Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn… gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy rối loạn tiêu hóa có sốt không? Cùng Yumangel.vn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau nhé!
Mục lục
I – Bị rối loạn tiêu hóa có sốt không?
Rối loạn tiêu hóa có gây sốt không?
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em với các triệu chứng điển hình như: đau bụng đi ngoài, ợ chua, ợ hơi, táo bón, tiêu chảy… Bên cạnh đó, một số người khi bị rối loạn tiêu hóa còn kém theo triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Do đó đáp án cho câu hỏi người lớn và trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không là CÓ. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng bệnh thông thường mà còn là dấu hiệu cơ thể hoặc hệ tiêu hóa đang bị viêm, nhiễm trùng.
Khi có biểu hiện viêm, cơ thể sẽ tự động tăng nhiệt độ để có phản ứng chống lại. Do đó, nếu người lớn và trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt thì nên tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
( >> Xem thêm: Rối loạn tiêu hoá khi mang thai nguy hiểm không? Biểu hiện và xử lý )
II – Rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa có thể kèm theo sốt cao hoặc sốt nhẹ.
Rối loạn tiêu hoá sốt có nguy hiểm không cũng là vấn đề nhiều người quan tâm tìm hiểu. Đối với trường hợp người lớn bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt nhưng có sức đề kháng tốt thì bệnh có thể tự khỏi sau 2 ngày mà không để lại di chứng.
Tuy nhiên, nếu những người có sức đề kháng kém nếu rối loạn tiêu hóa kèm sốt kéo dài thì người bệnh rất dễ bị ngất xỉu, tụt huyết áp, thậm chí là suy thận… do cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải.
Dưới đây là một số ví dụ về trường hợp khi rối loạn tiêu hóa đi kèm với sốt:
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Một số bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, viêm niệu đạo hay viêm gan có thể gây sốt và các triệu chứng tiêu hóa khác như tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây sốt và đồng thời ảnh hưởng đến tiêu hóa, khiến người bệnh có thể gặp vấn đề tiêu chảy hoặc táo bón.
- Bệnh dạ dày và tá tràng viêm loét: Một số bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng có thể đi kèm với sốt và gây ra rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng và tiêu chảy.
- Viêm tụy: Viêm tụy có thể gây sốt và gây ra các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn hoặc vi khuẩn có thể gây tiêu chảy và sốt.
Đặc biệt, với bé bị rối loạn tiêu hoá kèm sốt gây tiêu chảy kéo dài có thể khiến bé bị sốt cao và co giật rất nguy hiểm.
III – Rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt xử lý thế nào?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt của từng người mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Cụ thể:
1. Trẻ nhỏ
Đối với trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa sốt, tốt nhất các mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Các mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc hạ sốt về cho bé uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
2. Người lớn
Đối với các trường hợp người lớn bị rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ thì có thể tự hạ sốt tại nhà bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn như aspirin hay acetaminophen.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa hoặc thuốc cầm tiêu chảy nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mua và sử dụng.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể hạ sốt bằng một số cách tự nhiên như: chườm hoặc lau cơ thể bằng khăn ấm; mặc quần áo mỏng, rộng, thấm hút mồ hôi tốt; tránh để gió lùa hoặc bật quạt thổi trực tiếp vào người…
Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt nên đi khám bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về uống.
Để chủ động kiểm soát và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, các bạn nên chú ý: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tuân thủ ăn chín – uống sôi; ăn uống đúng giờ; không ăn quá nó, không để bụng quá đói; không nên làm việc hoặc nằm sau khi ăn; rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn; hạn chế uống bia, rượu, các chất kích thích…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên với rối loạn tiêu hóa có kèm sốt thì rất có thể là do nhiễm trùng. Một số tác nhân có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa kèm sốt đó là nhiễm khuẩn (Salmonella, Campylobacter, E. Coli, vi khuẩn tả), nhiễm virus (phổ biến nhất là rotavirus).
Hy vọng với những giải đáp ở trên, các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi rối loạn tiêu hóa có bị sốt không đồng thời tiết cách xử lý phù hợp.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.