Trào ngược dạ dày có đau bụng không? Nguyên nhân, cách chữa

Trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy trào ngược dạ dày có đau bụng không? Để biết câu trả lời, đừng bỏ qua bài viết này của Thuốc dạ dày chữ Y

I. Trào ngược dạ dày có đau bụng không?

Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease/GERD) là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản và miệng.

Nhiều người bị bệnh trào ngược dạ dày thỉnh thoảng hoặc thường xuyên gặp phải các cơn đau bụng. Vì vậy đã đặt câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có gây đau bụng không?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, đau bụng là một trong các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày GERD. Tình trạng này xảy ra khi cơ vòng thực quản, một van cơ chịu trách nhiệm ngăn axit dạ dày chảy ngược vào thực quản, không hoạt động bình thường, dẫn đến các triệu chứng khó chịu.

Ngoài đau bụng, bệnh nhân GERD còn gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu khác như: ợ hơi, ợ nóng, ợ chua; buồn nôn, nôn; đau tức ngực thượng vị; khó nuốt; khàn giọng và ho; miệng tiết nhiều nước bọt…

Trào ngược dạ dày có đau bụng không?

Trào ngược dạ dày có đau bụng không?

II. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau bụng

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc trào ngược dạ dày có đau bụng không là CÓ. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

1. Rối loạn chức năng nội tạng

Cơ vòng thực quản gặp trục trặc hoặc suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho axit dạ dày và các chất tiêu hóa khác chảy ngược vào thực quản, dẫn đến đau, khó chịu và nhiều triệu chứng GERD khác. 

Sự suy yếu của cơ vòng cũng chính một yếu tố chính góp phần gây đau bụng. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở nhiều bệnh nhân trào ngược, bao gồm cả trẻ em.

2. Tăng sản xuất axit dạ dày

Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao có thể gây đau bụng do tăng áp lực trong dạ dày và thực quản. 

Áp lực quá mức có thể dẫn đến trào ngược dạ dày và axit vào thực quản dẫn đến các triệu chứng như đau, đầy hơi, nôn mửa, khó chịu, thậm chí là sốt.

Có rất nhiều yếu tố kích thích và làm tăng sản xuất axit dạ dày, cụ thể gồm:

  • Nồng độ Cortisol tăng cao: Cortisol là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận và có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày. Nếu nồng độ cortisol cao sẽ tạo ra lượng axit dạ dày dư thừa gây đau bụng và trào ngược.
  • Viêm dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thể kích hoạt sự gia tăng sản xuất axit dạ dày dẫn đến trào ngược axit và đau bụng. 
  • Tiêu thụ thực phẩm gây kích thích: Tiêu thụ các thực phẩm gây kích thích như caffeine, rượu, gia vị cay; đồ ăn chiên rán có thể kích thích sản xuất axit dạ dày. 
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng

3. Nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, tình trạng trào ngược dạ dày bị đau bụng còn chịu tác động bởi một số các nguyên nhân khác dưới đây:

  • Các bệnh lý khác ở dạ dày và thực quản: Ví dụ như loét dạ dày, viêm thực quản, viêm thực quản trào ngược, ung thư dạ dày cũng có thể dẫn đến các triệu chứng đau dạ dày và trào ngược axit.
  • Tiêu hóa chậm: Tình trạng này khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn gây đau bụng và trào ngược.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, không nhai kỹ, ăn trước khi đi ngủ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, chiên rán cũng là yếu tố góp phần gây trào ngược dạ dày đau bụng.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm khi tiêu thụ có thể kích hoạt sản xuất axit dạ dày và khiến các triệu chứng bệnh trào ngược nặng  hơn, trong đó có đau bụng. Các thực phẩm gây dị ứng phổ biến là cà phê, rượu, đồ ngọt, hành, tỏi, socola, mì ống…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, ví dụ aspirin có thể gây tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, trong đó có đau bụng người mắc GERD.

Đọc thêm: Đau bụng vã mồ hôi nguyên nhân do đâu?

III. Biến chứng trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày đau bụng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Cụ thể:

  • Đau thực quản: Cảm giác nóng rát, đau tức do axit trào ngược.
  • Viêm thực quản: Niêm mạc thực quản tổn thương, gây đau và rối loạn tiêu hóa.
  • Viêm thực quản tái phát: Viêm kéo dài, dễ tái phát nếu không điều trị triệt để.
  • Viêm đại tràng: Axit trào ngược làm tổn thương niêm mạc đại tràng, gây rối loạn tiêu hóa.
  • Viêm dạ dày: Axit dư thừa gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn đến buồn nôn, đau bụng.
  • Suy thận: Ảnh hưởng tiêu cực đến thận, đặc biệt ở người có bệnh lý nền.
  • Viêm loét thực quản: Niêm mạc bị bào mòn, gây chảy máu, buồn nôn, chán ăn.
  • Hẹp thực quản: Tổn thương lâu dài gây sẹo, làm hẹp thực quản, khó nuốt, nôn trớ.
  • Thủng thực quản: Tổn thương sâu gây thủng, nguy cơ sốt cao, suy hô hấp.
  • Barrett thực quản: Biến chứng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
  • Biến chứng hô hấp: Dẫn đến viêm thanh quản, ho mãn tính, hen suyễn, viêm họng.
Axit dư thừa gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau bụng

Axit dư thừa gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau bụng

IV. Trào ngược dạ dày đau bụng nghiêm trọng không? Khi nào cần thăm khám ngay?

Mức độ nghiêm trọng của GERD (trào ngược dạ dày thực quản) và đau dạ dày khác nhau ở mỗi người. Có người chỉ thỉnh thoảng bị đau nhẹ, nhưng cũng có trường hợp đau dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày.

Dù không phải lúc nào cũng là tình trạng khẩn cấp, GERD có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát, như viêm, loét, chảy máu, thậm chí làm hẹp thực quản. Nếu kéo dài mà không điều trị, bệnh có thể tiến triển thành thực quản Barrett, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. (1)

Trào ngược dạ dày đau bụng kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ điều trị kịp thời nếu có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ đội và liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Kèm các triệu chứng như ói mửa, nôn ra máu, sốt cao.
  • Xuất hiện các biến chứng như viêm loét thực quản, xuất huyết dạ dày.
Đau bụng dữ đội và liên tục, không thuyên giảm

Đau bụng dữ đội và liên tục, không thuyên giảm

V. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày đau bụng

Trường hợp trào ngược dạ dày đau bụng xuất hiện liên tục và lâu ngày không khỏi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được làm các xét nghiệm cần thiết như chụp X quang thực quản, nội soi dạ dày thực quản, đo áp lực thực quản và kiểm tra PH thực quản nhằm chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.

1. Chụp X quang thực quản

Có hai phương pháp chụp X – quang thực quản phổ biến hiện nay là nội soi huỳnh quang và barium thực quản. Trong đó, đa phần người bệnh được chỉ định thực hiện chụp X – quang barium thực quản vì phương pháp này an toàn, có độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ mất khoảng 10 – 15 phút.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thông qua X-quang có chất cản quang có thể gây ra cảm giác đầy hơi và đau dạ dày nhẹ. Tuy nhiên, đây là triệu chứng thường gặp và thường sẽ tự khỏi trong vài giờ. Vì vậy, nếu bệnh nhân thấy khó chịu kéo dài hơn 24 giờ nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

2. Nội soi dạ dày thực quản

Nội soi dạ dày thực quản là phương pháp đưa một ống soi mềm có gắn camera nhỏ ở đầu vào dạ dày thực quản để thăm khám, chẩn đoán được mức độ bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp thông qua hình ảnh thu được.

Nội soi dạ dày thực quản ngoài việc phát hiện các vết thương rất nhỏ, giúp lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP và chẩn đoán ung thư thực quản, dạ dày. Có 2 cách nội soi dạ dày thực quản gồm:

  • Nội soi không gây mê: Vì không được gây mê nên bệnh nhân khi thực hiện bị đau đớn khi ống soi được đưa vào và cảm giác khó chịu, buồn nôn khi rút ống ra.
  • Nội soi gây mê: Phương pháp này sử dụng thuốc mê giúp bệnh nhân không bị đau đớn và khó chịu trong suốt quá trình nội soi.

3. Kiểm tra pH thực quản

Xét nghiệm này được thực hiện để đo hàm lượng axit bên trong thực quản của người bệnh trong 24 giờ thông qua một máy thu không dây nhỏ.  Bác sĩ sẽ đặt thiết bị thu vào thực quản của bệnh nhân trong quá trình nội soi.

Căn cứ vào hình ảnh thu được, bác sĩ có thể kiểm tra bệnh nhân có các triệu chứng trào ngược dạ dày như ho mãn tính, đau tức ngực, hen suyễn, viêm thanh quản… để xác nhận thông tin về tần suất, thời gian và sự liên quan của triệu chứng đến trào ngược dạ dày đau bụng. 

Lưu ý: Trong quá trình kiểm tra nồng độ pH thực quản dạ dày, bệnh nhân cũng cần ghi lại nhật ký ăn uống để hỗ trợ bác sĩ phân tích và có chẩn đoán tốt nhất về tình trạng bệnh.

Kiểm tra pH thực quản

Kiểm tra pH thực quản

4. Đo áp lực thực quản

Mục đích của xét nghiệm này là đo hoạt động của cơ trong thực quản thông qua cảm biến áp suất được gắn trong ống thông mũi dạ dày. 

Kết quả đo áp lực thực quản có thể giúp bác sĩ xác nhận xem LES hoặc các cơ khác  có hoạt động không bình thường hay không.

VI. Cách điều trị trào ngược dạ dày gây đau bụng

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định 1 trong các cách điều trị trào ngược dạ dày đau bụng dưới đây:

1. Điều trị không dùng thuốc

Chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng trào ngược dạ dày đau bụng. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả tại nhà: 

Chế độ sinh hoạt & ăn uống:

  • Ăn 5-6 bữa nhỏ/ngày, nhai kỹ, tránh đồ cay, chiên rán, rượu bia.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hạt dinh dưỡng, bánh mì.
  • Không nằm ngay sau ăn, kê cao đầu khi ngủ, nằm nghiêng trái.
  • Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng để hỗ trợ tiêu hóa.

Mẹo giảm đau tại nhà:

  • Trà gừng: Giảm đau, dễ tiêu hóa, nên uống ấm trước bữa ăn.
  • Mật ong: Cân bằng pH dạ dày, giảm khó tiêu, pha với nước ấm uống trực tiếp.
  • Nghệ: Trung hòa acid, giảm viêm loét, có thể kết hợp với mật ong.
  • Baking soda: Giảm nóng rát, trung hòa acid, uống 2-3 ly/ngày.

2. Điều trị bằng thuốc 

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng không cải thiện, người bệnh nên sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ. Các loại thuốc dùng trong điều trị trào ngược dạ dày đau bụng hiện nay gồm:

  • Thuốc trung hòa acid: Các thuốc trung hòa acid thường dùng là thuốc có chứa các muối nhôm (carbonat, hydroxyd, phosphate) và các muối magnesi (carbonat, hydroxyd, trisilicate) như Maalox, Gastropulgite, Alusi…
  • Thuốc Alginat: Công dụng ngăn dịch trào ngược.
  • Thuốc đối kháng thụ thể histamin (thuốc chẹn H2): Làm giảm axit dạ dày, thuốc thường dùng là Ranitidine, Zantac, Tagamet.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Là thuốc ức chế axit mạnh hơn và cũng thúc đẩy quá trình lành vết thương. Thuốc thường dùng là Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole.
  • Thuốc giãn cơ: Tác dụng giảm cơ thắt cơ, thuốc thường dùng là Baclofen…
  • Thuốc trợ vận động (Prokinetics): Giúp tăng đào thải acid trong thực quản,  làm rỗng dạ dày và tăng nhu động của cơ thực quản. Thuốc thường dùng là Metoclopramide, Domperidone, Baclofen.
  • Thuốc chống trầm cảm: Giúp bệnh nhân giảm lo âu, căng thẳng, stress. Các thuốc thường được sử dụng như: Imipramine, Nortriptyline, Trazodone, Sertraline…
Thuốc trung hòa acid Gastropulgite

Thuốc trung hòa acid Gastropulgite

3. Điều trị phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Hai phương pháp phẫu thuật thường được cân nhắc gồm:

  • Phẫu thuật Nissen: Đây là thủ thuật thắt chặt cơ và ngăn ngừa trào ngược.  Mục đích của phẫu thuật Nissen là thắt chặt và củng cố cơ vòng thực quản dưới. Người bệnh có thể chọn phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở.
  • Phẫu thuật Linx: Cấy ghép một vòng các hạt titan nhỏ chứa từ tín, quấn quanh ngã ba của dạ dày – thực quản để ngăn trào ngược từ dạ dày. Tác dụng của các hạt nam châm là cung cấp thêm lực để giữ cho cơ vòng thực quản đang yếu có thể đóng lại sau khi nuốt thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn vẫn có thể đi qua bình thường. Ưu điểm của phẫu thuật Linx là ít xâm lấn nên thời gian hồi phục thường ngắn. Bệnh nhân cũng ít bị đau khi thực hiện phương pháp này.

Các bác sĩ cho biết, thời điểm tốt nhất để điều trị bệnh trào ngược dạ dày là ngay khi phát hiện các triệu chứng khó chịu ban đầu như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…. 

Điều trị càng sớm theo phác đồ bài bản và khoa học thì hiệu quả điều trị càng cao. Ngược lại, nếu điều trị muộn, cơ vòng thực quản có thể tổn thương quá mức và mất khả năng đàn hồi buộc phải can thiệp ngoại khoa.

VII. Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày đau bụng

Để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày đau bụng, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Ăn uống hợp lý: Ăn vừa đủ, chia nhỏ bữa ăn, tránh đồ cay, béo, rượu bia, cà phê.
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Để dạ dày có thời gian tiêu hóa, giảm nguy cơ trào ngược.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế đầy hơi, khó chịu.
  • Giảm căng thẳng: Thư giãn, tập yoga, hít thở sâu để bảo vệ hệ tiêu hóa.
  • Ngủ đúng tư thế: Nằm nghiêng trái, gối cao đầu để tránh trào ngược.
  • Ăn tối sớm: Tránh ăn sát giờ ngủ, nên ăn trước 8 giờ tối.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu thừa cân để giảm áp lực lên dạ dày.

VIII. Kết hợp sử dụng Yumangel, giảm nhanh triệu chứng trào ngược

Bệnh trào ngược dạ dày kéo dài với các triệu chứng như đau bụng, ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, buồn nôn… ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt đồng thời kết hợp sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với thành phần chính là Almagate có khả năng trung hòa acid dạ dày dư thừa nhanh chóng nên giúp giảm các cơn trào ngược thực quản dạ dày. Chỉ sau 5-10 phút uống thuốc, các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ hơi, ợ chua, nóng, rát, buồn nôn, đau tức ngực sẽ thuyên giảm.

Ngoài ra, thuốc dạ dày Yumangel còn có tác dụng cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết acid gồm ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đau dạ dày… 

Thuốc Yumangel có vị dễ uống, được thiết kế dạng gói, uống ngay không cần pha với nước nên thuận tiện với những người bận rộn.

Thuốc dạ dày Yumangel cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét tá tràng, loét dạ dày

Thuốc dạ dày Yumangel cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét tá tràng, loét dạ dày

Tóm lại, trào ngược dạ dày có đau bụng không, câu trả lời là CÓ. Tình trạng này nếu ở mức độ nhẹ người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày đau bụng kéo dài không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời và đúng cách.

Để được tư vấn kỹ hơn về cách điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bạn đừng quên bình luận bên dưới hoặc gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.

*Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp kiến thức chung, không thay thế lời khuyên từ bác sĩ.

Lưu ý:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *