PH dạ dày là không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng và thuận lợi hơn mà còn giúp chống lại các vi khuẩn gây hại ở đường ruột cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu đúng về PH trong dạ dày để có cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Vì vậy ở bài viết này, Yumangel.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về PH dạ dày!
Mục lục
I – PH dạ dày là gì?
PH trong dạ dày là gì? PH dạ dày là một tập hợp các dịch được tiết ra từ lớp niêm mạc dạ dày. Hay nói cách khác, PH dạ dày là sự kết hợp của axit hydrochloric (HCl), pepsin, yếu tố nội tạng có sự hiện diện của HCL và pH dạ dày.
PH dạ dày là một tập hợp các dịch được tiết ra từ lớp niêm mạc dạ dày.
Công dụng của PH bao tử là chất xúc tác giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày diễn ra thuận lợi hơn. Mặt khác PH dạ dày còn có thể chống lại các tác nhân gây hại cho đường ruột, đặc biệt là các loại vi khuẩn có hại. Do đó, việc cân bằng độ PH trong dạ dày người là điều vô cùng cần thiết để giúp ổn định môi trường dạ dày.
II – Nồng độ PH dạ dày bao nhiêu?
Nồng độ PH trong dạ dày là bao nhiêu? Tùy theo từng thời điểm khác nhau (đói, no, bình thường) mà độ PH dạ dày sẽ thay đổi khác nhau. Cụ thể:
1. PH dạ dày khi bình thường
Chỉ số PH bình thường của dạ dày là từ 1,6 – 2,4. Chỉ số pH trong cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nếu chỉ số pH dạ dày ở mức bình thường và ổn định thì đồng nghĩa với tình trạng sức khỏe tốt.
Tùy theo từng thời điểm khác nhau mà độ PH dạ dày sẽ thay đổi khác nhau.
2. PH dạ dày khi đói
Khi dạ dày rỗng thì chỉ số PH trong dạ dày chỉ còn khoảng 1,7-1,8. Nếu chỉ số pH giảm đột ngột thì có nguy cơ gặp nhiều rắc rối về sức khỏe nên bạn cần thăm khám cụ thể.
3. PH dạ dày khi no
Khi dạ dày no và chứa nhiều thức ăn, nồng độ PH của dạ dày tăng lên 3 hoặc cao hơn tùy thuộc chế độ ăn.
- Xem thêm: Dịch vị dạ dày là gì?
III – PH dạ dày cao hoặc thấp quá có nguy hiểm không?
Nồng độ pH dạ dày cao quá hoặc thấp quá đều có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tiêu hóa và dạ dày:
- Nếu độ pH trong dạ dày cao > 4.5 sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và gây đầy hơi, khó tiêu…
Chỉ số PH trong dạ dày quá thấp hoặc quá cao đều không tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.
- Nếu giảm pH dạ dày xuống quá thấp có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển trong hệ tiêu hóa. Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
IV – Cách kiểm tra PH dạ dày
Để test PH dạ dày, bác sĩ sử dụng cách xét nghiệm phân tích axit dạ dày để đo pH dạ dày và các chất chứa trong dạ dày.
Trước khi thực hiện xét nghiệm PH dạ dày bệnh nhân cần phải nhịn ăn để dạ dày chỉ chứa dịch mà không chứa thức ăn.
Thông thường bác sĩ sử dụng phương pháp xét nghiệm phân tích axit dạ dày để đo pH dạ dày.
Bác sĩ sẽ dùng ống thông đưa qua miệng, vào thực quản và xuống dạ dày để lấy dịch trong của dạ dày để đo chỉ số PH dạ dày.
Một cách khác cũng được dùng để đo chỉ số PH của dạ dày đó là tiêm hormone gastrin và đo khả năng sản xuất axit của dạ dày.
V – Cách để PH dạ dày luôn ổn định
Độ pH trong dạ dày người nếu không ổn định mà thay đổi thất thường (quá thấp hoặc quá cao) đều có thể ảnh hưởng không tốt tới chức năng tiêu hóa.
Do đó, nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường như: đắng miệng, ợ chua, đau dạ dày… thì cần tìm cách trung hòa chỉ số PH dạ dày ngay bằng một số cách sau:
- Hạn chế uống các loại nước có gas hoặc chứa axit như chanh, cam.
- Hạn chế ăn các đồ ăn/thực phẩm cay, chua vì sẽ khiến dịch axit trong dạ dày tăng cao.
- Sử dụng gừng trong chế biến thức ăn để giúp kích thích tiêu hóa và giảm nồng độ axit dạ dày.
Hạn chế uống nước có gas là 1 trong các cách giữ cho độ PH dạ dày luôn ổn định.
- Không nên hút thuốc lá, thuốc lào; hạn chế uống bia rượu để tránh gây viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
- Buổi sáng sau khi ngủ dậy bạn nên uống 1 cốc nước lọc ấm để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, làm sạch ruột và giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày.
- Không nên nhịn đói trong thời gian dài vì có thể gây dư thừa axit trong dạ dày.
- Bổ sung dưa hấu vào chế độ ăn uống hàng ngày vì loại quả này có khả năng làm giảm dịch axit dạ dày.
Như vậy, Yumangel.vn đã vừa cùng bạn tìm hiểu các thông tin về PH dạ dày cùng với đó là một số cách để giữ nồng độ PH của dạ dày luôn ổn định. Nồng độ PH dạ dày quá thấp hoặc quá cao đều không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe. Vì vậy nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường liên quan tới PH dạ dày bạn cần đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.