Mổ dạ dày thường được dùng để điều trị các vấn đề dạ dày không thể chữa được bằng các phương pháp khác. Phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe người bệnh. Cùng Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu phương pháp này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Mổ dạ dày là gì?
Mổ dạ dày là phẫu thuật cắt bỏ một phần, 3/4 hoặc toàn bộ dạ dày. Thủ thuật này thường được sử dụng điều trị các vấn đề dạ dày không thể chữa khỏi bởi các phương pháp khác.
- Mổ cắt 1 phần dạ dày: Bác sĩ sẽ cắt bỏ nửa phần dưới của dạ dày, bác sĩ cũng có thể loại bỏ các hạch bạch huyết ung thư lân cận.
- Mổ cắt toàn bộ dạ dày: Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ dạ dày, sau đó nối thực quản trực tiếp với ruột non.
- Cắt vạc dạ dày: Bác sĩ cắt bỏ khoảng 3/4 dạ dày.
II. Khi nào cần phẫu thuật dạ dày?
Không phải bệnh nhân nào mắc bệnh ở dạ dày cũng cần phải mổ. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ ư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Phẫu thuật dạ dày được chỉ định cho các vấn đề dạ dày không thể chữa khỏi bằng các phương pháp khác. Những vấn đề này bao gồm:
- Khối u lành tính (không phải ung thư).
- Viêm dạ dày mãn tính.
- Chảy máu dạ dày.
- Thủng dạ dày.
- Polyp hoặc khối u bên trong dạ dày.
- Ung thư dạ dày.
- Viêm loét dạ dày hoặc tá tràng nặng.
- Có khối u bên trong dạ dày.
III. Các phương pháp phẫu thuật mổ dạ dày
Hiện có 2 phương pháp Phẫu thuật dạ dày là mổ nội soi và Phẫu thuật mở. Tùy theo tình trạng bệnh, thể trạng và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp:
1. Mổ mở
Với phương pháp Phẫu thuật mở, bác sĩ rạch 1 vết rạch lớn ở vùng bụng rồi dùng các dụng cụ mổ cắt bỏ một phần, 3/4 hoặc toàn bộ dạ dày.
Mổ mở phương pháp truyền cho phép bác sĩ tiếp cận dạ dày trực tiếp bằng tay. Nhược điểm của phẫu thuật mở dạ dày để lại vết sẹo lớn hơn và thời gian phục hồi lâu hơn so với mổ nội soi.
2. Mổ nội soi
Bác sĩ rạch vết nhỏ trên bụng để đưa dụng cụ nội soi vào Phẫu thuật dạ dày. Thông qua hình ảnh thu được hiển thị trên màn hình vi tính, bác sĩ có thể theo dõi quá trình phẫu thuật, xử trí các bất thường có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
Ưu điểm của phương pháp Phẫu thuật nội soi là ít xâm lấn, bệnh nhân ít đau, ít biến chứng và thời gian hồi phục nhanh hơn so với phương pháp mổ mở.
Trong điều trị ung thư dạ dày, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật mở nhiều hơn phương pháp mổ nội soi. Bởi vì khối u trong dạ dày thường có kích thước lớn nên mổ nội soi khó tiếp cận được chính xác.
IV. Quy trình phẫu thuật dạ dày
Quy trình phẫu thuật dạ dày gồm các bước như sau:
1. Kiểm tra hồ sơ và người bệnh
- Bác sĩ kiểm tra hồ sơ tại phòng Phẫu thuật.
- Đảm bảo yêu cầu đủ phim chụp, xét nghiệm, đủ thủ tục đối chiếu đúng người bệnh.
2. Thực hiện kỹ thuật
- Vô cảm: Mê nội khí quản.
- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa dạng hai chân, màn hình đặt phía trên vai phải người bệnh. Bàn dụng cụ đặt phía chân người bệnh cùng điều dưỡng dụng cụ.
- Bác sĩ đặt từ 4-6 trocar vùng trên rốn hướng đến dạ dày, nhận định thương tổn và chẩn đoán trong Phẫu thuật, quyết định thực hiện cắt dạ dày.
3. Theo dõi
- Theo dõi gây mê hồi sức, hồi tỉnh và chống đau.
- Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch đến khi có dấu hiệu an toàn phẫu thuật và phục hồi tiêu hóa.
- Theo dõi các biến chứng phẫu thuật: Chảy máu trong, rò bục, nhiễm trùng sau phẫu thuật, tắc ruột sớm.
- Theo dõi kết quả giải phẫu bệnh của bệnh phẩm phẫu thuật.
V. Các biến chứng trong và sau mổ dạ dày
Bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cũng có thể xảy ra tai biến (trong khi mổ) và biến chứng (sau khi mổ) với các tỉ lệ khác nhau. Tỉ lệ xảy ra tai biến và biến chứng phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý lúc phẫu thuật, bệnh lý kết hợp, kỹ thuật phẫu thuật, dinh dưỡng, tuổi của bệnh nhân, môi trường bệnh viện.
Các tai biến và biến chứng có thể gặp trong và sau mổ dạ dày như: chảy máu do tổn thương mạch máu lớn, xì miệng nối, tổn thương lách, xì mỏm tá tràng, áp xe (ổ tụ mủ) trong ổ bụng, hẹp miệng nối, nhiễm trùng màng bụng (viêm phúc mạc), bung thành bụng, nhiễm trùng vết mổ… Ngoài ra, còn có các tai biến và biến chứng của gây mê hồi sức.
Các biến chứng sau mổ dạ dày người bệnh có thể gặp phải gồm:
- Hội chứng dumping.
- Nhiễm trùng vết rạch hoặc nhiễm trùng ngực.
- Chảy máu bên trong hoặc bên ngoài.
- Trào ngược axit dạ dày.
- Tiêu chảy.
- Axit dạ dày bị rò rỉ vào thực quản gây sẹo, thu hẹp hoặc co thắt.
- Rò rỉ từ dạ dày tại khu vực phẫu thuật.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Tắc nghẽn ruột non.
- Khó thở.
- Viêm phổi.
- Tổn thương các bộ phận lân cận.
- Thiếu vitamin.
- Giảm cân.
VI. Lưu ý trước và sau khi mổ dạ dày
Để đảm bảo quá trình mổ dạ dày diễn ra thuận lợi và an toàn, bệnh nhân cần chú ý những vấn đề trước và sau mổ dạ dày dưới đây:
1. Lưu ý trước khi mổ dạ dày
Những vấn đề cần lưu ý trước khi mổ dạ dày gồm:
- Bệnh nhân phải thực hiện một số xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh và xem xét bệnh sử để đảm bảo có sức khỏe tổng quát đủ tốt cho phẫu thuật.
- Ngừng một số loại thuốc đang uống nếu bác sĩ yêu cầu.
- Nếu đang mang thai, hãy nói với bác sĩ.
- Thông báo với bác sĩ nếu có bị mắc bệnh tiểu đường.
- Nếu đang hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thói quen này vì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và làm chậm quá trình phục hồi sau mổ dạ dày.
2. Lưu ý sau khi mổ dạ dày
Sau khi mổ dạ dày, người bệnh sẽ được nhân viên y tế chuyển đến phòng hậu phẫu để y tá theo dõi các dấu hiệu quan trọng. Thời gian ở lại bệnh viện là khoảng 1–2 tuần sau phẫu thuật.
Trong thời gian này, bệnh nhân có thể được bác sĩ luồn một ống thông từ mũi đến dạ dày giúp loại bỏ bất kỳ dịch được sản xuất bởi dạ dày đồng thời ngăn buồn nôn. Người bệnh cũng được cho qua ống truyền tĩnh mạch cho tới khi có thể ăn uống bình thường.
Khi được xuất viện về nhà, người bệnh cũng cần chú ý về thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Theo đó, để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau mổ dạ dày, người bệnh nên:
- Nên ăn ít với nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa chính như trước khi mổ dạ dày, sau khi mổ dạ dày người bệnh nên ăn ít với 6 – 8 bữa ăn nhỏ/ngày để dạ dày thích nghi dần dần. Khi dạ dày đã thích nghỉ, bạn có thể ăn nhiều hơn trong một bữa và cắt giảm bớt bữa ăn trong ngày, cho đến khi trở về 3 bữa chính.
- Ăn chậm nhai kỹ: Thói quen ăn chậm, nhai kỹ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ hơn. Người bệnh tuyệt đối không nên ăn nhan, ăn vội sẽ gây hại cho đường ruột.
- Vấn đề tắm rửa: Bệnh nhân không nên tắm rửa trong vài ngày đầu sau mổ, chỉ nên lau rửa người và thay quần áo. Sau đó, người bệnh có thể tắm nhưng cần chú ý không để nước và xà bông tiếp xúc với vết thương.
- Vận động: Bệnh nhân chỉ được phép vận động khi bác sĩ cho phép. Khi vận động cần chú ý nhẹ nhàng vừa sức, tránh các hoạt động nào gây áp lực lên vùng bụng. Ngay cả khi vết mổ dạ dày đã phục hồi, bệnh nhân cũng chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, thiền, yoga; tránh vận động quá mức như chạy, nâng tạ, gập bụng… vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
VII. 10 thắc mắc thường gặp về mổ dạ dày
Có khá nhiều thắc mắc về thủ thuật mổ dạ dày như có nguy hiểm không, bao lâu thì có thể xuất viện, thời gian phục hồi thế nào… Dưới đây là thông tin giải đáp cho các thắc mắc này:
1. Mổ dạ dày có nguy hiểm không?
Mổ dạ dày hiện có 2 phương pháp là mổ mở và mổ nội soi. Trong đó, mổ nội soi ít xâm lấn, vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, thời gian phục hồi nhanh và cũng ít biến chứng hơn so với mổ mở.
Tuy nhiên, bất kỳ thủ thuật phẫu nào đều tiềm ẩn tai biến (trong phẫu thuật) và biến chứng (sau phẫu thuật). Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thực hiện mổ dạ dày ở các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ tay nghề cao trực tiếp phẫu thuật, trang thiết bị y tế hiện đại, vô khuẩn tuyệt đối..
2. Mổ dạ dày bao lâu có thể xuất viện?
Thường thì sau khi mổ dạ dày 1-2 tuần bệnh nhân có thể xuất viện. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, có thể bệnh nhân cần phải nằm viện lâu hơn để bác sĩ theo dõi thêm vết thương sau mổ.
3. Vết mổ dạ dày bao lâu thì lành?
Thông thường, vết mổ dạ dày có thể lành hoàn toàn sau 2-3 tuần, tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh và thể trạng của bệnh nhân.
4. Sau mổ dạ dày có quan hệ tình dục được không?
Thực tế, mổ dạ dày không liên quan gì đến bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, các tác động từ việc quan hệ tình dục có thể tạo áp lực lên ổ bụng và dạ dày, gây đau và có nguy cơ làm nứt vết thương đối với vết thương chưa phục hồi hoàn toàn.
Do đó, trong thời gian chờ phục hồi sau mổ dạ dày, người bệnh không nên quan hệ tình dục cho đến khi vết mổ lành hẳn.
5. Chi phí mổ dạ dày hết bao nhiêu tiền?
Chi phí mổ dạ dày tại các cơ sở y tế, bệnh viện có sự chênh lệch khác nhau, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh, phương pháp mổ, bác sĩ thực hiện… Mức chi phí mổ dạ dày trung bình hiện dao động từ khoảng 10 -18 triệu đồng.
Mổ dạ dày giúp điều trị các vấn đề ở dạ dày khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Để đảm bảo mổ dạ dày an toàn và hiệu quả, bạn nên tìm đến bệnh viện/cơ sở uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!