Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày, từ ngang góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị (bộ phận tiếp nối giữa hành tá tràng và dạ dày). Đây là một bộ phận quan trọng của dạ dày. Do đó, khi bị viêm xung huyết hang vị dạ dày, người bệnh cần chữa trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ngay bây giờ, hãy cùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tìm hiểu viêm xung huyết hang vị là sao nhé!
Mục lục
- I – Bệnh viêm xung huyết hang vị là gì?
- II – Tại sao viêm xung huyết hang vị?
- III – Viêm xung huyết hang vị triệu chứng như thế nào?
- IV – Viêm xung huyết hang vị có sao không?
- V – Viêm xung huyết hang vị có chữa được không?
- VI – Các cấp độ viêm xung huyết hang vị dạ dày
- VII – Bị viêm xung huyết hang vị nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- VIII – Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì? Thuốc trị viêm xung huyết hang vị
I – Bệnh viêm xung huyết hang vị là gì?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì? Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị bị viêm, khiến cho mạch máu giãn nở gây ra tình trạng xung huyết. Vì thế, vùng niêm mạc dạ dày bị viêm sẽ đỏ hơn các vùng khác.
Đôi khi, viêm xung huyết hang vị dạ dày còn có thể lan rộng sang các vị trí khác của dạ dày gây các bệnh như:
– Viêm xung huyết hang vị và tiền môn vị/ Viêm xung huyết hang vị tiền môn vị: Vị trí viêm có tiến sát đến môn vị.
– Viêm xung huyết hang vị hành tá tràng/ viêm xung huyết hang vị tá tràng: Hành tá tràng là phần trên của tá tràng, được ngăn cách với dạ dày bởi môn vị. Lúc này, tình trạng viêm xuất huyết niêm mạc không chỉ nằm ở hang vị mà còn lan sang cả môn vị và hành tá tràng. Yumangel gợi ý: Hành tá tràng là gì
Hình ảnh viêm xung huyết hang vị dạ dày
II – Tại sao viêm xung huyết hang vị?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm xung huyết hang vị dạ dày. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:
– Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn Hp/ Viêm xung huyết hang vị Hp: Đây là tình trạng viêm xung huyết hang vị do vi khuẩn Hp gây nên.
Vi khuẩn này là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Và phần lớn người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày đều do vi khuẩn Hp gây nên.
– Sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian kéo dài.
– Sử dụng các thực phẩm hoặc các chất khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng trong một thời gian: rượu bia, thuốc lá, ớt, tiêu,…
– Thường xuyên mất ngủ hoặc căng thẳng, stress…
– Một số trường hợp do các bệnh tự miễn
Thức khuya, stress thường xuyên cũng là nguyên nhân gây xung huyết hang vị.
III – Viêm xung huyết hang vị triệu chứng như thế nào?
Viêm xung huyết hang vị nhẹ thường ít có biểu hiện. Thậm chí, 20% người bệnh có các biểu hiện viêm xung huyết hang vị rất mờ nhạt.
Dưới đây là dấu hiệu viêm xung huyết hang vị dạ dày dễ nhận biết nhất:
– Đau rát vùng thượng vị. Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn khi thay đổi thời tiết, đau tăng lên khi ăn no.
– Các triệu chứng kèm theo là đầy bụng, ợ hơi, ợ chua…
– Có cảm giác buồn nôn, có thể kèm theo nôn
Đau rát thượng vị là triệu chứng phổ biến của viêm xung huyết hang vị.
IV – Viêm xung huyết hang vị có sao không?
Khi nhận được kết quả viêm xung huyết hang vị dương tính hẳn là bạn sẽ rất lo lắng. Thực sự, viêm xung huyết hang vị nếu được điều trị sớm sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cách chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày không hiệu quả, có thể gây ra:
– Đau, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
– Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, có thể gây ra biến chứng như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.
V – Viêm xung huyết hang vị có chữa được không?
Viêm xung huyết hang vị có thể chữa khỏi bằng thuốc nam y/ đông y/ tây y. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả và nhanh chóng bình phục, người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị phù hợp nhất.
VI – Các cấp độ viêm xung huyết hang vị dạ dày
Viêm xung huyết hang vị được chia thành 3 cấp độ chính là: viêm xung huyết hang vị mức độ nhẹ, viêm xung huyết hang vị mức độ vừa và viêm xung huyết hang vị mức độ nặng.
Khi viêm xung huyết mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ vùng thượng vị và không có nhiều triệu chứng lâm sàng để nhận biết.
Khi viêm xung huyết hang vị mức độ trung bình, các dấu hiệu của bệnh cũng trở nên rõ ràng hơn như buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, da xanh xao, thiếu sức sống, xuất hiện vết hồng ban trên niêm mạc dạ dày…
Viêm xung huyết hang vị mức độ nhiều có triệu chứng tương tự mức độ trung bình nhưng dữ dội và khó chịu hơn.
( → Xem thêm: Viêm hang vị dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị)
VII – Bị viêm xung huyết hang vị nên ăn gì và kiêng ăn gì?
1. Viêm xung huyết hang vị dạ dày ăn gì?
- Các loại rau xanh (mồng tơi, rau ngót, súp lơ xanh, rau bina…): Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, rau xanh còn dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên dạ dày.
- Thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, cơm, cháo..): Thực phẩm giàu tinh bột sẽ giúp hút bớt axit dạ dày. Ngoài ra, thực phẩm giàu tinh bột cũng dễ tiêu và hút bớt axit dạ dày.
- Ngũ cốc nguyên cám: Loại ngũ cốc này chứa 51% nội nhũ, mầm ngũ cốc và cám, được đánh giá là có nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng cải thiện các bệnh như viêm dạ dày, viêm đại tràng.
- Thực phẩm giàu omega-3 như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi…: Không chỉ tốt cho dạ dày mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Thực phẩm giàu protein: Nhóm thực phẩm giàu protein có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phục hồi các tổn thương do viêm loét.
- Sữa chua: chứa nhiều lợi khuẩn nên ức chế các vi khuẩn có hại cho dạ dày.
Mồng tơi là một loại rau tốt cho người bị viêm xung huyết hang vị.
2. Viêm xung huyết hang vị kiêng ăn gì?
- Thực phẩm cay nóng: Ớt, hạt tiêu,… sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày, khiến bệnh nặng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, cà chua, cam…
- Hải sản: Thường có tính nóng nên làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của dạ dày.
- Rau chứa nhiều chất xơ không tan: Chất xơ khó tan như rau hẹ, khoai môn, đậu khô… sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa, phải làm việc quá sức.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cứng, đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh
- Các loại đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích, chứa gas…
Viêm xung huyết hang vị không nên sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…
Ngoài chú ý chế độ ăn uống, người bệnh cần chú ý nhiều hơn đến cách điều trị viêm xung huyết hang vị để bệnh chấm dứt, không để lại biến chứng nguy hiểm.
VIII – Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì? Thuốc trị viêm xung huyết hang vị
Viêm xung huyết hang vị cách chữa trị như thế nào? Dưới đây là các cách điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày thường được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả.
1. Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị bằng nam y
- Mật ong & nghệ: Nghệ và mật ong nguyên chất có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng rất tốt. Người bệnh có thể uống bột nghệ và mật ong liên tục vào bữa sáng và bữa tối trước khi ăn 30 phút.
- Nha đam: Trong nha đam có hơn 20 loại vitamin và các chất có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Bệnh nhân có thể lọc lấy phần thịt nha đam, xay nhuyễn, trộn với mật ong nguyên chất, bảo quản trong tủ lạnh để dùng mỗi ngày.
** Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng.
2. Thuốc tây điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày
Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp:
- Nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày
- Nhóm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp (nếu có).
- Thuốc giảm tiết axit dịch vị (thuốc kháng H2 và ức chế bơm Proton)
Ngoài ra, để điều trị triệu chứng, bạn có thể uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel sẽ trung hòa axit dạ dày, tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc, giúp các triệu chứng khó chịu nhanh chóng giảm xuống.
Yumangel giúp điều trị triệu chứng khó chịu của viêm xung huyết hang vị.
>> Xem VIDEO cách dùng thuốc dạ dày chữ Y chuẩn nhất <<
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về viêm xung huyết hang vị dạ dày, vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel tư vấn trực tiếp nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…