuốc. Vậy đơn thuốc viêm dạ dày được chỉ định với trường hợp nào và có những loại thuốc nào? Đọc bài viết sau của Thuốc dạ dày chữ Y để có câu trả lời nhé!
Mục lục
I. Tổng quan về bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày hay viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng bề mặt niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bào mòn do vi khuẩn hoặc những tác nhân khác.
Bệnh viêm dạ dày gồm có hai loại là: viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là cơn đau vùng thượng vị, buồn nôn, chán ăn, khó chịu trong bụng, ợ chua, ợ hơi…
Các nguyên nhân viêm dạ dày gồm: nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori; sử dụng thuốc aspirin, thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDS) trong thời gian dài; uống nhiều bia rượu; do stress, chấn thương nặng, bỏng, nhiễm khuẩn huyết….
Viêm dạ dày cấp tính không nguy hiểm, có thể điều trị nội khoa dứt điểm bằng uống đường uống. Tuy nhiên, bệnh có thể gây xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện như nôn ra máu, ỉa phân đen, thiếu máu. Viêm dạ dày mạn tính cũng là một nguyên nhân gây teo niêm mạc dạ dày dẫn đến dị sản ruột , loạn sản và nghiêm trọng nhất ung thư dạ dày.
II. Đơn thuốc viêm dạ dày được kê khi nào?
Đơn thuốc viêm dạ dày được bác sĩ kê cho bệnh nhân khi các triệu chứng bệnh không thuyên giảm dù người bệnh đã áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Tùy thuộc vào từng triệu chứng lâm sàng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh. Các loại thuốc thông dụng được sử dụng để điều trị viêm dạ dày gồm:
- Thuốc kháng sinh: Điều trị cho bệnh nhân bị viêm dạ dày vi khuẩn HP.
- Thuốc trung hòa axit: Công dụng làm giảm sự tiếp xúc của acid vào niêm mạc và thành dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton: Đây là thuốc giảm tiết axit giúp kiểm soát và làm giảm lượng acid mà dạ dày tạo ra.
III. Tìm hiểu 2 đơn thuốc viêm dạ dày cấp và mạn tính
2 đơn thuốc điều trị viêm dạ dày cấp và mạn tính dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng vì tình trạng bệnh của mỗi người là hoàn toàn khác nhau.
1. Đơn thuốc viêm dạ dày số 1
Các loại thuốc được chỉ định trong đơn thuốc điều trị viêm dạ dày số 1 gồm: Nexium Mups 40 mg, Amoxicillin 500mg (Praverix 500mg) và Clarithromycin 500mg stada. Cụ thể tác dụng và cách dùng của từng loại thuốc như sau:
1.1. Thuốc Nexium Mups 40 mg
Thuốc Nexium thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, có hoạt chất chính là Esomeprazole 40mg. Thuốc thường được dùng để ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP hay do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Tác dụng: Làm giảm tiết acid tại dạ dày, chống trào ngược dạ dày, chống loét và một số tình trạng liên quan tới acid dạ dày khác.
- Tác dụng phụ: Phản ứng dị ứng với các biểu hiện như sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng gây khó thở, phát ban…
- Liều dùng: 30 viên, ngày uống 1 viên, uống trước bữa ăn 30 phút.
- Giá thành: Khoảng 700.000 VNĐ
1.2. Thuốc Amoxicillin 500mg (Praverix 500mg)
Amoxicillin 500mg (Praverix 500mg) thuộc nhóm thuốc kháng sinh:
- Tác dụng: Diệt trừ nhiều loại vi khuẩn, bao gồm của vi khuẩn HP; điều trị các trường hợp bị đau, viêm loét dạ dày tá tràng dương tính với HP.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn và nôn, sưng lưỡi, đau đầu, tiết dịch…
- Liều dùng: 20 viên, uống 2 viên/ngày, chia làm 2 lần (sáng, tối)
- Giá thành: Khoảng 50.000 VNĐ
1.3. Thuốc Clarithromycin 500mg stada
Clarithromycin là thuốc kháng sinh nhóm macrolid:
- Tác dụng: Chống nhiễm trùng chữa trị một số dạng viêm loét dạ dày. Thuốc có thể dùng chung với sữa hoặc thức ăn.
- Tác dụng phụ: Đau đầu, sốt, đau nhức cơ thể, sưng hạch, phát ban da, dị ứng…
- Liều dùng: 20 viên, ngày uống 2 viên sau ăn.
- Giá thành: Khoảng 117.000 VNĐ.
2. Đơn thuốc điều trị viêm dạ dày số 2
Các loại thuốc sử dụng trong đơn thuốc viêm dạ dày số 2 gồm: Novoxim – Clox, Sotramezol và Gastevin 30mg. Cụ thể tác dụng, cách dụng của từng loại thuốc như sau:
2.1. Thuốc Novoxim – Clox
Novoxim – clox là thuốc kháng sinh có thành phần Amoxicillin:
- Tác dụng: Điều trị nhiễm trùng, chống lại vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn và nôn, tăng bạch cầu đa nhân ái toan, tiêu chảy, viêm miệng, lưỡi, đài tràng,…
- Liều dùng: 40 viên, uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều, mỗi lần 2 viên.
- Giá thành: Khoảng 3.000 VNĐ/viên.
2.2. Thuốc Sotramezol
Thuốc Sotramezol thuộc nhóm kháng sinh nitro – 5 imidazole với hành phần hoạt chất chính là Metronidazole:
- Tác dụng: Chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, biếng ăn, thay đổi vị giác, đau thượng vị, tiêu chảy,…
- Liều dùng: 20 viên, ngày uống 2 viên vào sáng và tối sau ăn.
- Giá bán: Khoảng 500 VND/viên.
2.3. Thuốc Gastevin 30mg
Thuốc Gastevin 30mg có thành phần chính là Lansoprazole:
- Tác dụng: Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản nhờ khả năng tiết chế lượng acid tránh dư thừa, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, chóng mặt, dị ứng, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa…
- Liều dùng: 30 viên, uống 2 viên/ngày vào sáng và tối.
- Giá bán: Khoảng 150.000 VNĐ/hộp.
IV. Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc điều trị viêm dạ dày
Bệnh nhân viêm dạ dày tuyệt đối không nên dùng đơn thuốc của người khác để điều trị bệnh. Thay vào đó, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế/bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phác đồ và đơn thuốc điều trị viêm dạ dày phù hợp, hiệu quả.
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày, bệnh nhân cần tuân thủ những quy tắc dưới đây:
- Dùng thuốc đầy đủ liệu trình đã được bác sĩ chỉ định: Không tự ý bỏ liều hoặc dừng thuốc giữa chừng, đặc biệt là thuốc kháng sinh vì có thể làm giảm hiệu quả khiến việc điều trị thất bại hoặc bệnh tái đi tái lại không dứt điểm.
- Uống thuốc đúng thời điểm: Việc uống thuốc sau ăn hay trước ăn nếu không theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ cũng có thể ảnh hưởng hoặc thay đổi hiệu quả điều trị.
- Thông báo về loại thuốc đang dùng: Người bệnh trước khi dùng thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng cần thông báo với bác sĩ các thuốc đang sử dụng, kể cả các loại thực phẩm chức năng hay sản phẩm bổ sung khác để tránh tương tác bất lợi.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc: Để thông báo với các bác sĩ kịp thời và có cách khắc phục nhanh chóng.
- Quan sát diễn tiến bệnh: Bệnh nhân trong thời gian điều trị bằng thuốc nếu thấy có triệu chứng như nôn mửa, đau quặn bụng, đi ngoài phân đen, yếu mệt, nôn ra máu… thì cần đến bệnh viện ngay.
- Thức ăn cần kiêng: Trong thời gian điều trị loét dạ dày bằng thuốc, người bệnh không nên dùng các thức ăn chua, cay nóng, đồ ăn cứng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu; thức uống chứa cồn vì có thể gây tương tác có hại.
- Thay đổi lối sống: Giảm các thói quen xấu theo lời khuyên của bác sĩ như: tránh uống nhiều rượu bia, không hút thuốc, ăn các thức ăn lành mạnh, tăng cường ăn rau, hoa quả tươi …
Để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm dạ dày, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.
Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh cơn đau vùng thượng vị và các triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Để biết chính xác tình trạng bệnh và điều trị cần sử dụng những loại thuốc gì, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân từ đó chỉ định đơn thuốc viêm dạ dày phù hợp.
Tham khảo:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...