Các bệnh về dạ dày như nhiễm khuẩn HP dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng… ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Cùng Thuốc Yumangel chính hãng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau!
Mục lục
I. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của dạ dày
Trong cơ con người, dạ dày (bao tử) là bộ phận phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa. Dạ dày nằm giữa thực quản và tá tràng, phần đầu của ruột non.
Theo hình chụp X-quang, dạ dày có hình dạng cong trong giống như chữ J, được chia thành 5 vùng gồm: tâm vị, đáy vị, thân vị, hang vị và môn vị với các chức năng khác nhau.
Về chức năng, dạ dày đảm nhận 3 chức năng chính gồm:
- Nơi dự trữ thức ăn tạm thời: Dạ dày đóng vai trò như một trạm trung chuyển của thức ăn từ thực quản xuống và tồn lưu khoảng 2 giờ hoặc hơn, trước khi được chuyển tiếp xuống ruột non.
- Nhào trộn và phân cắt thức ăn: Thông qua hoạt động co bóp và thư giãn luân hồi của các lớp cơ.
- Tiêu hóa thức ăn: Dạ dày tiêu hoá thức ăn bằng chất men đặc trưng pepsin.
Với chức năng chính là co bóp và tiêu hóa thức ăn, cấu tạo của dạ dày đặc biệt hơn so với phần còn lại của ống tiêu hóa. Cụ thể là gồm 4 lớp: niêm mạc, dưới niêm, cơ và thanh mạc.
II. Các bệnh về dạ dày thường gặp kèm triệu chứng
Với các đặc tính giải phẫu và sinh lý phức tạp, dạ dày có khả năng mắc phải một số bệnh lý sau:
1. Chứng khó tiêu
Chứng khó tiêu khiến người bệnh có cảm giác khó chịu và căng ở bụng trong hoặc sau bữa ăn. Đôi khi người bệnh cũng có cảm giác nóng rát và đau ở phần trên của dạ dày.
Chứng khó tiêu thực chất là dấu hiệu của một bệnh lý dạ dày nào đó như viêm loét, trào ngược dạ dày hoặc bệnh túi mật. Vì vậy, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây khó tiêu mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị hiệu quả và phù hợp.
2. Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày
Vi khuẩn Hp cư trú ở lớp màng nhầy của dạ dày và tá tràng. Khi gặp môi trường thuận lợi như: mất cân bằng pH trong dạ dày hoặc sức đề kháng của cơ thể suy yếu thì vi khuẩn HP sẽ tấn công niêm mạc dạ dày và dẫn đến tổn thương viêm.
Nhiễm khuẩn HP dạ dày thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng. Xét nghiệm là phương pháp chẩn đoán sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày chính xác và hiệu quả.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng thức ăn, dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, thậm chí là cả khoang miệng.
Triệu chứng điển hình của bệnh là đắng miệng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, nóng rát thực quản, miệng tiết nhiều nước bọt, đầy bụng, khó tiêu. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng các triệu chứng khó chịu xuất hiện thường xuyên có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi cho người bệnh.
Đặc biệt, trào ngược dạ dày thực quản nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tổn thương mãn tính. thậm chí là ung thư dạ dày thực quản.
4. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, tổn thương và bào mòn do acid, vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân khác như rượu, thuốc kháng sinh, thực phẩm gây ra.
Triệu chứng điển hình của viêm dạ dày là cơn đau vùng thượng vị. Ngoài ra, bệnh còn gây cảm giác buồn nôn khó chịu, ợ hơi, ợ chua,…
5. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày – tá tràng bị tổn thương viêm kèm loét. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc bị bào mòn, dẫn tới lộ ra các lớp dưới thành dạ dày hoặc tá tràng.
Tùy vào vị trí viêm mà bệnh được xác định cụ thể với nhiều tên gọi khác như: viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm loét hang vị. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Hp, uống nhiều bia rượu, căng thẳng lo lắng kéo dài, tác dụng phụ của thuốc, ăn uống thiếu khoa học…
Vết viêm, loét ở dạ dày/tá tràng khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như ợ chua, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn, người xanh xao…
6. Viêm hang vị dạ dày
Hang vị nằm ở vị trí gần cuối dạ dày, ở giữa thân vị và môn vị. Viêm hang vị là hiện tượng lớp niêm mạc ở vùng hang vị bị viêm khiến người bệnh đau đớn.
Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm hang vị dạ dày là do nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, các loại thuốc giảm đau nhóm NSAIDs không đúng chỉ định; chế độ ăn uống không điều độ, căng thẳng, stress…
Tổn thương dạ dày ở vùng hang vị có thể gây ra các bệnh lý như: viêm hang vị cấp tính, viêm teo hang vị, loét hang vị, U malt lymphoma, thậm chí ung thư hang vị dạ dày.
Ở một số trường hợp, viêm hang vị dạ dày có thể phát bệnh dưới dạng không triệu chứng. Một số dấu hiệu nhận biết viêm hang vị dạ dày gồm:
- Xuất hiện các cơn đau ở vùng thượng vị.
- Cảm giác nóng rát, đầy bụng ở thượng vị.
- Ợ hơi, ợ chua.
- Chán ăn.
- Buồn nôn và nôn.
- Nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen.
7. Xuất huyết dạ dày
Viêm loét dạ dày không được điều trị trong thời gian dài khiến vết loét trở nặng biến chứng xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng dạ dày bị chảy máu, nếu mất máu quá nhiều có thể đe doạ tính mạng người bệnh.
Triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày là nôn ra máu, đại tiện phân đen. Kèm theo đó bệnh nhân còn bị đau vùng thượng vị, da xanh xao…
8. Hội chứng Zollinger-Ellison
Khi hệ tiêu hóa xuất hiện một hoặc nhiều khối u gastrin thì gọi là Hội chứng Zollinger-Ellison. Gọi là u gastrin vì các khối u này có khả năng tiết ra nhiều gastrin – hormone kích thích tiết axit ở dạ dày gây tổn thương dạ dày.
Theo nghiên cứu, khoảng 80% khối u gastrin này xuất phát ở tụy và tá tràng. Ngoài ra có thể xuất hiện ở các vị trí khác túi mật, ruột, gan. Bệnh lý này ít phổ biến, lệ mắc bệnh cao nhất là trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi.
9. Liệt dạ dày
Liệt dạ dày là hiện tượng quá trình làm trống dạ dày bị trì trệ. Tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường hoặc một số vấn đề sức khoẻ khác có thể làm suy giảm sức co bóp bình thường của các lớp cơ dạ dày.
Buồn nôn, nôn mửa là các triệu chứng thường gặp của liệt dạ dày.
10. Ung thư dạ dày
Nhắc đến những bệnh dạ dày nguy hiểm chắc chắn không thể bỏ qua ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày khi ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Khi phát hiện thì hầu hết bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác.
Các dấu hiệu điển hình giúp nhận biết ung thư dạ dày là:
- Giảm cân đột ngột không rõ lý do.
- Nôn ra máu.
- Đi ngoài phân đen.
- Đau bụng.
- Chán ăn.
Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày khá giống với các bệnh lý dạ dày khác nên nhiều người bệnh chủ quan không thăm khám. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh dạ dày nặng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc đi ngoài phân đen mới đi thăm khám thì bệnh đã tiến triển nặng.
Do đó, những người có tiền sử các bệnh về dạ dày cần chú ý khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
III. Các bệnh về dạ dày ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Khi mắc phải các bệnh lý về dạ dày, sức khỏe của người bệnh sẽ phải chịu một số ảnh hưởng như sau:
- Các triệu chứng của bệnh dạ dày như: buồn nôn, ợ hơi, đầy hơi, khó tiêu khiến bệnh nhân rất khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
- Cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, người bệnh vì thế luôn mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu, sụt cân nhanh.
- Các bệnh lý dạ dày để kéo dài không điều trị sẽ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có thể tiến triển thành ung thư gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
IV. Phương pháp điều trị các bệnh dạ dày
Mỗi bệnh về dạ dày sẽ có cách điều trị khác nhau nhưng nguyên tắc chung trong điều trị các bệnh dạ dày là:
1. Điều trị các bệnh dạ dày bằng thuốc
Khi xuất hiện dấu hiệu bị bệnh dạ dày, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống, đặc biệt là thuốc giảm đau bởi có thể làm các triệu chứng ở dạ dày thêm nặng.
Bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc điều trị bệnh dạ dày phù hợp.
Các thuốc phổ biến trong điều trị các bệnh về dạ dày hiện nay gồm:
- Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit trong dịch vị dạ dày.
- Thuốc giảm tiết axit.
- Thuốc tạo màng bọc bảo vệ ổ loét.
- Thuốc diệt Hp.
Khi điều trị bệnh dạ dày bằng thuốc người bệnh cần chú ý tuyệt đối tránh các việc sau đây:
- Không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý bỏ uống thuốc khi thấy bệnh đã thuyên giảm.
- Sử dụng đơn thuốc của người khác.
- Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian và thời điểm uống thuốc bác sĩ chỉ định.
- Nếu gặp vấn đề sức khỏe khi dùng thuốc, cần ngừng uống thuốc và thông báo với bác sĩ ngay.
Trường hợp điều trị bệnh dạ dày bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân.
2. Tái khám đúng hẹn
Tùy theo loại bệnh, tình trạng bệnh và cơ địa mà sau khi uống thuốc, bệnh nhân sẽ có những chuyển biến khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần tái khám đúng hẹn của bác sĩ để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh, điều trị triệt để và tránh tái phát.
Song song với việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, người mắc bệnh dạ dày cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý hơn để hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể là:
- Tăng cường ăn các thực phẩm lành mạnh như hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
- Ăn uống đúng cách: ăn đồ ăn mềm, chăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no, không để bụng quá đói…
- Tránh tiêu thụ các thực phẩm không tốt như: đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…
- Không nên uống rượu bia và các đồ uống có cồn khác.
- Không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích.
- Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Giữ tinh thần lạc quan và thoải mái.
- Luyện tập thể dục thể thao hợp lý và đều đặn hàng ngày.
Ngoài ra, khi xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, chướng bụng, đầy hơi… do các bệnh dạ dày gây ra, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm khó chịu.
Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau:
- Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
- Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
- Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…
V. Giải pháp phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, bạn nên chủ động thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày với các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bạn cần chú ý cung cấp đầy đủ dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể và các vi chất cần thiết khác thông qua chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, hạn chế ăn muối, đường, chất béo no.
- Cẩn trọng với việc dùng thuốc: Để giảm thiểu mắc các bệnh dạ dày do dùng thuốc Tây y sai cách, bạn tuyệt không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ; dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian, thời điểm…
- Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc: Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn nên ngủ đủ giấc và ngủ trước 11 giờ tối; hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ; không ăn quá no và các chất kích thích trước khi đi ngủ.
- Ngưng hút thuốc lá, bia rượu: Sử dụng bia rượu khiến nồng độ cồn trong dạ dày tăng cao, gây kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến nôn mửa, rối loạn tiêu hóa.
- Kiểm soát lo lắng, căng thẳng: Một số cách giúp bạn kiểm soát lo lắng và căng thẳng đó là: nghỉ ngơi và hít thở sâu; tập thể dục, tập yoga; suy nghĩ lạc quan, tích cực; du lịch, nghe nhạc, đọc sách…
Trên đây là thông tin về các bệnh lý về dạ dày kèm theo triệu chứng nhận biết cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Khi có dấu hiệu mắc bệnh dạ dày, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!