Skip to main content

Phẫu thuật cắt dạ dày – 7+ thông tin cơ bản cần biết

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Phẫu thuật cắt dạ dày được áp dụng đối với các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng biến chứng, ung thư dạ dày và béo phì. Tùy theo từng mức độ tổn thương ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi để cắt bán phần hay toàn bộ dạ dày.

I. Phẫu thuật cắt dạ dày là như thế nào?

Cắt dạ dày là một phẫu thuật loại bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày nhằm điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng biến chứng, thủng dạ dày, polyp dạ dày, u lành tính,…

Phẫu thuật cắt dạ dày được phân thành 3 loại dựa trên mức độ tổn thương như sau:

  • Cắt dạ dày toàn bộ: Bác sĩ sẽ cắt toàn bộ dạ dày, sau đó nối trực tiếp thực quản với đại tràng.
  • Cắt dạ dày bán phần: Vùng dạ dày bị tổn thương sẽ bị cắt bỏ, có thể cắt bỏ kèm hạch ở các vùng lân cận.
  • Cắt dạ dày tạo hình kiểu ống tay áo: Bác sĩ cắt đi phần bên trái của dạ dày, phần còn lại được khâu lại giống như hình quả chuối. 
Hình ảnh mô phỏng kỹ thuật phẫu thuật cắt dạ dày.

II. Các phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày 

Phẫu thuật cắt dạ dày gồm 2 phương pháp là mổ mở và mổ nội soi. Cả hai phương pháp này đều gây mê cho người bệnh để giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện phẫu thuật, và người bệnh không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật diễn ra. 

1. Phẫu thuật cắt dạ dày mổ mở

Đây là phương pháp cắt dạ dày truyền thống, bác sĩ sẽ tiến hành mổ một đường dài trên bụng để tiếp cận dạ dày trực tiếp bằng tay. Nhược điểm của phẫu thuật cắt dạ dày mổ mở là để lại vết sẹo lớn, thời gian nằm viện và phục hồi lâu hơn so với phẫu thuật cắt dạ dày nội soi.

2. Phẫu thuật cắt dạ dày nội soi

Phương pháp này sẽ dùng các vết mổ nhỏ thông qua ống soi và các dụng cụ hỗ trợ. Kỹ thuật cắt dạ dày nội soi ít đau hơn và nhanh bình phục hơn cắt dạ dày mổ mở.

Phẫu thuật cắt dạ dày gồm 2 phương pháp là mổ mở và mổ nội soi.

III. Khi nào cần phẫu thuật cắt dạ dày?

Khó có thể khẳng định một người có nên cắt dạ dày hay không? Điều này cần có bác sĩ đánh giá dựa trên thể trạng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Thông thường cắt dạ dày được bác sĩ chỉ định khi bệnh lý liên quan đến dạ dày không thể điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, một số người còn phẫu thuật cắt dạ dày giảm cân.

1. Ung thư dạ dày

Phẫu thuật cắt dạ dày được chỉ định phổ biến trong trường hợp bị ung thư dạ dày. Phẫu thuật cắt dạ dày giúp kéo dài tuổi thọ của người bị ung thư dạ dày.

Phương pháp xạ trị và hóa trị thường được chỉ định sau để củng cố thêm hiệu quả của phẫu thuật cắt dạ dày ung thư. 

2. Viêm loét dạ dày tá tràng biến chứng

Ngày nay, cắt dạ dày sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc hoặc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, chảy máu, hẹp môn vị…

3. Ung thư thực quản

Nếu ung thư thực quản lan xuống bộ phận dạ dày thì bắt buộc người bệnh phải thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày.

4. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày có thể do loét hoặc ung thư. Vì vậy phẫu thuật cắt dạ dày là một lựa chọn tùy theo sức khỏe chung của bệnh nhân, tình trạng ổ bụng và thời gian mắc bệnh.

5. Người bị béo phì

Một số ít người béo phì lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày giảm béo. Phẫu thuật sẽ lấy đi đến 85% của dạ dày, bệnh nhân không thể ăn được nhiều và sụt cân.

Phẫu thuật cắt dạ dày đôi khi được chỉ định khi bệnh nhân quá béo, không thể áp dụng các loại phẫu thuật khác như thắt dây thun dạ dày hay nối tắt dạ dày-ruột.

Thông thường chi phí cắt dạ dày giảm béo sẽ cao hơn các phương pháp giảm cân khác. Đồng thời, mất thời gian để phục hồi sức khỏe. Vì thế, phương pháp này có ít người lựa chọn.

Phẫu thuật cắt dạ dày được chỉ định cho các trường hợp bị ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng nặng có biến chứng, thủng dạ dày và điều trị béo phì.

IV. Quy trình phẫu thuật cắt dạ dày 

Quy trình phẫu thuật cắt dạ dày gồm 3 giai đoạn là trước, trong và sau khi cắt dạ dày. Công việc của từng giai đoạn được mô tả cụ thể như sau:

1. Trước khi phẫu thuật cắt dạ dày

Những công việc bác sĩ và bệnh nhân cần làm trước khi phẫu thuật cắt dạ dày gồm:

  • Bệnh nhân được xét nghiệm máu và quan sát dạ dày bằng hình ảnh trước khi cắt dạ dày.
  • Bệnh nhận được chỉ định khám tổng thể để đánh giá tổng quát thể trạng và tiền sử mắc bệnh.
  • Bác sĩ kiểm tra tình trạng sử dụng thuốc của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được chỉ định ngừng sử dụng một số loại thuốc.
  • Bệnh nhân cần tránh hút thuốc lá.
  • Trước ngày mổ, bệnh nhân cần tắm bằng dung dịch sát trùng.
  • Đêm trước ngày mổ, bệnh nhân cần nhịn ăn và uống ít nước để sáng hôm sau mổ.
Bệnh nhân được xét nghiệm máu và quan sát dạ dày bằng hình ảnh trước khi phẫu thuật cắt dạ dày.

2. Tiến hành phẫu thuật

Sau khi gây mê toàn thân cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Có 2 kỹ thuật cắt dạ dày được mô tả sơ lược dưới đây:

  • Phẫu thuật mở: Bác sĩ mở một vết rạch lớn duy nhất trên bụng của bệnh nhân để cắt đi một phần hay toàn bộ dạ dày. Bác sĩ phẫu thuật sẽ kéo da, cơ và mô để tiếp cận dạ dày. Phẫu thuật mở cắt dạ dày có thể mất từ ​​4-5 giờ.
  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ tạo các vết cắt nhỏ đưa ống soi đặc biệt và dụng cụ nhỏ vào để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. 
Sau khi gây mê toàn thân cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày.

3. Sau phẫu thuật

Sau khi bác sĩ đóng vết mổ bằng mũi khâu và băng, bệnh nhân sẽ được di chuyển đến phòng hồi sức để theo dõi.

  • Bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau trong vài ngày. Nếu bệnh nhân cảm thấy thuốc giảm đau không hiệu quả, nên báo lại với bác sĩ.
  • Trong khoảng thời gian ở lại bệnh viện (1 – 2 tuần), bệnh nhân có thể được đặt ống dẫn chạy từ mũi đến dạ dày hoặc ruột non để loại bỏ các chất lỏng được sản xuất ra từ dạ dày.
  • Bệnh nhân có thể bắt đầu ăn nhẹ sau 4 – 5 ngày sau phẫu thuật. Trước đó, bệnh nhân sẽ được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
Sau phẫu thuật cắt dạ dày, bệnh nhân sẽ được di chuyển đến phòng hồi sức để theo dõi.

V. Biến chứng trong và sau khi phẫu thuật cắt dạ dày

Ngoài các tai biến và biến chứng phẫu thuật cắt dạ dày còn có tai biến và biến chứng của gây mê hồi sức. Các tai biến và biến chứng có thể gặp trong hoặc sau phẫu thuật cắt dạ dày gồm:

  • Chảy máu do tổn thương mạch máu lớn, tổn thương lách.
  • Xì miệng nối hoặc xì mỏm tá tràng, áp xe (ổ tụ mủ) trong ổ bụng.
  • Nhiễm trùng màng bụng (viêm phúc mạc).
  • Hẹp miệng nối.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Bung thành bụng.

Các biến chứng có thể điều trị bằng thuốc nhưng cũng có thể cần phải được can thiệp bằng phẫu thuật. Để hạn chế tối đa tai biến và biến chứng, người và cả ekip phẫu thuật cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc y khoa.

Các tai biến và biến chứng có thể gặp trong hoặc sau phẫu thuật cắt dạ dày như chảy máu, xì miệng nối, nhiễm trùng, bung thành bụng…

VI. Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày

Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để mau hồi phục sức khỏe.

1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của người bệnh sau phẫu thuật cắt dạ dày cần chú ý những điều sau:

  • Sau mổ, bệnh nhân được nuôi bằng đường tĩnh mạch và được tập ăn uống lại bằng đường miệng sớm nhất có thể. 
  • Khoảng 2 ngày sau mổ, bệnh nhân có thể tập quen dần từ chế độ lỏng sang đặc dần
  • Sau khi vết mổ phục hồi, người bệnh cần tiếp tục duy trì chế độ ăn tốt cho tiêu hóa bao gồm hoa quả, rau xanh, các thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin C, D, đặc biệt là protein.
  • Nên ăn ít hơn và chia thành 6-8 bữa nhỏ để dạ dày thích nghi với chế độ ăn mới để thích nghi với tình trạng hiện tại.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ hơn; không ăn vội ăn nhanh gây hại cho đường ruột.
Bệnh nhân phẫu thuật cắt dạ dày sau hồi phục nên ăn nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no.

2. Về chế độ sinh hoạt

Về sinh hoạt, bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày cần tuân thủ một số điều sau:

  • Vài ngày đầu sau phẫu thuật, không nên tắm rửa, chỉ nên lau người và thay quần áo.
  • Khi vết mổ lành, người bệnh có thể tắm nhưng cần chú ý không để xà bông, nước tắm tiếp xúc với vết thương. 
  • Chỉ nên vận động nhẹ nhàng xung quanh giường khi được bác sĩ cho phép, tránh tất cả các hoạt động nào gây áp lực lên vùng bụng.
  • Sau khi vết thương phục hồi hoàn toàn, có thể luyện tập thể dục, thể thao nhưng cần chọn các môn thể thao như thiền, yoga bơi lội, đi bộ. Không nên tập các bộ môn thể thao vận động mạnh như gập bụng, tập tạ chạy có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
Người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng xung quanh giường khi được bác sĩ cho phép

VII. Giải đáp thắc mắc về phẫu thuật cắt dạ dày

Cắt dạ dày là phẫu thuật quan trọng nên người bệnh còn rất nhiều băn khoăn. Dưới đây là giải đáp của chúng tôi cho các câu hỏi thường gặp về phẫu thuật cắt dạ dày.

1. Phẫu thuật cắt dạ dày sống được bao lâu?

Cắt dạ dày sống được bao lâu thường được hỏi trong trường hợp cắt dạ dày ung thư. Bởi vì, các chỉ định cắt dạ dày bán phần để điều trị các bệnh khác, bệnh nhân thường bình phục nhanh và sống khỏe mạnh bình thường.

Đối với ung thư dạ dày, sau khi cắt dạ dày bán phần, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư giai đoạn 1 là 90%, giai đoạn 2 là 70%, giai đoạn 3 là 50%, giai đoạn 4 là 10%.

2. Phẫu thuật cắt dạ dày xong bao lâu thì có thể xuất viện?

Thông thường, người bệnh có thể được xuất viện về nhà sau 5 – 7 ngày phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với các trường hợp đặc biệt hoặc có biến chứng, người bệnh có thể cần phải nằm viện lâu hơn để bác sĩ theo dõi thêm vết thương sau mổ.

3. Phẫu thuật cắt dạ dày bao lâu thì khỏi?

Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng 4-3 tuần để có thể sinh hoạt bình thường nếu quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi. 

Tuy nhiên, nhiều người bệnh có thể mất nhiều thời gian bình phục hơn nếu mổ dạ dày để điều trị ung thư hoặc gặp phải các biến chứng không mong muốn.

4. Mổ cắt dạ dày có nguy hiểm không?

Với sự phát triển của y học, ngày nay, mổ cắt dạ dày không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp các hậu quả của cắt dạ dày như:

  • Hội chứng dumping: Hội chứng này xuất hiện khi thức ăn được chuyển xuống ruột non quá nhanh do dạ dày không đảm nhiệm tốt nhiệm vụ của mình. Hội chứng dumping khiến người bệnh mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Sụt cân: Sau mổ cắt dạ dày, quá trình ăn uống kiêng khem có thể khiến bệnh nhân bị sụt cân trong vài tháng đầu.
  • Không dung nạp lactose: Sau phẫu thuật cắt dạ dày, bệnh nhân có thể bị thiếu hụt enzyme lactase, enzyme dùng để tiêu hóa lactose. Vì thế, khi bệnh nhân ăn phô mai, sữa bò, sữa chua… thường bị đầy bụng, khó tiêu…

4. Sau khi mổ cắt dạ dày nên ăn gì?

Nguyên tắc ăn uống đầu tiên sau mổ dạ dày là chia nhỏ các bữa ăn, tốt nhất là ăn 6 – 8 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa như bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân nên ăn thực phẩm dạng mềm, lỏng để không gây áp lực tiêu hóa lên dạ dày.

Các nhóm dinh dưỡng bệnh nhân mổ dạ dày nên sử dụng là:

  • Thực phẩm giàu protein: Protein giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy.
  • Các loại ngũ cốc ít chất xơ: Giúp thư giãn đường tiêu hóa cho người nhạy cảm với chất xơ
  • Chuối và dưa hấu: Đây là 2 loại quả tốt nhất cho người mới cắt dạ dày. Nhưng bạn nhớ bỏ hạt trước khi sử dụng.
  • Sữa: Bệnh nhân dung nạp lactose hoàn toàn có thể uống sữa để bù đắp dinh dưỡng.
  • Ngoài các thực phẩm kể trên, bệnh nhân có thể uống bổ sung các loại vitamin như B1, B12 và sắt để bồi dưỡng sức khỏe.

5. Phẫu thuật cắt dạ dày không nên ăn gì? 

Các thực phẩm dưới đây không tốt cho người cắt dạ dày như thực phẩm cứng, thực phẩm muối chua như (cà muối, dưa muối, kim chi…), các loại gia vị cay nóng, hoa quả có vị chua, các loại đồ uống chứa chất kích thích, gas…

6. Người bị cắt dạ dày muốn ăn nhiều có được không?

Dạ dày bị cắt bỏ đồng nghĩa với việc khả năng chứa thức ăn cũng giảm. Do đó, người bệnh không nên ăn nhiều và ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để không tạo ra áp lực cho dạ dày. 

7. Người thừa cân, béo phì có nên cắt dạ dày không?

Phẫu thuật cắt dạ dày hiện chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân béo phì bệnh lý. Đối với người thừa cân béo phì không do bệnh lý,  bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác phù hợp.

8. Sau phẫu thuật cắt dạ dày có được quan hệ tình dục không?

Trong thời gian chờ phục hồi sau mổ, bệnh nhân không nên quan hệ tình dục cho tới khi vết thương lành hẳn. Vì các tác động từ việc quan hệ tình dục có thể tạo áp lực lên ổ bụng và dạ dày, gây đau và có nguy cơ làm nứt vết thương trong trường hợp vết thương chưa lành hẳn.

9. Mổ cắt dạ dày bao nhiêu tiền?

Cắt dạ dày giá bao nhiêu? Giá cắt dạ dày phụ thuộc vào cơ sở y tế, tình trạng của bệnh nhân, kỹ thuật cắt dạ dày… Với các bệnh lý thông thường, cắt dạ dày không bảo hiểm y tế rơi vào khoảng 10 – 20 triệu đồng. 

Phẫu thuật cắt dạ dày tiềm ẩn nhiều biến chứng trong và sau phẫu thuật nên cần được thực hiện ở các bệnh viện uy tín, có trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi nghề, giàu kinh nghiệm để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những chia sẻ của Yumangel về phẫu thuật cắt dạ dày. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel tư vấn nhé!

4.2/5 - (4 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.