Skip to main content

Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào tốt nhất?

Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào tốt nhất để đạt hiệu quả cao và ngăn ngừa tác dụng không mong muốn là vấn đề được nhiều bệnh nhân trào ngược đang điều trị bằng thuốc quan tâm. Cùng thuốc dạ dày Yumangel yumangel tìm hiểu ngay nhé!

I. 6 nhóm thuốc dùng trong điều trị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn, nuốt nghẹn… Nguyên nhân gây trào ngược thực quản là do cơ thắt thực quản dưới suy yếu không thể hoạt động bình thường. 

Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và hỗ trợ hồi phục tổn thương. Vậy trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì? Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay gồm:

1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

  • Tác dụng: Ức chế quá trình tiết acid trong dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu. 
  • Một số thuốc thường dùng gồm: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole,…

2. Thuốc kháng histamin H2

  • Tác dụng: Hạn chế tiết acid từ dạ dày bằng cách ức chế thụ thể histamin H2. Tuy nhiên, tác dụng thường yếu hơn so với nhóm thuốc PPI.
  • Một số loại thuốc thường dùng gồm: Ranitidin, Cimetidin, Famotidin,…

3. Thuốc trung hòa acid dạ dày

  • Tác dụng: Làm giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày, từ đó ngăn cản các cơn trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Nhóm thuốc này thường chứa các thành phần như: Nhôm hydroxit, Magie hidroxit, Maggie carbonat…

4. Thuốc điều hòa nhu động

  • Tác dụng: Điều hòa nhu động dạ dày thực quản có tác dụng làm tăng tốc độ làm rỗng của dạ dày, làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Từ đó hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng trào ngược. 
  • Một số thuốc thường dùng gồm: Domperidone, Metoclopramide…

5. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Tác dụng: Bảo vệ niêm mạc dạ dày khi có tổn thương xuất hiện tại niêm mạc dạ dày thực quản theo nhiều cơ chế khác nhau như tạo màng bao bảo vệ, kích thích tiết chất nhầy…
  •  Một số thuốc thường dùng là: Bismuth, Sucralfat…

6. Thuốc kháng sinh

  • Chỉ định: Thuốc được chỉ định trong trường hợp trào ngược dạ dày dương tính với vi khuẩn HP.
  • Một số thuốc phổ biến là: Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole,…
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và hỗ trợ hồi phục tổn thương
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh và hỗ trợ hồi phục tổn thương

II. Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào tốt nhất?

Uống thuốc chữa trào ngược dạ dày đúng thời điểm không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh mà còn giúp ngăn ngừa một số tác dụng không mong muốn. Vậy uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào tốt nhất?

Theo các chuyên gia y tế, thời điểm uống thuốc còn phụ thuộc vào loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng cũng như hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số lời khuyên về thời điểm uống thuốc trào ngược dạ dày người bệnh có thể tham khảo:

1. 5 loại thuốc trào ngược dạ dày nên uống trước khi ăn

Thuốc trào ngược dạ dày nên uống lúc nào tốt? Đa phần các loại thuốc dùng trong điều trị trào ngược dạ dày được bác sĩ chỉ định uống trước khi ăn. Cụ thể:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Nên uống trước bữa ăn tối thiểu 1 giờ. Vì thuốc được bào chế dạng bao tan trong ruột nên trong khi uống bệnh nhân không nhai, bẻ, nghiền.
  • Thuốc kháng histamin H2: Histamin kích thích sản xuất acid mạnh mẽ sau bữa ăn. Vì vậy bệnh nhân nên uống thuốc histamin H2 trước ăn khoảng 30 phút hoặc trước khi đi ngủ để ngăn chặn cơn trào ngược dạ dày vào ban đêm.
  • Thuốc bao vết loét (Sucralfat): Uống trước bữa ăn tạo lớp màng bảo vệ tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Từ đó hạn chế tác động của thức ăn đến các vết loét sau khi ăn no.
  • Thuốc kích thích nhu động dạ dày: Nên uống trước bữa ăn khoảng từ 15 – 30 phút nhằm gia tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn.
  • Thuốc kháng sinh (Clarithromycin, Amoxicillin…): Uống trước khi ăn để đảm bảo acid dạ dày ở mức thấp và không gây phân hủy thuốc, giúp thuốc đạt nồng độ tiêu diệt vi khuẩn HP.
Thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2, thuốc bao vết loét, thuốc kháng sinh và thuốc kích thích nhu động dạ dày nên uống trước khi ăn
Thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2, thuốc bao vết loét, thuốc kháng sinh và thuốc kích thích nhu động dạ dày nên uống trước khi ăn

2. 2 loại thuốc trào ngược dạ dày nên uống sau ăn

Thuốc trào ngược dạ dày uống lúc nào tốt? Một số loại thuốc trào ngược dạ dày nên uống sau ăn gồm:

  • Thuốc trung hòa acid dạ dày: Bệnh nhân nên uống thuốc sau bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ 1 lần trước khi đi ngủ vì đây là thời điểm dạ dày tiết nhiều acid.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Misoprostol): Vừa giảm tiết acid dạ dày vừa chống viêm và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân trào ngược uống thuốc sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
Thuốc trung hòa acid dạ dày và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày nên uống sau ăn.
Thuốc trung hòa acid dạ dày và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày nên uống sau ăn.

III. 7 lưu ý khi uống thuốc trào ngược dạ dày

Đ đạt được hiệu quả tối ưu và phòng ngừa các tác dụng không mong muốn khi uống thuốc trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Về cách dùng thuốc, thời điểm uống và thời gian uống thuốc. Tuyệt đối không uống thuốc sai thời điểm và lạm dụng thuốc kéo dài có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc và gây hại sức khỏe về lâu dài.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thêm thuốc khác: Thuốc chữa trào ngược dạ dày có thể gây tương tác với một số thuốc khác. Do đó, nếu muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, người cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Không tự ý mua hoặc dùng đơn thuốc của người khác: Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc dùng đơn thuốc của người khác.
  • Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý: Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên hạn chế đồ ăn cay nóng, bia rượu, thức uống có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hóa, có khả năng trung hòa acid dạ dày: Ví dụ như lúa mì, bánh mì, gạo, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tươi…
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, không nhịn ăn hoặc ăn quá no, ăn khuya; ăn ngủ đúng giờ giấc, bỏ thuốc lá; kiểm soát căng thẳng, giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái…
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày: Sau khi ăn xong bạn nên đi lại nhẹ nhàng để tăng tốc độ tiêu hóa. Không nên đi nằm, đi tắm hoặc vận động mạnh ngay sau ăn.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc, thời điểm uống và thời gian uống thuốc.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc, thời điểm uống và thời gian uống thuốc.

IV. Thuốc dạ dày Yumangel – Giải pháp cho người bị trào ngược dạ dày

Nếu đang bị ợ chua, ợ nóng, nóng rát thượng vị, buồn nôn và nôn…do trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể dùng một số cách như kê cao gối, nhai kẹo cao su, uống trà gừng… để giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, đó là những cách tạm thời, bạn nên hướng đến biện pháp để giải quyết lượng acid dư thừa trong dạ dày.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với thành phần Almagate giúp trung hòa acid dịch vị mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Almagate còn tạo ra lớp màng nhầy bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược, viêm loét dạ dày tá tràng.

Almagate đã được nghiên cứu lâm sàng có thể làm trung hòa acid dịch vị chỉ sau 5-10 phút sử dụng, duy trì nồng độ pH dạ dày ổn định trong thời gian dài. Sau 15 ngày, các triệu chứng ợ chua, ợ nóng biến mất hơn 90%. Almagate ở dạng hỗn dịch với các hạt rất mịn, khả năng phân tán tốt nên khi vào dạ dày trung hòa acid dư nhanh.

Thuốc dạ dày Yumangel

Với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên, chắc hẳn các bạn đã phần nào nắm được uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào tốt nhất. Để việc điều trị hiệu quả cao và hạn chế tác dụng không mong muốn, bệnh nhân trào cần tuân thủ tuyệt đối với các yêu cầu và đơn thuốc của bác sĩ đưa ra. 

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.