Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng có nguy hiểm không?

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày rất đa dạng và tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau. Trong đó trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản cần lưu ý. 

I. Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là như thế nào?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản và họng. Ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau. Người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng để biết khi nào bệnh trở nặng và nhanh chóng có giải pháp điều trị dứt điểm, tránh biến chứng.

Trào ngược dạ dày gây khó nuốt, nghẹn ở cổ họng

Các chuyên gia cho biết, có tới 1/3 số bệnh nhân trào ngược gặp phải triệu chứng nghẹn cổ họng, khó nuốt và nuốt vướng. Cụ thể hơn, người bệnh luôn có cảm giác thức ăn, đồ uống bị ứ đọng lại phía sau xương ức hoặc nuốt vướng, nuốt đau,  khi thức ăn đi qua vùng cổ họng. 

Mặt khác, do thực quản thường xuyên tiếp xúc với acid dư thừa trong dạ dày nên dễ bị viêm, sưng tấy. Khi đường ống dẫn thức ăn sẽ bị teo hẹp lại khiến bệnh nhân trào ngược có cảm giác khó nuốt.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà mức độ nghẹn và khó nuốt này ở mỗi người là khác nhau.

  • Ở mức độ nhẹ: Bệnh nhân trào ngược có cảm giác thức ăn đi qua thực quản chậm hơn, và có cảm giác hơi đau khi nuốt.
  • Ở mức độ nặng: Người bệnh gặp khó khăn ngay cả khi nuốt chất lỏng như nước uống đi qua thực quản. Để đẩy đồ ăn, thức uống xuống dạ dày người bệnh phải dùng rất nhiều sức và cảm giác đau lúc này sẽ nhiều hơn. Thậm chí ngay cả khi không ăn uống người bệnh đôi khi vẫn có cảm giác nghẹn ở cổ họng.

Tình trạng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng thường đi kèm theo các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, khó thở, ợ hơi, ợ chua.

Trào ngược dạ dày thực quản khó nuốt là tình trạng người bệnh sẽ mất thêm công sức và thời gian hơn cho việc di chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

II. Nguyên nhân trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Khi acid dư thừa trong dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ tiếp xúc thường xuyên với vùng niêm mạc thực quản. Với đặc tính bào mòn mạnh từ acid dạ dày sẽ gây ra tình trạng kích ứng và làm tổn thương dẫn đến viêm loét các lớp niêm mạc thực quản. 

Khi các vết loét tại thực quản lành lại sẽ để lại các vết sẹo. Tình trạng trào ngược dạ dày càng nặng thì các vết sẹo này xuất hiện ngày càng nhiều và kích thước to dần gây ra hiện tượng hẹp thực quản.

Thực quản bị thu hẹp do các vết sẹo khiến ống thực quản nhỏ dần dẫn đến đường đi của thức ăn từ khoang miệng vào dạ dày sẽ trở nên khó khăn hơn. Theo đó, tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn và nghẹn cổ họng xuất hiện.

Thực quản bị thu hẹp do các vết sẹo khiến ống thực quản nhỏ dần gây khó nuốt thức ăn

III. Trào ngược dạ dày thực quản khó nuốt có nguy hiểm không? 

Tình trạng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng, khó nuốt nếu không được điều trị và để kéo dài lâu ngày sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: Sụt cân, suy dinh dưỡng, thậm chí là viêm phổi kèm theo nghẹt thở.

Nguy hiểm hơn, khó nuốt, nghẹn cổ họng là triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư thực quản. Do đó, bạn không nên chủ quan, cần hết sức cẩn trọng với triệu chứng nguy hiểm này.

Ban đầu, người bệnh có thể không có cảm giác đau, chỉ cảm thấy hơi khó nuốt. Khi bệnh trở nặng thì hiện tượng nuốt khó sẽ kèm theo đau. Khi mới bị, người bệnh chỉ khó nuốt đối với thức ăn khi đi qua cổ họng nhưng sau đó ngay cả việc uống nước bệnh nhân cũng bị đau nhức.

Khó nuốt, nghẹn cổ họng là triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư thực quản.

IV. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày khó nuốt

Trường hợp trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng, khó nuốt, nuốt nghẹn xuất hiện liên tục và lâu ngày không khỏi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được làm các xét nghiệm cần thiết như chụp X quang thực quản, nội soi dạ dày thực quản, đo áp lực thực quản và kiểm tra PH thực quản nhằm chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.

1. Chụp X quang thực quản

Có hai phương pháp chụp X – quang thực quản phổ biến hiện nay là nội soi huỳnh quang và barium thực quản. Trong đó, đa phần người bệnh được chỉ định thực hiện chụp X – quang barium thực quản vì phương pháp này an toàn, có độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ mất khoảng 10 – 15 phút.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thông qua X-quang có chất cản quang có thể gây ra cảm giác đầy hơi và đau dạ dày nhẹ. Tuy nhiên, đây là triệu chứng thường gặp và thường sẽ tự khỏi trong vài giờ. Vì vậy, nếu bệnh nhân thấy khó chịu kéo dài hơn 24 giờ nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Chụp X quang thực quản

2. Nội soi dạ dày thực quản

Phương pháp này đưa một ống soi mềm có gắn camera nhỏ ở đầu vào dạ dày thực quản để thăm khám, chẩn đoán được mức độ bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp thông qua hình ảnh thu được.

Nội soi dạ dày thực quản ngoài việc phát hiện các vết thương rất nhỏ, giúp lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP và chẩn đoán ung thư thực quản, dạ dày. Có 2 cách nội soi dạ dày thực quản gồm:

  • Nội soi không gây mê: Vì không được gây mê nên bệnh nhân khi thực hiện bị đau đớn khi ống soi được đưa vào và cảm giác khó chịu, buồn nôn khi rút ống ra.
  • Nội soi gây mê: Phương pháp này sử dụng thuốc mê giúp bệnh nhân không bị đau đớn và khó chịu trong suốt quá trình nội soi.

Nội soi dạ dày thực quản

3. Kiểm tra pH thực quản

Xét nghiệm này được thực hiện để đo hàm lượng axit bên trong thực quản của người bệnh trong 24 giờ thông qua một máy thu không dây nhỏ.  Bác sĩ sẽ đặt thiết bị thu vào thực quản của bệnh nhân trong quá trình nội soi.

Căn cứ vào hình ảnh thu được, bác sĩ có thể kiểm tra bệnh nhân có các triệu chứng trào ngược dạ dày như ho mãn tính, đau tức ngực, hen suyễn, viêm thanh quản… để xác nhận thông tin về tần suất, thời gian và sự liên quan của triệu chứng đến bệnh trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng.

Lưu ý: Trong quá trình kiểm tra nồng độ pH thực quản dạ dày, bệnh nhân cũng cần ghi lại nhật ký ăn uống để hỗ trợ bác sĩ phân tích và có chẩn đoán tốt nhất về tình trạng bệnh.

Kiểm tra pH thực quản

4. Đo áp lực thực quản

Mục đích của xét nghiệm này là đo hoạt động của cơ trong thực quản thông qua cảm biến áp suất được gắn trong ống thông mũi dạ dày. 

Kết quả đo áp lực thực quản có thể giúp bác sĩ xác nhận xem LES hoặc các cơ khác  có hoạt động không bình thường hay không.

Đo áp lực thực quản

V. Cách điều trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định 1 trong 2 cách điều trị trào ngược dạ dày khó nuốt dưới đây:

1. Điều trị bằng thuốc 

Đối với trường hợp bệnh trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các toa thuốc phù hợp, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập để giảm triệu chứng và chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Các loại thuốc dùng trong điều trị trào ngược dạ dày gồm:

  • Thuốc trung hòa acid: Các thuốc trung hòa acid thường dùng là thuốc có chứa các muối nhôm (carbonat, hydroxyd, phosphate) và các muối magnesi (carbonat, hydroxyd, trisilicate) như Maalox, Gastropulgite, Alusi…
  • Thuốc Alginat: Công dụng ngăn dịch trào ngược.
  • Thuốc đối kháng thụ thể histamin (thuốc chẹn H2): Làm giảm axit dạ dày, thuốc thường dùng là Ranitidine, Zantac, Tagamet.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Là thuốc ức chế axit mạnh hơn và cũng thúc đẩy quá trình lành vết thương. Thuốc thường dùng là Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole.
  • Thuốc giãn cơ: Giảm cơ thắt cơ, thuốc thường dùng là Baclofen…
  • Thuốc trợ vận động (Prokinetics): Giúp tăng đào thải acid trong thực quản,  làm rỗng dạ dày và tăng nhu động của cơ thực quản. Thuốc thường dùng là Metoclopramide, Domperidone, Baclofen.
  • Thuốc chống trầm cảm: Giúp bệnh nhân giảm lo âu, căng thẳng, stress. Các thuốc thường được sử dụng như: Imipramine, Nortriptyline, Trazodone, Sertraline…

Điều trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng bằng thuốc.

2. Điều trị phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Hai phương pháp phẫu thuật thường được cân nhắc gồm:

  • Phẫu thuật Nissen: Đây là thủ thuật thắt chặt cơ và ngăn ngừa trào ngược.  Mục đích của phẫu thuật Nissen là thắt chặt và củng cố cơ vòng thực quản dưới. Người bệnh có thể chọn phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở.
  • Phẫu thuật LINX: Cấy ghép một vòng các hạt titan nhỏ chứa từ tín, quấn quanh ngã ba của dạ dày – thực quản để ngăn trào ngược từ dạ dày. Tác dụng của các hạt nam châm là cung cấp thêm lực để giữ cho cơ vòng thực quản đang yếu có thể đóng lại sau khi nuốt thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn vẫn có thể đi qua bình thường. Ưu điểm của phẫu thuật Linx là ít xâm lấn nên thời gian hồi phục thường ngắn. Bệnh nhân cũng ít bị đau khi thực hiện phương pháp này.

Điều trị phẫu thuật

Các bác sĩ cho biết, thời điểm tốt nhất để điều trị bệnh trào ngược dạ dày là ngay khi phát hiện các triệu chứng khó chịu ban đầu như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…. 

Điều trị càng sớm theo phác đồ bài bản và khoa học thì hiệu quả điều trị càng cao. Ngược lại, nếu điều trị muộn, cơ vòng thực quản có thể tổn thương quá mức và mất khả năng đàn hồi buộc phải can thiệp ngoại khoa. 

VI. Biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

1. Ăn nhiều bữa nhỏ

Ăn quá no trong 1 bữa khiến dạ dày bị giãn ra và gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Các bữa ăn nhỏ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, hạn chế tối đa nguy cơ kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit.

2. Ăn tối sớm hơn

Để ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản, bạn nên ăn tối trước 8 giờ hoặc cách giờ đi ngủ tối thiểu 2-3 tiếng để đảm bảo thức ăn đã được tiêu hóa hết. 

3. Nằm nghiêng về bên trái, nâng cao đầu

Tư thế ngủ nghiêng về bên trái giúp dạ dày ở vị trí thấp hơn thực quản. Không nên nằm ở tư thế nghiêng về bên phải vì sẽ khiến thực quản thấp hơn dạ dày dễ gây trào ngược.

Đồng thời, nên gối cao đầu hơn hoặc nâng cao đầu giường sao cho nâng cao phần cơ thể từ thắt lưng trở lên.  

4. Giảm áp lực ổ bụng 

Để giảm áp lực lên ổ bụng, bạn nên giảm cân nếu bị béo phì hoặc thừa cân; mặc quần áo rộng rãi để tránh gây áp lực lên bụng và dạ dày. 

5. Bỏ thuốc lá và uống rượu 

Nghiện bia rượu và thuốc lá là nguyên nhân làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới dẫn đến trào ngược. Ngoài ra, uống rượu và hút thuốc lá còn gây kích thích tăng tiết axit, làm chậm quá trình tiêu hóa và tổn thương niêm mạc dạ dày.

6. Tránh thực phẩm và đồ uống gây trào ngược

Hạn chế hoặc kiêng ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, sốt cà chua, sô cô la, đồ uống có ga và caffeine…  để tránh gây kích thích niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit.

7. Không nằm ngay sau khi ăn

Đi nằm hoặc đi ngủ sau khi ăn làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày do thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Hãy nghỉ ngơi  và vận động nhẹ nhàng ít nhất 2-3 tiếng sau khi ăn rồi mới đi nằm hoặc ngủ.

Các bữa ăn nhỏ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, hạn chế tối đa nguy cơ kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit.

Bệnh trào ngược dạ dày kéo dài với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, buồn nôn… ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt đồng thời kết hợp sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với thành phần chính là Almagate có khả năng trung hòa acid dạ dày dư thừa nhanh chóng nên giúp giảm các cơn trào ngược thực quản dạ dày. Chỉ sau 5-10 phút uống thuốc, các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ hơi, ợ chua, nóng, rát, buồn nôn, đau tức ngực sẽ thuyên giảm.

Ngoài ra, thuốc dạ dày Yumangel còn có tác dụng cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết acid gồm ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đau dạ dày… 

Thuốc Yumangel có vị dễ uống, được thiết kế dạng gói, uống ngay không cần pha với nước nên thuận tiện với những người bận rộn.

Trào ngược dạ dày thực quản nghẹn cổ họng không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà còn thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo ung thư thực quản. Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay. 

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *