Các triệu chứng đau dạ dày nhẹ gồm đau bụng; ợ chua, ợ hơi hoặc ợ đắng; nôn hoặc buồn nôn; ăn không ngon… Nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh đau dạ dày khi ở mức độ nhẹ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Cùng thuốc dạ dày yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Cơ chế hình thành cơn đau dạ dày
Dạ dày là nơi chứa đựng và tiêu hóa thức ăn. Mọi bất lợi trong quá trình ăn uống và tiêu hóa đều có thể gây đau dạ dày.
Đau dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương. Nó có thể bị trầy xước, bong tróc, viêm, sưng, loét, thậm chí xuất huyết. “Thủ phạm” trực tiếp gây ra tình trạng này là axit HCl có trong chính dạ dày. Cùng với đó là sự xuất hiện của vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc vi trùng cũng có thể là nguyên nhân.
Thông thường, lớp niêm mạc của dạ dày được bảo vệ bởi dịch nhầy. Nhưng vì một số lý do mà lượng dịch nhầy có thể bị mất đi hoặc hoạt động không hiệu quả. Lúc này, lớp niêm mạc của dạ dày bị axit trong môi trường dạ dày làm tổn thương gây viêm loét.
Tùy vào vị trí dạ dày bị viêm loét mà bệnh đau dạ dày sẽ có các tên gọi khác nhau như: hội chứng đau dạ dày tá tràng, viêm bờ cong nhỏ dạ dày, viêm loét dạ dày…
II. 5 triệu chứng đau dạ dày nhẹ cảnh báo bệnh sớm
Theo thống kê, có đến 70% dân số nước ta có nguy cơ bị đau dạ dày. Tuy nhiên, rất ít người nắm được các triệu chứng ban đầu của bệnh. Chỉ khi bệnh nặng với các triệu chứng nghiêm trọng, bệnh đau dạ dày mới được phát hiện thì đã chuyển sang giai đoạn mãn tính khiến việc điều trị khó khăn và gây nhiều hệ lụy như: chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Vì vậy, bạn nên chủ động tìm hiểu các triệu chứng ban đầu bệnh viện để phát hiện bệnh sớm và có cách khắc phục kịp thời. Điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao. Có 4 triệu chứng đau dạ dày khi ở mức độ nhẹ gồm:
- Đau bụng.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ đắng.
- Ăn không ngon.
- Nôn hoặc buồn nôn.
1. Đau bụng
Có 3 vị trí đau có thể dựa vào để làm căn cứ xác định đau dạ dày gồm:
- Thượng vị: Đây là vùng bụng ở trên rốn, nằm ở ngay dưới xương ức. Vị trí đau này hay nhầm lẫn với bệnh về tá tràng nhưng có thể xác định bằng nếu đau dạ dày cơn đau sẽ âm ỉ, cảm giác tức và nóng rát bụng. Cơn đau tăng khi uống rượu bia, ăn đồ chua cay, thời tiết thay đổi. Hiện tượng này tái đi tái lại và có thể kéo dài 1-2 tuần.
- Giữa bụng: Nếu là đau dạ dày, cơn đau sẽ xuất hiện từ rốn rồi sau đó mới lan xuống phía dưới theo hướng bên phải của bụng. Cơn đau dạ dày giữa bụng có lúc âm ỉ, có lúc quặn thắt.
- Bên trái: Cơn đau dạ dày bên trái thường kèm theo cảm giác nóng rát, hay đói. Cơn đau thuyên giảm khi bạn ăn, nhưng sau ăn lại bị tức bụng.
2. Ợ hơi, ợ chua, ợ đắng
Đây là triệu chứng rõ ràng và phổ biến nhất khi bị đau dạ dày. Khi dạ dày không khỏe và gặp vấn đề, lượng dịch vị sẽ tăng tiết bất thường và mất kiểm soát. Nếu van giữa dạ dày và thực quản cũng bị trục trặc thì dịch vị có thể trào ngược lên thực quản và gây ra hiện tượng ợ đắng hoặc ợ chua.
Mặt khác, thức ăn trong không tiêu hóa và được lưu lại quá lâu trong dạ dày có thể lên men gây đầy hơi, dẫn tới bị ợ hơi.
3. Buồn nôn hoặc nôn
Buồn nôn và nôn cũng là triệu chứng nhận biết khi bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Người bệnh cảm thấy nhộn nhạo và khó chịu và ở trong cổ họng. Khi lượng dịch vị trong dạ dày tăng tiết quá nhiều, van đóng mở giữa dạ dày và thực quản có thể bị mở ra. Vì vậy, lượng dịch vị bị trào ngược ra ngoài theo đường thực quản.
Nôn là cách cơ thể giúp dạ dày cân bằng lại dịch vị. Tuy nhiên, khi nôn thực quản của người bệnh có thể bị tổn thương do lớp niêm mạc không có chất nhầy bảo vệ như ở dạ dày. Hậu quả có thể bị loét hoặc rách thực quản bởi axit dạ dày.
4. Ăn không ngon
Nguyên nhân ăn không ngon là do dạ dày có vấn đề, thức ăn không được tiêu hóa nên người bệnh luôn cảm thấy nặng nề và căng cứng ở vùng bụng. Vì vậy bệnh nhân ăn không thấy ngon, sau khi ăn xong bị căng chướng và đau bụng nhiều hơn.
5. Một số triệu chứng khác
Ngoài ra, bệnh nhân đau dạ dày ở mức nhẹ có gặp phải một số triệu chứng khác như: thay đổi thói quen đại tiện, sụt cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên thiếu máu…
- Có thể bạn chưa biết: Đau dạ dày thường đau ở đâu? 3 vị trí thường gặp nhất
III. Triệu chứng đau dạ dày nặng
Triệu chứng đau dạ dày nặng là người bệnh có đầy đủ các triệu chứng ở trên nhưng ở mức độ nặng hơn với tần suất liên tục. Các cơn đau bụng dữ dội, tình trạng căng tức bụng và nôn mửa xảy ra thường xuyên khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể trầm trọng.
Bên cạnh đó, đau dạ dày nặng còn kèm thêm một số triệu chứng khác như nôn ra máu, đi ngoài phân có màu đen hoặc đại tiện ra máu:
- Nôn ra máu: Bệnh nhân đau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo dạ dày hoặc thực quản đã bị xuất huyết. Nếu không điều trị ngay, các vị trí bị xuất huyết đó sẽ nhanh chóng lan rộng và nhiễm trùng.
- Đại tiện ra máu hoặc phân có màu đen: Đi kèm với hiện tượng này là người bệnh bị chóng mặt, suy nhược cơ thể do mất nhiều máu. Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
IV. Đau dạ dày – dùng ngay Yumangel!
Có một cách giảm đau dạ dày nhanh chóng, tiện lợi mà không mất mất thời gian chuẩn bị đó Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể uống ngay 1 gói Yumangel, các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… sẽ thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.
Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Bệnh nhân chỉ nên điều trị tại nhà khi có triệu chứng đau dạ dày nhẹ, chưa nghiêm trọng. Với các bệnh nhân đau dạ dày nặng có biểu hiện như đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều và nôn ra máu, phân có máu đen hoặc đại tiện ra máu… thì cần đến bệnh viện thăm khám ngay.
V. Hướng dẫn phòng và giảm đau dạ dày ở mức độ nhẹ
Với mức độ bệnh đau dạ dày nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt kết hợp sử dụng các nguyên liệu nhiên và phương pháp xoa bóp, chườm ấm giảm đau và giảm cảm giác khó chịu.
Xem video cách Phòng tránh đau dạ dày ở dân văn phòng [Cafe sáng VTV3]
1. Chế độ ăn uống
Về chế độ ăn uống, bệnh nhân có những triệu chứng đau dạ dày nhẹ có thể thực hiện các điều sau để cải thiện triệu chứng bệnh:
- Nên ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ giấc để giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, phù hợp với sinh lý và chu kỳ tiết acid dịch vị.
- Nên ăn chín, uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn tấn công và xâm nhập gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ vì bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng có hại.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát, làm giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để tăng cường chức năng ruột, dạ dày và bảo vệ màng nhầy cải thiện vết loét dạ dày.
- Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, ngoài nước lọc có thể uống nước ép hoa quả và rau củ tươi.
Bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế hoặc kiêng những điều sau trong chế độ ăn uống hàng ngày:
- Tránh ăn quá no vì có thể tạo áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, từ đó gây ra các cơn đau.
- Không nên để bụng quá đói, vì dạ dày trống rỗng thì acid dịch vị có thể tác động lên niêm mạc dạ dày và gây ra cơn đau.
- Hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội khiến thức ăn không được nhai đủ nhỏ và đủ mềm, dạ dày cần co bóp nhiều hơn, dịch vị acid dạ dày tiết ra nhiều gây viêm và đau.
- Không nên uống nhiều nước ngay trước và sau khi ăn vì có thể tạo ra áp lực lớn lên thành dạ dày, khiến cho dạ dày bị căng tức, khó chịu và gây ra các cơn đau.
- Không nên ăn khuya, bữa tối nên ăn cách giờ đi ngủ từ 2-3 tiếng để thức ăn được tiêu hóa hết và dạ dày được nghỉ ngơi.
- Hạn chế tối đa thói quen vừa ăn vừa làm việc, vừa xem tivi, điện thoại khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn gây ra các cơn đau.
- Không nên vận động mạnh hoặc hoạt động trí óc ngay sau bữa ăn.
- Hạn chế ăn các món ăn chiên, xào, nhiều muối, nhiều đường vì khó tiêu hóa tạo gánh nặng cho dạ dày khiến bộ phận này phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa.
- Không nên ăn thực phẩm/thức ăn chưa được nấu chín kỹ, sống hoặc chín tái như gỏi cá, nem chua.
- Tránh tiêu thụ các thực phẩm có vị chua và nhiều acid vì dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và đường ruột.
- Không nên ăn các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt vì có thể gây co thắt đường tiêu hóa, kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết acid.
Yumangel gợi ý: Đau dạ dày có ăn cao ngựa được không
2. Chế độ sinh hoạt
Những điều nên làm trong chế độ sinh hoạt của bệnh nhân đau dạ dày để cải thiệu triệu chứng bệnh gồm:
- Nên đi ngủ trước 23 giờ mỗi ngày và thức dậy vào trước 7 giờ sáng.
- Nên sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đi du lịch.
- Duy trì cân nặng mức hợp lý.
- Nên tập thể dục vào buổi sáng hoặc trước và sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ. Đồng thời duy trì thói quen vận động mỗi ngày khoảng 30 phút.
Một số điều không nên làm đối với người bị đau dạ dày đang trong quá trình điều trị bệnh gồm:
- Không nên thức khuya, ngủ muộn để dạ dày được nghỉ ngơi.
- Không nên ôm đồm nhiều công việc gây căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, stress.
- Hạn chế đối đa việc tăng cân hoặc giảm cân quá nhiều vì cải hai điều hòa này có thể gây dư thừa dịch vị dạ dày dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau bụng…
3. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Dân gian sử dụng rất nhiều các thảo dược tự nhiên như lá tía tô, nha đam, gừng, nghệ, lá đu đủ chữa đau dạ dày:
- Lá tía tô: Theo Y học hiện đại, lá tía tô có tanin, glycosid và axit alpha-linolenic với tác dụng sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, kiềm chế dịch acid và làm giảm vết loét dạ dày. Người bệnh có thể ăn lá tía tô sống hoặc ép lấy nước, nấu cùng cháo. Lượng tía tô nên sử dụng 1 lần là 15g, ăn nhiều có thể gây tác dụng phụ như nóng trong người, toát nhiều mồ hôi,…
- Nha đam: Theo Y học hiện đại, chất phytochemical trong nha đam có tính kháng sinh tự nhiên, tác dụng sát trùng, kháng viêm. Mặt khác, chất anthraquinon trong nha đam có công dụng kiểm soát sự tăng tiết axit dạ dày. Lượng nha đam nên dùng 1 ngày tối đa khoảng 90ml, nên uống trước bữa ăn.
- Lá bạc hà: Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, hoạt chất menthol tìm thấy trong lá bạc hà không chỉ có khả năng thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn mà còn hỗ trợ tăng tiết dịch ở túi mật giúp mật lưu thông tốt. Người bệnh không nên lạm dụng lá bạc hà, chỉ nên dùng 2-12g bạc hà/ngày.
- Lá đu đủ: Theo Y học hiện đại, thành phần enzym papain trong lá đu đủ giúp giảm ợ chua, đầy bụng, khó tiêu. Chymopapain giúp giảm đau dạ dày, chữa lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Khi dùng lá đu đủ chữa đau dạ dày, người bệnh cần lưu ý không ăn lá đu đủ sống và dùng khi đang đói.
- Gừng: Gừng giúp điều hòa nhu động ruột, giảm đau dạ dày, chống đầy bụng, buồn nôn và khó tiêu vì có các hoạt chất Zingerone, Gingerol và Shogaol. Lượng gừng sử dụng trong 1 ngày từ 1-5g.
- Nghệ: Hoạt chất curcumin dồi dào trong nghệ giúp phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Mặt khác, các thành phần trong nghệ còn có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori…hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày do vi khuẩn. Hàm lượng nghệ sử dụng mỗi ngày là khoảng 3 thìa cà phê tinh bột.
Một số nguyên liệu tự nhiên khác được dân gian sử dụng trong điều trị các triệu chứng đau dạ dày nhẹ như: Lá lược vàng; lá trầu không; lá mơ lông, lá nhọ nồi, quà dừa, cam thảo, cây chè dây, chuối hột, mật ong…
3. Xoa bóp, chườm ấm
Bệnh nhân đau dạ dày cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bóp và chườm ấm bụng để giảm đau bụng và cảm giác khó chịu:
- Xoa bóp bụng: Các động tác xoa bóp và massage nhẹ nhàng trên vùng bụng giúp kích thích lưu thông và tăng cường lượng máu lưu thông đến vị trí này, từ đó giảm cơn đau dạ dày. Mặt khác, phương pháp này còn kích thích nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, từ đó giảm đầy hơi, đầy bụng và khó tiêu. Người bệnh chỉ cần chồng hai bàn tay lên nhau và xoa bụng theo chiều của kim đồng hồ từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong.
- Chườm ấm: Hơi ấm sẽ giúp các mạch máu vùng thượng vị được thư giãn, giảm sự co bóp gây đau dạ dày và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. Khi bị cơn đau dạ dày, người bệnh có thể dùng túi chườm ấm chuyên dụng hoặc đổ nước ấm vào trong chai rồi chườm ấm bụng cho tới khi cơn đau thuyên giảm. Nhiệt độ của nước nên ở 50-60 độ C.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...