Hội chứng cơ nâng hậu môn (Levator Ani Syndrome) là gì: Biểu hiện và cách xử lý

Cơ nâng hậu môn là bệnh lý mới xuất hiện nên khi nghe tên nhiều người không biết đây là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào. Vì vậy, bài viết này của Yumangel.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về hội chứng đau cơ nâng hậu môn. 

I – Hội chứng cơ nâng hậu môn là gì?

Hội chứng cơ nâng hậu môn tiếng Anh là Levator Ani Syndrome . Đây là một dạng rối loạn của chức năng cơ sàn chậu, khiến các cơ ở vùng xương chậu và hậu môn co thắt gây ra đau hậu môn mãn tính.

Hình ảnh bệnh nhân bị cơ nâng hậu môn

Hình ảnh bệnh nhân bị cơ nâng hậu môn

Tỉ lệ mắc bệnh cơ nâng hậu môn nữ giới cao hơn nam giới. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh cơ nâng hậu môn có thể chuyển biến thành hội chứng đau cân cơ.

II – Nguyên nhân bị cơ nâng hậu môn

Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây hội chứng cơ nâng hậu môn. Tuy nhiên, bệnh có thể liên quan tới một số yếu tố sau:

  • Thói quen nhịn đại tiện hoặc tiểu tiện.
  • Teo âm đạo.
  • Đau ở âm hộ.
  • Đau tử cung nhưng vẫn cố gắng quan hệ tình dục.
Nguyên nhân chính xác gây hội chứng nâng cơ hậu môn hiện vẫn chưa được tìm ra. 

Nguyên nhân chính xác gây hội chứng nâng cơ hậu môn hiện vẫn chưa được tìm ra.

  • Tổn thương ở sàn chậu do phẫu thuật hoặc chấn thương.
  • Thai phụ sau khi sinh.
  • Do đau ở vùng chậu mãn tính khác như: hội chứng IBS, viêm bàng quang kẽ, lạc nội mạc tử cung.

III – Biểu hiện của hội chứng cơ nâng hậu môn

Triệu chứng điển hình khi bị cơ nâng hậu môn là thường xuyên bị đau âm ỉ ở trực tràng. Các triệu chứng có thể kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống:

  • Đau ở trực tràng: Bệnh nhân bị đau ở trực tràng nhưng liên quan đến việc đi đại tiện. Cơn đau tăng lên khi nằm ngửa hoặc ngồi.
  • Có thể bị đau ở thắt lưng: Cơn đau ở thắt lưng lan xuống háng hoặc đùi. Với nam giới bị đau cơ nâng hậu môn, cơn đau có thể còn lan đến tuyến tiền liệt, đầu dương vật, tinh hoàn và niệu đạo.

Bệnh cơ nâng hậu môn giải phẫu Bệnh nhân cơ nâng hậu môn chủ yếu bị đau ở trực tràng. 

  • Triệu chứng ở đường tiết niệu và ruột: Gồm táo bón, mót rặn, đầy hơi, thường xuyên đi tiểu; tiểu gấp, khó khăn khi đi tiểu;đau bàng quang hoặc đau khi đi tiểu; tiểu không kiểm soát.
  • Vấn đề tình dục: Hội chứng cơ nâng hậu môn có thể gây đau trước, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, phổ biến là ở nữ giới. Với nam giới thì gây đau khi xuất tinh, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.

Xem thêm: Thốn hậu môn là bệnh gì

IV – Cách xử lý điều trị bệnh cơ nâng hậu môn

Hiện y học vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh cơ nâng hậu môn hiệu quả triệt để. Một số phương pháp có thể áp dụng để kiểm soát bệnh đó là:

  • Vật lý trị liệu: Mục đích của phương pháp vật lý trị liệu là làm giảm co thắt tại các cơ sàn chậu.
  • Kích thích bằng dòng điện (Electrogalvanic Stimulation): Kỹ thuật này 1  đầu dò vào hậu môn để tiến hành kích thích bằng dòng điện nhẹ. Hiệu quả của phương pháp điều trị này được đánh giá cao hơn so với vật lý trị liệu.
  • Phản hồi sinh học (biofeedback): Phương pháp này sử dụng các thiết bị chuyên dụng để thư giãn và kiểm soát cơ bắp từ đó làm giảm nhẹ áp lực ở vùng hậu môn.
  • Tiêm botox: Một số nghiên cứu cho thấy, tiêm botox có thể giảm hiệu quả tình trạng co thắt cơ.

giải phẫu cơ nâng hậu mônĐiều trị cơ nâng hậu môn

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp tại nhà giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng cơ nâng hậu môn như:

  • Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Tác dụng của nhóm thuốc này là giúp giảm đau đớn và khó chịu của hội chứng đau cơ nâng hậu môn. 
  • Tắm kiểu ngồi (sitz bath): Tiến hành ngâm vùng hậu môn trong chậu nước ấm giúp giảm co thắt hậu môn.
  • Lót gối khi ngồi: Sử dụng chiếc gối có hình dáng như chiếc bánh donut có thể giảm bớt áp lực lên hậu môn.

V – Phòng tránh cơ nâng hậu môn

Từ các nguyên nhân gây bệnh ở trên, bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh bằng cách:

  • Đi tiểu tiện hoặc đại tiện ngay khi buồn, tuyệt đối không nên nhịn.
  • Không nên quan hệ tình dục khi bị đau tử cung, âm đạo.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện các bệnh lý làm tăng nguy cơ bị hội chứng nâng cơ hậu môn như: hội chứng ruột kích thích, viêm bàng quang kẽ, lạc nội mạc tử cung.

Với các thông tin vừa cung cấp ở trên, mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về hội chứng cơ nâng hậu môn. Để chủ động phòng tránh bệnh, bạn nên thay đổi các thói quen xấu như nhịn tiểu, nhịn đại tiện gây ảnh hưởng không tốt cho cơ quan bàng quang và đường tiết niệu.

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *