Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Giải đáp chi tiết!

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Đây được xem là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Vì trên thực tế, bên cạnh triệu chứng của căn bệnh trào ngược, bạn cũng có thể gặp phải thêm 1 số vấn đề như đau đầu, hoa mắt,… Vậy cơn trào ngược dạ dày có phải là tác nhân khiến bạn thấy đau đầu? Cùng Yumangel tìm hiểu ngay sau đây!

I. Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Nguyên nhân là gì?

Theo Tiến sĩ Shilpa Mehra Dang, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Văn phòng Y tế Manhattan, trào ngược dạ dày có thể gây đau đầu do sự kích thích các dây thần kinh phế vị. Điều này dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, và cảm giác quay cuồng dữ dội, được gọi là chóng mặt ngoại biên (1).

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây đau đầu do kích thích dây thần kinh phế vị, dẫn đến triệu chứng như chóng mặt và choáng váng. Khi axit dạ dày trào lên thực quản và khoang miệng, vi khuẩn phát triển, tạo khí dư, gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới và tổn thương thực quản, từ đó kích thích hệ thần kinh và gây đau đầu.

Vi khuẩn có thể thẩm thấu vào máu và não, gây phản ứng viêm, tăng nhạy cảm thần kinh và khiến tần suất đau đầu kéo dài. Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế (POTS) cũng liên quan đến việc tụt huyết áp tạm thời khi đứng lên, làm tăng đau đầu, đặc biệt ở người GERD có chất lượng giấc ngủ kém.

Lạm dụng thuốc giảm đau như NSAIDs có thể kích ứng dạ dày, làm tình trạng trào ngược trầm trọng hơn. Thuốc PPI lâu dài có thể gây thiếu hụt magie, dẫn đến đau đầu kéo dài.

Khi có triệu chứng đau đầu kèm theo trào ngược dạ dày, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm kiểm soát GERD, cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng.

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?

II. Cách xử lý khi gặp tình trạng trào ngược gây đau đầu

Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tổng thể, giúp kiểm soát đồng thời chứng đau đầu và trào ngược dạ dày.

1. Về thuốc điều trị đau đầu

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

  • Triptan: Làm giảm cơn đau bằng cách tác động lên thụ thể serotonin.
  • Dẫn xuất ergot: Giúp co mạch máu và làm dịu cơn đau.
  • Steroid: Ngăn ngừa hoặc hạn chế tiến triển của cơn đau.
  • Thuốc đối kháng CGRP: Như Aimovig, Ubrelvy, Nurtec ODT giúp ngăn ngừa hoặc cắt cơn đau.

Lưu ý, cần tránh lạm dụng các thuốc giảm đau không kê đơn (như NSAID) vì chúng không chỉ làm nặng thêm triệu chứng trào ngược mà còn có thể gây đau đầu tái phát.

2. Về thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây đau đầu do kích thích dây thần kinh phế vị, tạo áp lực lên thực quản và kích hoạt phản ứng viêm, làm tăng nhạy cảm thần kinh. Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế (POTS) cũng làm trầm trọng thêm triệu chứng đau đầu khi đứng lên đột ngột.

  • Thuốc kháng axit: Trung hòa axit dạ dày nhanh chóng.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ngăn chặn quá trình tiết axit dạ dày.
  • Thuốc chẹn histamine: Dùng trong một số trường hợp, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì một số loại như Zantac đã bị thu hồi.

Việc điều trị song song cả hai tình trạng không chỉ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống.

Yumangel Trung hòa axit dạ dày nhanh chóng

Yumangel Trung hòa axit dạ dày nhanh chóng

III. Phòng ngừa trào ngược dạ dày gây đau đầu

Để giảm thiểu tình trạng đau đầu do trào ngược dạ dày, thì sử dụng thuốc theo chỉ định là chưa đủ. Nguyên nhân là bởi cách này chỉ hiệu quả lúc đầu và không có tác dụng triệt để. Tình trạng bệnh sẽ vẫn âm thầm diễn ra và gây ra nhờn thuốc. Chính vì thế việc xây dựng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh được đánh giá là yếu tố quan trọng giúp giảm căn bệnh trào ngược gây đau đầu.

1. Có chế độ ăn uống lành mạnh

  • Đối với thực phẩm trong bữa ăn, người bệnh không nên sử dụng các thực phẩm có khả năng kích thích dạ dày như: Rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn; thực phẩm cay nóng; thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ; đồ ăn nhiễm khuẩn…
  • Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm giúp trung hòa axit dịch vị trong các bữa ăn như bánh mì, bánh quy, dưa hấu, sữa, cháo…
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn quá no trong 1 bữa để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, không nên để cơ thể rơi vào trạng thái quá đói hoặc quá no, đặc biệt là vào thời điểm trước khi đi ngủ.
  • Sau khi ăn, không nên nằm, làm việc, vận động, tắm gội, thay vào đó người bệnh nên nghỉ ngơi 1 khoảng thời gian ngắn rồi đi bộ nhẹ nhàng.
  • Thực hiện chế độ ăn nhiều bữa để giảm áp lực lên thành dạ dày.
  • Trước khi ngủ 2 tiếng không nên ăn uống để dạ dày phải làm việc.
  • Bổ sung thực phẩm mang tính kiềm để trung hòa axit dịch vị: các loại đỗ, đậu, sữa chua, men tiêu hóa để cải thiện hệ tiêu hóa.

2. Xây dựng lối sống khoa học

Trong cuộc sống hàng ngày, để giảm thiểu được căn bệnh trào ngược dạ dày, bạn cũng cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Không mặc quần áo quá chật, gây chèn ép dạ dày.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa phải để nâng cao sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe dạ dày.
  • Hạn chế căng thẳng, stress và cố gắng đi ngủ đúng giờ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái. Nếu nằm ngửa thì nên kê gối sao cho đầu cao hơn ngực.
Hạn chế căng thẳng, stress và cố gắng đi ngủ đúng giờ

Hạn chế căng thẳng, stress và cố gắng đi ngủ đúng giờ

3. Sử dụng Yumangel

Để giảm thiểu triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày cụ thể là tình trạng đau đầu, chóng mặt, các chuyên gia y tế chỉ định sử dụng thuốc dạ dày chữ Y Yumangel.

Thuốc dạ dày chữ Y Yumangel được phân phối bởi tập đoàn Đại Bắc.

  • Dạng bào chế: hỗn hợp dịch lỏng.
  • Thành phần chính: hoạt chất Almagate 1.00g. Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục Quản lý dược: 138/2019/XNQC/QLD
  • Công dụng chính của Yumangel là trung hòa axit dịch vị, đồng thời tạo lớp màng nhầy để bảo vệ dạ dày dưới những tác nhân gây hại. Đây được xem là lý do khiến sản phẩm có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do căn bệnh trào ngược dạ dày gây ra, bao gồm: Ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị,…
Thành phần chính của Yumangel là hoạt chất Almagate 1.00g

Thành phần chính của Yumangel là hoạt chất Almagate 1.00g

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau giải đáp vấn đề trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Việc hiểu rõ mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày và các cơn đau đầu giúp bạn chủ động trong việc điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy thăm khám bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị phù hợp và kiểm soát triệu chứng một cách hiệu quả.

Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc có thể gọi theo số điện thoại 1800.1125 của Yumangel, hoặc bình luận ngay ở bên dưới để có được câu trả lời chính xác nhất!

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế lời khuyên của bác sĩ.

Đọc thêm:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *