Với câu hỏi cho con bú uống thuốc đau bao tử được không, các mẹ sau sinh vẫn có thể dùng thuốc chữa đau bao tử nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc phù hợp. Dùng sai loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú có thể gây hại cho sức khỏe của cả 2. Hãy cùng yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Nguyên nhân gây đau bao tử ở các mẹ cho con bú
Đau bao tử khi cho con bú là vấn đề khá phổ biến, khiến nhiều mẹ mệt mỏi, đau đớn và khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có các nguyên nhân chính:
1. Suy giảm nội tiết tố
Sau sinh và trong thời gian cho con bú, nội tiết tố của các mẹ chưa thể đạt mức cân bằng ngay được. Điều này làm ảnh hưởng tới quá trình điều tiết dịch của dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau bao tử.
2. Kích thích ruột gây đau bao tử
Hệ tiêu hóa của người mẹ sau khi sinh nở bị ảnh hưởng nên chưa thể hoạt động hiệu quả như trước ngay được. Thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày gây rối loạn tiêu hóa, hậu quả là hình thành các cơn đau dạ dày.
3. Trầm cảm, stress, căng thẳng
Sau sinh và trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ có nhiều nguy cơ stress, căng thẳng, trầm cảm sau sinh do thức khuya chăm con, thiếu ngủ và nhiều áp lực khác từ cuộc sống.
Khi bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng tiết lượng axit dịch vị dạ dày. Lượng dịch axit này sẽ tấn công và ăn mòn lớp niêm mạc, khiến các mẹ bị đau dạ dày.
4. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Sau sinh và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, thói quen ăn uống của các mẹ thay đổi, phụ thuộc rất nhiều vào giờ giấc chăm sóc con. Điều này khiến hoạt động của dạ dày bất ổn gây đau dạ dày.
- Yumangel gợi ý: Đau dạ dày khi trời lạnh phải làm sao?
II. Đau bao tử khi đang cho con bú có nguy hiểm không?
Giống như đau dạ dày ở người bình thường, mẹ đang cho con bú bị đau dạ dày cũng gặp phải triệu chứng phổ biến của bệnh như: đau vùng thượng vị, buồn nôn, mệt mỏi, ăn vào bị đau dạ dày, chán ăn…
Tuy nhiên, trải nghiệm đau dạ dày ở các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ sẽ khó chịu hơn vì vừa bị suy giảm sức khỏe sau sinh vừa phải chăm con và phải chịu đựng những cơn đau. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh đau dạ dày có thể trở nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị.
III. Cho con bú uống thuốc đau bao tử được không?
Các triệu chứng đau bao tử như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nôn, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu khiến các mẹ vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Để khắc phục, nhiều mẹ thắc mắc cho con bú có uống được thuốc dạ dày không?
Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia sức khỏe cho biết, các mẹ sau sinh trong giai đoạn cho con bú vẫn có thể dùng thuốc đau dạ dày nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có loại thuốc phù hợp. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây ảnh hưởng xấu cho cả sức khỏe của mẹ và bé.
Theo các bác sĩ, phụ nữ trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh tật. Bởi vì nhiều loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và gây hại cho em bé.
Do vậy, khi bị đau dạ dày, các mẹ nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa và có chỉ định dùng thuốc phù hợp, an toàn và hiệu quả cho mẹ, tránh ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Bên cạnh đó, mẹ không tự ý mua thuốc về dùng, dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
Với các mẹ tình trạng bệnh đau dạ dày nặng cần tập trung chữa bệnh có thể cho bé uống sữa công thức để yên tâm trị bệnh.
IV. 5 mẹo chữa đau bao tử an toàn không dùng thuốc cho mẹ đang cho con bú
Với trường hợp bệnh đau bao tử ở mức nhẹ, thay vì sử dụng thuốc Tây y gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa đau dạ dày tại nhà không cần dùng thuốc dưới đây:
1. Xoa bóp bụng giảm đau dạ dày
Các nghiên cứu cho thấy, việc tác động vào vùng bụng thông qua các động tác xoa bóp nhẹ nhàng giúp làm giảm các cơn co thắt, hỗ làm giảm cơn đau ở dạ dày. Mặt khác, các thao tác xoa bóp còn thúc đẩy tuần hoàn, làm dịu các kích thích quá mức từ đó giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện xoa bóp bụng giảm đau dạ dày như sau:
- Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào lòng bàn tay rồi xoa đều cho tới khi tay nóng.
- Dùng tay thực hiện động tác xoa bóp vùng bụng theo các hướng lên – xuống và trái – phải.
- Thực hiện khoảng 10 – 15 phút cho tới khi vùng bụng ấm lên và cơn đau dạ dày thuyên giảm.
- Lưu ý: Không nên áp dụng cách xoa bóp bụng chữa đau dạ dày khi vừa ăn no vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
2. Hít thở đều chữa đau dạ dày
Phương pháp hít thở đều tác động lên hệ thần kinh giúp thư giãn, người bệnh thoải mái và bình tĩnh hơn. Mặt khác, hít thở sâu còn giúp giảm co bóp, giảm tiết dịch vị ở dạ dày và giải phóng endorphins làm giảm đau tự nhiên.
Cách hít thở chữa đau dạ dày như sau:
- Nằm ngửa trên sàn tập hoặc sàn nhà.
- Thả lỏng cơ thể, hai tay đặt lên bụng.
- Hít vào bằng mũi cho tới khi bụng có cảm giác phình to.
- Giữ nguyên hơi thở trong 3 tiếng đếm.
- Sau đó thở ra từ từ bằng đường miệng, lúc này bụng hóp lại.
- Thực hiện từ 3-5 nhịp, ít nhất 2 lần/ngày.
3. Chữa đau dạ dày bằng nước ép nha đam
Nha đam có tác dụng kháng viêm, cân bằng hệ tiêu hóa, giúp trung hòa acid dạ dày nên giảm đau hiệu quả. Nhờ thế mà bạn không cần phải sử dụng các loại thuốc đau bao tử cho mẹ cho con bú mà vẫn đạt hiệu quả cao. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch nha đam, gọt hết phần vỏ xanh ở bên ngoài.
- Ngâm nha đam trong nước muối pha loãng từ 5-10 phút.
- Rửa lại nha đam với nước lạnh thêm 3-4 lần.
- Cắt nha đam thành từng khúc rồi đem xay nhuyễn.
- Khi bị đau dạ dày, các mẹ có thể uống 1/3 cốc để làm dịu cơn đau.
- Lưu ý: Không nên lạm dụng nha đam vì dùng quá nhiều có thể gây hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy.
4. Chữa đau cho mẹ cho con bú bằng gừng
Theo Đông y, gừng có tính ấm, giúp kháng viêm, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau dạ dày. Mặt khác gừng còn giúp giảm cảm giác ợ chua, buồn nôn. Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Các mẹ lấy 1-2 lát gừng tươi, nhai rồi từ từ nuốt.
- Cách 2: Cho 2 – 3 lát gừng mỏng vào cốc nước sôi rồi hãm trong 5 – 10 phút rồi uống.
5. Giấm táo chữa đau dạ dày
Ngoài khả năng cân bằng acid trong dạ dày, giấm táo còn acid acetic giúp kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột. Cách thực hiện:
- Cho 2 thìa cà phê giấm táo vào cốc nước ấm rồi khuấy đều lên.
- Có thể cho 1 thìa cà phê mật ong để dễ uống và tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Lưu ý: Các mẹ không nên lạm dụng giấm táo vì sử dụng quá nhiều có thể làm tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn. Chỉ nên dùng khi cơn đau dày đột ngột xuất hiện.
6. Giảm đau dạ dày bằng bạc hà
Theo các nghiên cứu về thảo dược, bạc hà có công dụng chống viêm, làm dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày. Các mẹ có thể dùng bác hạ chữa đau dạ dày theo hướng dẫn sau:
- Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, ngâm trong nước muối 30 phút rồi vớt ra cho ráo nước.
- Đun sôi nước thì cho lá bạc hà vào đun thêm trong 5 phút.
- Khi thấy nước chuyển sang mày nâu là được.
- Lọc lấy nước bạc hà, thêm vài giọt chanh và 1 thìa cà phê mật ong rồi uống khi còn ấm.
- Uống đều đặn mỗi ngày 1 cốc, không nên lạm dụng.
V. Một vài lưu ý giúp giảm đau bao tử ở phụ nữ cho con bú
Để rút ngắn thời gian chữa trị và cải thiện đau bao tử trong thời gian cho con bú, bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, các mẹ cũng cần chú ý đến cách ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
- Nên ăn đúng bữa, đủ bữa.
- Không để bụng quá đói, cũng không nên ăn quá no.
- Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn để giảm bớt áp lực cho dạ dày.
- Tránh vận động mạnh, đi ngủ hoặc đi nằm ngay sau khi vừa ăn xong.
- Ăn các thực phẩm lành mạnh tốt cho dạ dày, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh.
- Không nên ăn thức ăn chua, cay nóng, nhiều đường, đồ ăn quá cứng, quá lạnh…
- Mỗi ngày uống đủ từ 1,5 – 2 lít để cung cấp đủ nước cho cơ thể, hỗ trợ giải độc hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Không uống bia, rượu, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Cố gắng cân đối giữa thời gian chăm sóc con để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
Với những thông tin cung cấp ở trên, mong rằng các mẹ đã tìm được đáp án chính xác cho vấn đề cho con bú uống thuốc đau bao tử được không. Khi có dấu hiệu bị đau dạ dày, chị em nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị hiệu quả và an toàn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Bài viết liên quan:
Chưa có bình luận!