Viêm loét hành tá tràng là bệnh lý về tiêu hóa rất phổ biến trong thời điểm hiện tại, theo đó, đây là căn bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Để có thể hiểu rõ về viêm loét hành tá tràng, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết sau đây!
Mục lục
- I. Hành tá tràng là gì? Nằm ở đâu?
- II. Tổng quan về viêm loét hành tá tràng
- III. Nguyên nhân gây viêm hành tá tràng
- IV. Triệu chứng của viêm hành tá tràng
- V. Các phương pháp chẩn đoán viêm hành tá tràng
- VI. Viêm đau hành tá tràng có nguy hiểm không?
- VII. Các phương pháp điều trị loét hành tá tràng
- VIII. Các phương pháp phòng ngừa bệnh hành tá tràng
I. Hành tá tràng là gì? Nằm ở đâu?
Để có được thông tin chính xác về hành tá tràng, cũng như vị trí của bộ phận này, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết về khái niệm của tá tràng.
Ruột non được cấu thành bởi 3 bộ phận chính, bao gồm: Tá tràng, hồi tràng và manh tràng. Tá tràng chính là phần đầu của ruột non, nơi tiếp nhận dịch tụy và dịch mật.
Hành tá tràng chính là phần trên của tá tràng, có vị trí ngay sau môn vị dạ dày, chiều dài khoảng bằng 2/3 tá tràng.
Bởi vì đoạn tá tràng trên phình ra như củ hành nên thường được gọi là hành tá tràng.
II. Tổng quan về viêm loét hành tá tràng
Viêm dạ dày hành tá tràng là sự mất cân bằng giữa việc tấn công và bảo vệ niêm mạc (Hay còn gọi là dịch vị và mang nhầy).
Sự mất cân bằng này ở mức độ nhẹ gây ra tổn thương viêm trên niêm mạc, lâu dần, các tổn thương viêm phát triển thành vết loét, thậm chí còn phá hủy cơ, gây thủng hành tá tràng.
III. Nguyên nhân gây viêm hành tá tràng
Có nhiều nguyên nhân gây viêm hành tá tràng và đại tràng, cụ thể, những lý do chính gây ra tình trạng này bao gồm:
1.Vi khuẩn Hp
Đây được xem là lý do chính gây ra viêm loét hành tá tràng, vi khuẩn Hp có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết axit dịch vị, đồng thời khiến hành tá tràng giảm sản xuất màng nhầy, bảo vệ niêm mạc.
Bởi vậy, chúng ta có nghe thấy thuật ngữ loét hành tá tràng hp dương tính.
2. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Việc ăn uống thiếu lành mạnh thường xuyên có thể khiến chúng ta bị viêm loét phần trên của tá tràng.
Các biểu hiện thường gặp của ăn uống không khoa học bao gồm: Ăn thực phẩm cay như tiêu, ớt, mù tạt…; thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi…; Các loại đồ uống như: Cà phê, rượu, bia; đồ uống có gas;
Ngoài ra, việcăn uống không đủ bữa, không đúng giờ; ăn quá no hoặc quá đói; vận động, làm việc, tắm gội hoặc nằm sau khi ăn cũng khiến hành tá tràng gặp vấn đề.
3. Sử dụng các loại thuốc giảm đau
Việc xử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau như corticoid, NSAIDs… trong 1 thời gian dài sẽ khiến lớp màng nhầy không được sản xuất ra để bảo vệ niêm mạc hành tá tràng.
4. Các lý do khác
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến ở trên, viêm loét hành tá tràng còn xuất hiện bởi 1 số lý do khác, có thể kể đến như:
– Căng thẳng, stress kéo dài; thường xuyên thức khuya.
– Tiền sử gia đình có người mắc viêm loét hành tá tràng thì chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.
IV. Triệu chứng của viêm hành tá tràng
Với viêm loét hành tá tràng, người bệnh có thể gặp phải một trong các triệu chứng điển hình sau đây:
– Cảm thấy đau đớn ở vùng thượng vị nhưng hơi lệch sang phải.
– Thường xuất hiện các cơn đau liên quan đến bữa ăn, hay đau khi bị đói và cơn đau sẽ giảm khi ăn.
– Ăn vào khó tiêu.
– Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, có thể nôn.
– Người bệnh có thể bị thiếu máu, thiếu sắt nếu vết loét rỉ máu thường xuyên.
– Khi gặp trường hợp xuất huyết tiêu hóa, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng xấu như: Đi ngoài phân đen, nôn ra máu. Trường hợp bị nặng, người bệnh còn có nguy cơ bị sốc, tụt huyết áp.
V. Các phương pháp chẩn đoán viêm hành tá tràng
Với viêm loét tại vị trí hành tá tràng, các bác sĩ sẽ chẩn đoán căn bệnh này theo một số phương pháp sau đây:
1. Phương pháp nội soi
Nội soi hành tá tràng giúp bác sĩ quan sát chính xác vị trí và tình trạng của ổ loét (độ sâu, kích thước và hình dạng).
Khi nội soi, thông thường, bác sĩ sẽ thấy thêm mẫu mô để thực hiện sinh thiết, điều này giúp kiểm tra xem có sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không.
2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để biết được mức độ mất máu do chảy máu hành tá tràng.
Từ đó, các bác sĩ sẽ nắm được mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm loét mà bạn đang gặp phải.
3. Sinh thiết
Sinh thiết nhằm phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày, hành tá tràng.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp chẩn đoán ung thư sớm – Một biến chứng nguy hiểm của viêm loét hành tá tràng.
VI. Viêm đau hành tá tràng có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét hành tá tràng có thể tiến triển thành các biến chứng cực kỳ nguy hiểm, chẳng hạn như:
– Xuất huyết tiêu hóa:
Xuất huyết hành tá tràng nói riêng và xuất huyết đường tiêu hóa nói chung thường xảy ra một cách đột ngột, phổ biến nhất là sau khi người bệnh ăn hoặc uống các thực phẩm gây kích thích như rượu bia, đồ ăn cay nóng…
Bệnh nhân bị xuất huyết có thể nôn ra máu, phân có dính máu tươi hoặc có màu đen. Lúc này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời, không để cho tình trạng xuất huyết ồ ạt kéo dài.
– Thủng ổ loét:
Đây cũng là biến chứng thường thấy của viêm loét hành tá tràng.
Khi bị thủng ổ loét, người bệnh sẽ cảm giác đau dữ dội, có thể xuất hiện thêm hiện tượng căng cứng vùng bụng, kèm theo nôn.
Nếu không được điều trị kịp thời, thủng ổ loét có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
– Hẹp môn vị:
Nếu vị trí loét sát với môn vị dạ dày có thể gây ra tình trạng hẹp môn vị, với các biểu hiện như: Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, nôn ra thức ăn cũ có kèm theo dịch màu xanh đen.
– Ung thư hành tá tràng:
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét hành tá tràng. Vì ung thư thường tiến triển nhanh, đe dọa tính mạng người bệnh.
VII. Các phương pháp điều trị loét hành tá tràng
Để giúp thuyên giảm triệu chứng của căn bệnh loét hành tá tràng, người bệnh có thể tự điều trị theo các phương pháp sau đây:
1. Có chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống hợp lý là một cách tốt để giúp các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa tiến triển tốt hơn. Do đó, bạn nên biết viêm loét hành tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?
1.1. Loét hành tá tràng ăn gì?
Những thực phẩm có khả năng chữa lành tổn thương niêm mạc, giảm tiết axit dịch vị, giàu vitamin và khoáng chất rất phù hợp với người bị viêm loét hành tá tràng. Cụ thể, các thực phẩm bạn nên lựa chọn bao gồm:
– Chuối: Đây là thực phẩm hàng đầu dành cho người bị viêm loét hành tá tràng, vì chuối chín có thể trung hòa axit dịch vị. Ngoài ra, chuối còn chứa lượng đường bột cao, cung cấp năng lượng tốt.
– Cơm, cháo, súp: Đây đều là các thực phẩm đã được nấu chín mềm, dễ tiêu hóa, có thể hấp thụ axit dịch vị dư thừa.
– Bánh mì: Dễ tiêu hóa, lại có thể hấp thụ axit dịch vị.
– Nước dừa: Chứa nhiều chất điện giải, giúp bù điện giải do ăn uống kém và bù nước sau khi nôn ói.
– Trà thảo mộc, trà gừng: Cải thiện các triệu chứng khó chịu của tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu…
– Ngũ cốc, rau củ màu xanh đậm hoặc đỏ đậm giúp bổ sung vitamin, canxi, sắt, kẽm, magie…
– Nghệ và mật ong: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, hành tá tràng; đồng thời thúc đẩy sự lành lại của các tổn thương trên niêm mạc.
1.2. Thực phẩm nên kiêng khi viêm hành tá tràng
Ngoài các thực phẩm nên ăn, thì những thực phẩm cần kiêng khi viêm loét hành tá tràng cũng là một vấn đề người bệnh cần lưu tâm. Cụ thể, khi mắc bệnh, bạn cần kiêng những thực phẩm sau:
– Thực phẩm dễ làm tổn thương niêm mạc như: Cà phê, đồ uống có gas, trà đặc, rượu bia; rau củ già; gia vị cay nóng (ớt,, mù tạt…); đồ ăn chiên xào, tẩm ướp nhiều gia vị; đồ ăn cứng như xương băm, sụn,…; thực phẩm muối chua, nhiều muối (dưa muối, cà muối, kim chi…).
– Thực phẩm làm tăng axit dịch vị: Hoa quả có vị chua (cam, chanh, bưởi…), thực phẩm có vị chua (mẻ, giấm…)
– Thực phẩm có khả năng sinh ra khí, làm chướng bụng: Giá đỗ, hành, hẹ, dưa cà muối…
2. Sử dụng các sản phẩm giảm triệu chứng bệnh
Muốn biết loét hành tá tràng uống thuốc gì bạn cần tới các cơ sở y tế để thăm khám. Qua đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Để giảm triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… của viêm loét hành tá tràng, bạn có thể tham khảo thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Với thành chính là hoạt chất Almagate, Yumangel sẽ trung hòa nhanh axit dịch vị.
Ngoài ra, bào chế hỗn dịch của Yumangel còn hỗ trợ khả năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày tá tràng.
Từ đó làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu mà viêm hành tá tràng gây ra.
VIII. Các phương pháp phòng ngừa bệnh hành tá tràng
Để phòng ngừa viêm loét hành tá tràng, chúng ta cần ăn uống và luyện tập một cách khoa học. Cụ thể:
– Về chế độ ăn uống: Lựa chọn thực phẩm phù hợp, ăn đúng bữa, không vận động, tắm gội hoặc nằm ngay sau khi ăn. Nếu được, nên chia nhỏ bữa ăn cho dễ tiêu hóa.
– Chế độ sinh hoạt: Cần tập thể dục thể thao đều đặn để cải thiện sức khỏe của bản thân, cũng như hành tá tràng.
– Bên cạnh đó, bạn cần để ý đến việc vệ sinh trong ăn uống, giúp hạn chế tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP.
Qua đây, chúng ta đã có những kiến thức cơ bản về điều trị viêm loét hành tá tràng. Nếu còn vấn đề gì bạn có thể liên hệ với các dược sĩ của Yumangel để được giải đáp!
Chưa có bình luận!