Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây chảy máu, đau đớn mà còn khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm như rò hậu môn, hẹp hậu môn, nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí là ung thư hậu môn… Hãy cùng thuốc dạ dày yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I – Bị nứt kẽ hậu môn là gì?

Bệnh kẽ hậu môn là như thế nào? Nứt hậu môn là tình trạng có vết rách trên lớp niêm mạc hậu môn làm lộ cơ xung quanh dẫn đến co thắt. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là trẻ nhỏ. 

Hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn

Hình ảnh bệnh nứt kẽ hậu môn

Tùy vào mức độ cơn đau và thời gian kéo dài, bệnh nứt hậu môn được chia thành hai nhóm gồm:

  • Nứt kẽ hậu môn cấp tính: Vết nứt nông, có kích thước nhỏ, viêm nề nhẹ, các triệu chứng không kéo dài quá 6 tuần. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ chuyển sang mãn tính.
  • Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Xảy ra khi vết nứt hậu môn xuất hiện và kéo dài hơn 6 tuần, vết nứt có kích thước rộng và sâu hơn. 

II – Tại sao bị nứt hậu môn và nguyên nhân là gì

Vết nứt hậu môn thường xuất hiện do chấn thương ở ống hậu môn, xuất phát từ các nhóm nguyên nhân như:

  • Táo bón mãn tính.
  • Phân có kích thước lớn, cứng và khô, khiến đại tiện gặp khó khăn.
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Đưa vật lạ vào hậu môn.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn gây căng da hậu môn.

Các nguyên nhân khác gây nứt kẽ hậu môn ngoài chấn thương bao gồm:

  • Cơ thắt hậu môn ở trong trạng thái co cứng hoặc quá căng.
  • Sẹo xuất hiện ở vùng hậu môn trực tràng (thường gặp sau điều trị trĩ).
  • Giảm lưu lượng máu đến vùng hậu môn trực tràng.
  • Sinh con.
  • Các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn: bệnh viêm loét đại tràng, Crohn,ung thư hậu môn, bệnh bạch cầu, bệnh truyền nhiễm (bệnh lao), các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, Chlamydia, HIV…).
Có nhiều nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. 

Có nhiều nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị nứt hậu môn gồm:

  • Tuổi tác: Nứt hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ và người trưởng thành trong giai đoạn từ 20 – 40 tuổi. 
  • Táo bón: Đi đại tiện phân khô cứng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây rách hậu môn.
  • Phụ nữ sau khi sinh.
  • Người mắc bệnh Crohn: Bệnh Crohn gây ra tình trạng viêm đường ruột mãn tính, làm cho niêm mạc của ống hậu môn dễ bị rách.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

III – Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn là gì

Nứt kẽ hậu môn biểu hiện thế nào? Các dấu hiệu nứt hậu môn gồm:

  • Xuất hiện vết rách ở vùng da xung quanh hậu môn.
  • Cảm giác đau nhói khi đi đại tiện, cơn đau có thể kéo dài vài phút hoặc cả ngày.
  • Có máu trong phân sau khi đi đại tiện, máu có thể nhỏ giọt, dính trên giấy vệ sinh hoặc ướt bồn cầu.
  • Ngứa và nóng rát vùng hậu môn.
  • Có khối u nhỏ ở gần vết rách hậu môn.
Mắc nứt kẽ hậu môn phải làm sao

Mắc kẽ hậu môn phải làm sao

IV – Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Trường hợp các vết nứt kẽ hậu môn chỉ nhỏ, không nghiêm trọng thì có thể tự khỏi sau vài tuần khi bạn áp dụng cách điều trị tại nhà: thay đổi chế độ ăn uống, ngâm hậu môn bằng nước muối ấm…

Tuy nhiên, ngay khi có triệu chứng bị nứt hậu môn, người bệnh không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ để được can thiệp và điều trị sớm, tránh để tiến triển thành mãn tính nghiêm trọng.

V – Nứt kẽ hậu môn có tự lành không? 

Thắc mắc của rất nhiều người bệnh đó là “Nứt kẽ hậu môn bao lâu lành?”. Bình thường nứt hậu môn có thể tự khỏi sau 4 – 6 tuần nhưng nếu kéo dài hơn 8 tuần thì sẽ biến chứng thành mãn tính. Do đó, người bệnh không nên đi thăm khám sớm ngay khi có triệu chứng để được điều trị kịp thời. 

Điều trị nứt kẽ hậu môn đơn giản tại nhà

Điều trị kẽ hậu môn đơn giản tại nhà

VI – Bị nứt kẽ hậu môn có đau không? Có nguy hiểm không? 

Nứt kẽ hậu môn khiến bệnh nhân bị đau hậu môn dữ dội và cảm giác nóng rát trong và sau khi đi đại tiện, đau rát có thể kéo dài đến vài giờ.

Cảm giác đau khiến người bệnh rất sợ đi đại tiện. Cơn đau do nứt hậu môn trải qua 3 giai đoạn: Trong quá trình đại tiện, khối phân bắt đầu đi qua hậu môn. Sau vài phút sẽ thấy hết đau, cơn đau đột ngột tăng lên dữ dội rồi lại hết đau một cách đột ngột.

Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi

Nứt hậu môn bao lâu thì khỏi

Bị nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không? Nứt hậu môn thường không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu để kéo dài có thể gây ra một số biến chứng như:

  • – Nứt hậu môn mãn tính. 
  • – Đại tiện không tự chủ.
  • – Rò hậu môn.
  • – Hẹp hậu môn.
  • – Hoại tử và ung thư hậu môn.
  • – Thiếu máu nghiêm trọng.
  • – Nhiễm trùng hậu môn.

VII – Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao? Cách điều nứt hậu môn hiệu quả, an toàn 

Hầu hết các vết rách hậu môn đều có xu hướng thuyên giảm sau khi áp dụng cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà. Nhưng cũng có trường hợp nứt hậu môn nghiêm trọng có thể phải dùng thuốc, thậm chí là phẫu thuật.

1. Nứt hậu môn điều trị bằng thuốc 

Thuốc điều trị nứt kẻ hậu môn thường là thuốc làm mềm phân, làm lành vết nứt và giảm trương lực cơ thắt. 

Một số loại được bác sĩ chỉ định trong điều trị nứt hậu môn như: Nitroglycerin (Rectiv); các loại kem gây tê tại chỗ Lidocaine Hydrochloride (Xylocaine); Nifedipine dạng uống (Procardia) hoặc thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Diltiazem (Cardizem); tiêm Botulinum toxin loại A (Botox)…

2. Phẫu thuật nứt hậu môn 

Nếu tình trạng nứt hậu môn đã tiến triển đến mức độ mãn tính và điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, triệu chứng của bệnh càng thêm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật thuật cắt cơ vòng bên trong. 

(LIS là thủ thuật cắt một phần nhỏ cơ thắt hậu môn để giảm triệu chứng đau nhức và co thắt, thúc đầy quá trình phục hồi vết thương. Phương pháp này cho hiệu quả cao nhưng nhược điểm là có nguy cơ gây ra chứng tiểu không kiểm soát.

Thời gian vết mổ hậu môn lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể mức độ nặng nhẹ và cơ địa bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật, tay nghề bác sĩ cũng như cách chăm sóc sau mổ.

VIII – Giải pháp phòng tránh nứt kẽ hậu môn 

Để phòng tránh tình trạng bị nứt hậu môn, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:

  • – Bổ sung đủ chất xơ: Nên bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày (20 – 35g/ngày) để phòng ngừa táo bón.
  • – Uống đủ nước, trung bình từ 1,5 – 2 lít nước; hạn chế uống rượu, bia, cà phê…
  • – Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • – Xây dựng thói quen đại tiện lành mạnh: không nhịn, không đi quá lâu, vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đại diện; dùng giấy vệ sinh chứa thành phần tự nhiên; không nên sử dụng khăn ướt… 
  • – Điều trị các bệnh lý có nguy cơ gây nứt hậu môn như: tiêu chảy, táo bón…

Nứt kẽ hậu môn kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như ung thư trực tràng, polyp trực tràng, trĩ… Việc chậm trễ trong điều trị nứt hậu môn có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như rò hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, thậm chí là ung thư hậu môn… Do đó người bệnh không nên chủ quan mà nên đi thăm khám và điều trị sớm. Thông qua bài viết về nứt kẽ hậu môn là bệnh gì của yumangel, hy vọng bạn sẽ có được những thông tin cần thiết về căn bệnh này.

Tìm hiểu thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *