TOP 7 loại thuốc giảm đau bụng kinh không hại dạ dày hiệu quả nhất

Tình trạng đau bụng kinh theo chu kỳ hàng tháng khiến cho phái đẹp vô cùng khó chịu mà không biết phải làm sao ngoài việc dùng thuốc để hạ nhiệt cơn đau. Vậy đâu là thuốc giảm đau bụng kinh không hại dạ dày, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay? Dưới đây là top 7 loại thuốc Yumangel gợi ý, chị em có thể tham khảo khi cần.

I. Đau bụng kinh do đâu?

Đau bụng kinh, hay còn gọi là thống kinh, là những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Các cơn đau này có thể khác nhau về cường độ và tính chất, từ âm ỉ, khó chịu đến dữ dội, quặn thắt. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây đau bụng kinh theo cả y học hiện đại và y học cổ truyền.”

  • Theo Y học hiện đại: Đau bụng kinh chủ yếu do sự gia tăng hormone Prostaglandin. Prostaglandin kích thích co bóp tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài, gây ra những cơn đau khó chịu. Mức độ prostaglandin càng cao, cơn đau càng dữ dội (1).
  • Theo Y học cổ truyền: Đông y gọi đau bụng kinh là thống kinh, xảy ra khi khí huyết trong cơ thể không lưu thông trơn tru. Khí huyết suy kém hoặc bị ứ trệ sẽ khiến kinh nguyệt không thông, gây ra đau bụng. Các yếu tố như thể chất yếu, bệnh lý tiềm ẩn hoặc nhiễm lạnh có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông khí huyết.
Đau bụng kinh xuất hiện ở vùng bụng dưới trước, trong hoặc sau khi hành kinh

Đau bụng kinh xuất hiện ở vùng bụng dưới trước, trong hoặc sau khi hành kinh

II. Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không?

Vậy, khi bị đau bụng kinh có nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh không? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng nhanh chóng làm cắt cơn đau chỉ trong vài phút. Do đó, hầu hết chị em phụ nữ đều muốn sử dụng để cải thiện cơn đau bụng kinh mỗi khi đến tháng.

Tuy nhiên, có nên sử dụng thuốc thuốc làm giảm đau bụng kinh không còn tùy thuộc vào khả năng chịu đau của mỗi người. 

  • Nếu tình trạng đau bụng kinh trong giới hạn có thể chịu đựng được thì không cần sử dụng thuốc chống đau bụng kinh. 
  • Nếu cơn đau bụng kinh dữ dội và quặn thắt khiến bạn không thể chịu được thì có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn.

Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không điều trị nguyên nhân gây đau bụng kinh. Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội và thường xuyên, hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không?

Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không?

Có thể bạn quan tâm: Có kinh nguyệt nội soi dạ dày được không?

III. Các phương pháp giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả

Chị em có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên giúp giảm bớt cơn đau và cải thiện sức khỏe trong kỳ kinh:

  • Chườm ấm: Sử dụng túi chườm ấm hoặc khăn ấm chườm lên vùng bụng dưới giúp thư giãn cơ bụng và giảm co thắt.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, E, B6, B12, magie, sắt, kali… Tránh đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế rượu bia, caffeine (2).
  • Massage bụng: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ giúp giảm co thắt và cải thiện lưu thông máu.
  • Thư giãn: Thiền, nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
  • Vận động nhẹ nhàng: Các bài tập như yoga, đi bộ, hoặc kéo giãn cơ giúp thư giãn và hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
  • Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái: Thiền, yoga hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ cơ thể thích nghi tốt hơn trong kỳ kinh.
  • Sử dụng thảo dược: Gừng, hoa cúc, hoặc quế có thể giúp giảm đau và kháng viêm. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc khác. 
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh

Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh

IV. Gợi ý 7 thuốc giảm đau bụng kinh không hại dạ dày

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn 1/2 phụ nữ bị đau bụng kinh từ 1-2 ngày mỗi tháng. Mức độ cơn đau ở mỗi người là khác nhau tùy cơ địa, nhiều trường hợp chị em bị đau dữ dội và dai dẳng phải tìm đến thuốc giảm đau bụng kinh.

Nếu các biện pháp tự nhiên không đủ để kiểm soát cơn đau, bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng. Không tự ý mua và sử dụng thuốc.

1. Thuốc Thống Kinh nguồn gốc Đông y

Thuốc Thống Kinh nguồn gốc đông y được bào chế dưới dạng tinh dầu xoa bóp ngoài da, chiết xuất từ nhiều loại thảo mộc tự nhiên khác nhau.

  • Thành phần: Bạc hà, Trầm hương, Ngải diệp, Mộc hương, Xạ hương, Quế, Cồn, Băng phiến.
  • Công dụng: Sản phẩm được dùng bôi ngoài da có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhờ cơ chế xâm nhập qua lỗ chân lông, giúp làm nóng vùng bụng dưới của phụ nữ, từ đó làm ấm tử cung, tăng cường khả năng lưu thông khí huyết, giúp máu huyết ra nhanh, giảm co thắt tử cung. Từ đó, giảm đau bụng kinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Cơ chế giảm đau của thuốc: Thống Kinh là giúp làm ấm tử cung, giảm tình trạng co thắt, kích thích và tăng cường khả năng lưu thông máu. Từ đó, giúp cho chu kỳ sinh lý của phụ nữ trôi qua một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Kiên trì sử dụng liên tục sau 6 tháng, tình trạng đau bụng kinh sẽ được cải thiện hoàn toàn và không bị tái phát trở lại.
Thuốc Thống Kinh

Thuốc Thống Kinh

  • Đối tượng sử dụng: Phụ nữ bị đau bụng kinh trong nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt bé gái mới vào tuổi dậy thì thường hay bị đau bụng kinh nhiều hơn, sử dụng sản phẩm tinh dầu giảm đau bụng kinh
  • Độ an toàn: Thống Kinh sẽ rất an toàn và hiệu quả, không gây tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý cũng như khả năng sinh sản về sau.
  • Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bụng, sau đó nhỏ 2-3 giọt dầu Thống Kinh lên vùng bụng dưới sau đó thoa đều và massage nhẹ nhàng theo vòng tròn để tinh dầu thấm sâu qua lỗ chân lông vào các huyệt vị phát huy tác dụng làm ấm tử cung và giảm đau nhanh chóng.

Thống Kinh có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên tuyệt đối an toàn và lành tính. Sử dụng bôi ngoài da, thông qua cơ chế thẩm thấu sâu qua da phát huy tác dụng giảm đau. Phụ nữ không cần phải uống vào trong cơ thể, do đó hạn chế được tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

2. Thuốc đau bụng kinh Cataflam

Thuốc giảm đau bụng kinh an toàn Cataflam còn được biết đến với cái tên quen thuộc khác là thuốc đau bụng kinh màu hồng. Đây là sản phẩm của Công ty TNHH Interpharma Manufacturing, được bào chế dưới dạng viên nén có các hàm lượng 25mg, 50 mg.

Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam thích hợp cho những người bị đau bụng kinh ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu người có tiền sử bị viêm loét dạ dày, nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng da thì bạn không nên uống loại thuốc này.

  • Thành phần: Cataflam 25mg với Dicolofenac k – 25mg là thành phần chính kết hợp cùng một số loại tá dược vừa đủ. Còn Cataflam 50mg gồm thành phần Diclofenac potassium hàm lượng 50mg.
  • Công dụng: Vì có khả năng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt mạnh, nên Cataflam giúp giảm đau hiệu quả với nhiều cơn đau từ mức trung bình cho đến dữ dội như: giảm nhanh chứng đau bụng kinh; điều trị ngắn hạn các dạng viêm đau cấp tính: Tai mũi họng, răng hàm mặt, sản phụ khoa; các triệu chứng đau sau chấn thương, phẫu thuật, hội chứng đau cột sống…
Thuốc đau bụng kinh Cataflam

Thuốc đau bụng kinh Cataflam

  • Liều lượng nên dùng: Chị em nên dùng mỗi ngày thường là 50 – 100mg. Khi tình trạng đau bụng kinh không thuyên giảm, chúng ta có thể tăng lên đến 200mg/ngày. 
  • Thời điểm uống: Nên uống Cataflam ngay sau bữa ăn.
  • Lưu ý: không nên sử dụng chung với các thuốc giảm đau bụng kinh khác như: Aspirin, Heparin (thuốc chống đông máu), Ticlopidine.
  • Chống chỉ định với những người có tiền sử viêm loét dạ dày.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc: sốt, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn vị giác và giấc ngủ, giảm thính lực và thị lực; dễ gặp các vấn đề về thần kinh.

3. Thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal

Thuốc giảm đau bụng kinh an toàn Dolfenal là sản phẩm thuốc có xuất xứ tại Việt nam, do Công ty United Pharma sản xuất.

Dolfenal – thuốc giảm đau bụng kinh không hại dạ dày thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn cho các trường hợp bị đau bụng kinh có mức độ từ nhẹ cho tới trung bình.

  • Thành phần: Acid mefenamic 500mg.
  • Tác dụng: Làm dịu cơn đau bằng cách ức chế sản xuất nhiều chất prostaglandin trong cơ thể.
  • Cách dùng: Mỗi lần uống 1 viên , 3 lần / ngày theo sự chỉ định của bác sĩ . Nên uống trong bữa ăn , mỗi đợt điều trị không kéo dài quá 7 ngày
  • Chống chỉ định: Thuốc Dolfenal giảm đau bụng kinh chống chỉ định cho bệnh nhân có biểu hiện bị suy giảm chức năng gan, thận. Bệnh nhân loét dạ dày, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng không nên dùng thuốc này.
  • Tác dụng phụ: nôn mửa, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, ngứa, trầm cảm, nổi ban, giảm bạch cầu tạm thời…
Thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal

Thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal

4. Thuốc đau bụng kinh không hại dạ dày Diclofenac

Thuốc giảm đau bụng kinh Diclofenac có tác dụng giảm đau nhanh trong các trường hợp bị đau bụng kinh, đau viêm cấp tính ở người bị chấn thương, bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc đau nửa đầu…

  • Cơ chế hoạt động: Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau bụng kinh Diclofenac dựa trên tác dụng ức chế hoạt tính của cyclogenesis – một loại enzim là chất xúc tác cho quá trình sản xuất chất gây viêm đau prostaglandin trong cơ thể.
  • Công dụng: Diclofenac là thuốc kháng viêm không steroid, thường được dùng để giảm đau, viêm và sưng.
  • Liều dùng: Uống 3 viên Diclofenac 50 mg, ba lần một ngày. Một số người bệnh phải dùng liều khởi đầu 100mg mới đỡ đau, tiếp theo 50 mg cách nhau 8 giờ nếu cần.
  • Cách uống: Uống diclofenac với 1 ly nước đầy . Không nghiền, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc vì có thể làm tăng tác dụng phụ. Không nằm xuống ít nhất 10 phút sau khi uống diclofenac.
  • Tác dụng phụ: đau ngực, suy nhược, ho ra máu, nôn mửa , sưng phù, số , đau họng, sưng mặt, lưỡi, tăng men gan, suy gan, suy thận, tiêu chảy, buồn nôn…
Thuốc đau bụng kinh không hại dạ dày Diclofenac

Thuốc đau bụng kinh không hại dạ dày Diclofenac

5. Thuốc trị đau bụng kinh Hyoscinum

Thuốc giảm đau bụng kinh Hyoscinum có tác dụng giảm đau nhờ vào khả năng làm giãn cơ, chống co thắt cơ trơn trong tử cung. Thuốc thuốc giảm đau bụng kinh an toàn Hyoscinum được khuyến cáo sử dụng cho các bé gái từ 12 tuổi trở lên và người lớn.

  • Chỉ định: Loại thuốc này thường được chỉ định cho người bị đau bụng kinh mức độ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, thuốc Hyoscinum cũng được chỉ định để điều trị các chứng đau xảy ra ở đường tiêu hóa, bàng quang có liên quan đến co thắt cơ. 
  • Cách dùng: Mỗi lần uống 2 viên x 4 lần/ngày hoặc dùng theo liều lượng được dược sĩ, bác sĩ khuyến cáo. Uống thuốc với nước sau bữa ăn.
  • Tác dụng phụ: Thuốc Hyoscinum được xem là giảm đau bụng kinh an toàn nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều. Một số vấn đề có thể gặp phải trong khi sử dụng thuốc như tăng nhãn áp, tắc nghẽn dạ dày, tiểu khó, tim đập nhanh, suy giảm chức năng gan thận…
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc Hyoscinum cho người glaucoma, người rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến, người hẹp môn vị.
Thuốc trị đau bụng kinh Hyoscinum

Thuốc trị đau bụng kinh Hyoscinum

6. Thuốc đau bụng kinh Metalam

Thuốc Metalam 25mg thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Thuốc được bào chế dưới dạng viên viên nén bao đường. Với công dụng giảm đau mạnh thuốc có thể dùng cho những cơn đau ở mức độ trung bình đến trầm trọng.

  • Thành phần: Diclofenac kali 25mg và tá dược vừa đủ.
  • Chỉ định: điều trị ngắn hạn viêm đau sau chấn thương, phẫu thuật, các cơn đau bụng kinh, viêm đau cấp tính trong sản phụ khoa.
  • Liều dùng: Đau thống kinh tái phát và đau tái phát: khi mới sử dụng nên dùng liều 100mg dùng 3 lần mỗi ngày. Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng quá 200mg vào ngày thứ nhất, những ngày sau đó là 150mg/ngày. Thống kinh nguyên phát và đau cấp tính: Sử dụng viên giải phóng nhanh kali diclofenac 3 lần/ngày với liều lượng 50mg.
  • Chống chỉ định: Người bị loét dạ dày tá tràng , nhạy cảm với diclofenac hay NSAID khác.
  • Tác dụng phụ: nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn, tăng men gan, chóng mặt.
  • Thận trọng: phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có tiền sử suy tim, gan, thận, hen suyễn, loét dạ dày. 
Thuốc đau bụng kinh Metalam

Thuốc đau bụng kinh Metalam

7. Thuốc giảm đau bụng kinh Alverin

Thuốc Alverin thuộc nhóm chống co thắt cơ trơn. Hàm lượng thuốc là 67,3 mg alverin citrat tương đương với khoảng 40mg alverin. Dạng bào chế của thuốc gồm: viên nén 40mg; viên nang 60mg, 120mg và viên đạn đặt hậu môn: 80mg.

  • Thành phần: Thành phần chính là Alverin citrat.
  • Công dụng: Ngoài tác dụng giảm đau nhanh chóng đau bụng kinh, thuốc Alverin có tác dụng làm giảm chứng sưng phù và những cơn đau co thắt ở vùng bụng, hội chứng co thắt ruột kết, bệnh Crohn và bệnh túi thừa.
  • Chỉ định: Thống kinh nguyên phát. Chống đau do co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh đau túi thừa của ruột kết, đau do co thắt đường mật, cơn đau quặn thận. 
Thuốc giảm đau bụng kinh Alverin

Thuốc giảm đau bụng kinh Alverin

  • Cách dùng: Dùng đường uống hoặc đặt hậu môn. Người lớn uống mỗi lần 60 – 120 mg dưới dạng citrat, ngày 1 – 3 lần. Đặt hậu môn mỗi lần 80mg, ngày 2 – 3 lần. Uống thuốc Alverin cùng nước lọc, có thể uống trước hoặc sau khi ăn đều được.
  • Tác dụng phụ: Khó thở, thở khò khè; phù nề một số bộ phận, có phản ứng dị ứng nghiêm trọng; vng da, vàng mắt; choáng váng, đau đầu, mệt mỏi sau khi uống thuốc; phát ban, ngứa ngáy.
  • Chống chỉ định: Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc; tắc ruột hoặc liệt ruột; tắc ruột do phân; mất trương lực đại tràng.

V. Lưu ý giúp thuốc giảm đau bụng kinh không gây hại dạ dày 

Việc sử dụng thuốc giảm đau bụng có thể gây ra các tác hại nếu như lạm dụng quá mức. Vì vậy, các chị em nên chú ý một số vấn đề dưới đây khi dùng thuốc:

1. Không tự ý sử dụng

Thuốc giảm đau bụng kinh có khả năng giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng và có thể sử dụng khi đến kỳ kinh. Nhưng chị em không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Đặc biệt, những chị em đang có vấn đề sức khỏe cần điều trị hoặc mắc tiền sử bệnh lý, cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc chữa đau bụng kinh an toàn, tránh nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản trong tương lai. 

2. Tránh lạm dụng

Không nên lạm dụng thuốc đau bụng kinh vì điều này sẽ dẫn tới tình trạng phụ thuộc vào thuốc.

Mặt khác, dùng thuốc trị đau bụng kinh liên tục trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là gan, thận. Vì vậy, chị em cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn về liều lượng, thời điểm và thời gian uống của bác sĩ.

VI. Khi nào cần gặp bác sĩ ngay?

Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng kinh có thể được kiểm soát bằng các biện pháp tự nhiên và thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Đau bụng kinh dữ dội, không đáp ứng với các biện pháp giảm đau thông thường.
  • Đau bụng kinh kèm theo các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc táo bón.
  • Đau bụng kinh kéo dài hơn 3 ngày.
  • Kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Khó có thai.
Đau bụng kinh kéo dài hơn 3 ngày cần khám bác sĩ ngay

Đau bụng kinh kéo dài hơn 3 ngày cần khám bác sĩ ngay

Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hoặc hẹp cổ tử cung. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng và bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn.

VII. Phòng ngừa đau bụng kinh

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa hoàn toàn đau bụng kinh, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của cơn đau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Ăn uống lành mạnh.
  • Giảm căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Không hút thuốc.
  • Hạn chế rượu bia và caffeine.

Trên đây là những chia sẻ về thuốc giảm đau bụng kinh không hại dạ dày, hiệu quả và an toàn. Hy vọng sẽ cung cấp được cho chị em phụ nữ những thông tin quan trọng về thuốc giảm đau bụng kinh và lựa chọn được cho mình loại thuốc phù hợp để chu kỳ sinh lý trôi qua một cách êm ả.

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe và bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Đọc thêm: 

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *