Giải đáp: Bị trào ngược dạ dày nên và không nên ăn rau gì?

Bổ sung các loại rau vào các bữa ăn hàng ngày vừa giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vừa. Vậy người bị trào ngược dạ dày không nên rau gì và nên ăn loại rau nào? Cùng thuốc đau bao tử yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì?

Với thắc mắc bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, rau xanh là thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tiêu thụ rau xanh giúp cải thiện tình trạng nhiều bệnh lý, trong đó có trào ngược dạ dày. Ngoài ra, rau xanh còn rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức đề kháng của cơ thể.

Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì

Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì

Do đó, người bệnh trào ngược không cần phải kiêng ăn rau nhưng nên chú ý ăn với lượng vừa phải. Một số loại rau xanh như rau cải, dưa chuột, rau ngót, súp lơ, đậu xanh… có thể làm giảm tiết dịch vị axit trong dạ dày nên rất tốt cho chứng bệnh trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, vẫn có một số loại rau củ quả bệnh nhân trào ngược nên hạn chế hoặc không nên ăn để tránh tình trạng bệnh nặng hơn gồm:

  • Rau bạc hà, rau húng chó: Vì 2 loại rau này có thể làm lỏng các cơ cơ khí ở thực quản, khiến nồng độ axit trong dạ dày gia tăng.
  • Cà chua: Loại quả này chứa nhiều axit nên nếu ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều dịch vị, dẫn đến tình trạng nóng ruột, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Súp lơ xanh và bắp cải sống: Hai loại rau khi ăn chín rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày, nhưng khi ăn sống có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi.
  • Hành tây chưa nấu chín: Hành tây chưa nấu chín có thể gây đau bụng cho người bệnh nên cần hạn chế ăn.
  • Các loại rau muối chua, lên men như rau bắp cải, cải thảo, su hào, dưa chuột, hành: Vì các loại rau này có thể gây tăng tiết axit dịch vị day dày, dễ khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các loại rau sống: Chỉ ăn rau khi đã được nấu chín, không nên ăn rau sống vì có chứa nhiều vi khuẩn dễ dàng đi vào dạ dày và làm tổn thương nặng hơn các vết loét. Một số loại rau như rau mùi, xà lách, kinh giới… có chứa nhiều chất xơ dạng không hòa tan, có thể kích ứng niêm mạc dạ dày nếu dùng quá nhiều.

Bên cạnh đó, khi người bệnh trào ngược ăn rau, cần lưu ý không nên ăn rau chung với một số hoa quả có tính axit. Cụ thể:

  • Họ cam quýt: Một số loại hoa quả chứa lượng lớn axit như cam, quýt, chanh, xoài… Vì vậy khi ăn các thực phẩm này sẽ làm tăng cao nồng độ axit trong dạ dày gây các vết loét ở vùng thực quản và dạ dày khiến bệnh trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Các sản phẩm làm từ cà chua: Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau cùng với sản phẩm làm từ cà chua như sốt chua hay salsa. Nếu muốn ăn cà chua thì nên ăn cà chua tươi sống nhưng chỉ với lượng ít, riêng người bị trào ngược dạ dày nặng thì không nên ăn.
Người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn cà chua và các loại rau sống

Người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn cà chua và các loại rau sống

II. Bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?

Dưới đây là các loại rau củ tốt cho dạ dày và chứng trào ngược, người bệnh có thể tham khảo và bổ sung vào các bữa ăn hàng này của mình:

  • Rau cải bẹ xanh: Loại rau này giàu vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, albumin, carotene, chất xơ… nên khi ăn sẽ giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày.
  • Rau chân vịt: Còn gọi là cải bó xôi, chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt, canxi… giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa.
  • Lá mơ: Vitamin C, carotene, tinh dầu, protein trong lá mơ có khả năng làm giảm triệu chứng sưng viêm tại niêm mạc dạ dày và những tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra.
  • Rau mùi tây: Với các thành phần dưỡng chất như vitamin A, B, C, khoáng chất như sắt, canxi, kali… nên ăn rau mùi tây có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, giảm đau và ccác triệu chứng ợ chua, ợ nóng… của trào ngược dạ dày.
  • Rau bắp cải: Ngoài chất xơ dồi dào, rau bắp cải còn giàu các vitamin, khoáng chất như vitamin C, K, B6, canxi, sắt, magie, folate, thiamin, kali… giúp làm lành vết loét và cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày.
  • Rau thì là: Loại rau này giàu chất xơ, vitamin C và A, đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid có công dụng giảm viêm, xoa dịu cơn co thắt trong dạ dày và bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi tác nhân gây bệnh.
  • Súp lơ xanh: Còn gọi là bông cải xanh, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như thiamin, protein, riboflavin, vitamin A, C, K, B6, folate… có lợi cho sức khỏe người bệnh trào ngược dạ dày. Đặc biệt, súp lơ xanh còn có sulforaphane với khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) – nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày.
  • Rau mồng tơi: Vì chứa một lượng lớn các vitamin A, C, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ nên ăn rau mồng tơi giúp kích thích nhu động ruột, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Rau tía tô: Các tinh dầu có trong tía tô gồm limonen, dihydrocumin, terillaldehy và các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm có khả năng giảm tăng tiết axit quá mức.
  • Rau xà lách: Với thành phần dinh dưỡng cao gồm vitamin, chất xơ, khoáng chất, protein, ăn rau xà lách giúp tăng co bóp, kích thích nhu động ruột, cải thiện táo bón và tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Rau cần tây: Bên cạnh hàm lượng chất xơ cao, rau cần tây còn chúa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, K, canxi, magie, photpho… giúp bổ sung lượng nhầy lên lớp lót dạ dày, ngăn ngừa vết loét và kiểm soát lượng axit dịch vị từ đó cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.

Khi ăn rau, người bệnh cần chú ý ăn với lượng vừa phải, không lạm dụng ăn quá nhiều; mua rau ở cửa hàng cung cấp uy tín, đảm bảo rau có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và độ an toàn; nên chế biến rau thành các món luộc hấp, hạn chế xào nhiều dầu mỡ…

Ngoài ra còn 1 số loại rau khác rất tốt trong việc điều trị trào ngược thực quản như:

Một số loại rau tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày

Một số loại rau tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày

III. Một số thực phẩm khác người bị trào ngược dạ dày nên kiêng

Như vậy thắc mắc người bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì đã được giải đáp. Ngoài việc tìm hiểu một số loại rau nên kiêng, người bệnh trào cũng nên tránh dùng những thực phẩm sau đây:

  • Các chất kích thích, đồ uống có cồn: Các chất kích thích chứa nhiều cafein làm kích thích sự giãn cơ vòng ở phía dưới thực quản và là nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên. Mặt khác, các chất này còn làm tăng sự tiết dịch vị axit dạ dày khiến thức ăn dư thừa bị trào ngược lên trên. Một số đồ uống chứa cồn và cafein người bệnh nên hạn chế sử dụng như rượu bia, cà phê, các loại nước ngọt, nước trà xanh…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Các thực phẩm có hàm lượng chất béo rất cao như đồ chiên rán, mỡ động vật… Dạng chất béo này không chỉ làm nặng thêm tình trạng bệnh trào ngược mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch.
  • Đồ ăn cay nóng: Người bị trào ngược cũng nên kiêng ăn các đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt… Vì sau khi được hấp thụ vào niêm mạc ruột, thực phẩm này sẽ gây kích ứng làm tăng cao lượng axit dạ dày, dẫn đến cơn đau âm ỉ.
  • Thực phẩm nhiều muối: Vì khi muối được hấp thụ vào trong cơ thể, sẽ gây cảm giác nóng rát ở vùng cổ họng và vùng thượng vị. Mặt khác, thường ăn thực phẩm nhiều muối còn gây mất nước, táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.
Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo

Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo

V. Thuốc Yumangel – giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân trào ngược dạ dày

Người mắc bệnh trào ngược dạ dày nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị nhà. Song song với việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.

Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau tức vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết bị trào ngược dạ dày không nên ăn rau gì và những thực phẩm cần tránh khi bị chứng bệnh này để từ đó xây dựng cho mình thực đơn ăn uống tốt cho sức khỏe.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *