Từ A đến Z về dịch vị dạ dày và các bệnh lý thường gặp

Dịch vị dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn khi ở trong dạ dày. Nếu không có dịch vụ, các thức ăn khi được dung nạp vào cơ thể sẽ không thể chuyển hóa thành các dưỡng chất để cơ thể có thể hấp thụ được. 

I. Dịch vị dạ dày: Đặc tính chung, thành phần, cơ chế bài tiết

Dịch vị là hỗn hợp dịch được tuyến vị ở dạ dày tiết ra liên tục có chức năng chính là hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tùy theo trạng thái tiêu hóa mà lượng dịch vị dạ dày tiết ra trung bình từ 1 – 2,5 lít mỗi ngày.

1. Đặc tính chung

Dưới đây là một số đặc tính chung của dịch vị dạ dày:

  • Màu sắc: Đặc điểm của dịch vị dạ dày là chất lỏng hơi sáng, trong suốt và không màu. Nếu thấy dịch vị  có màu bất thường thì bạn cần thăm khám sớm để phát hiện ngyên nhân. 
  • Độ PH: Dịch vị dạ dày thường có PH ổn định là từ 3 – 4. Khi chỉ số này xuống thấp hơn thì cũng đồng nghĩa với có thể bị thiếu axit dạ dày, ngược lại nếu vượt quá chỉ số trên thì tức là bạn đã bị thừa axit dạ dày. PH dịch vị khi đói là 2. 
  • Mùi: Dịch vị dạ dày thường có mùi hơi hăng. Nếu dịch vị bài tiết ra có mùi hôi và chua có khả năng do hẹp môn vị. Mùi nồng nặc như phân có thể do tắc ruột non hay dò dạ dày hoặc ruột. Có mùi amoniac thì khả năng do tăng ure máu. Trường hợp không mùi là do vô toan dạ dày.
  • Thể tích: Tùy theo trạng thái tiêu hóa mà lượng dịch vị dạ dày tiết ra trung bình từ 1 – 2,5 lít mỗi ngày. Khi nhịn đói cơ thể sẽ bài tiết dịch vị dạ dày khoảng 50ml/giờ. Nếu thể tích dịch vị tiết ra nhiều hơn khoảng 2,5 lít/ giờ thì khả năng bị hẹp môn vị, chứng tăng tiết dịch dạ dày.
  • Độ nhầy: Chất nhầy trong dịch vị dạ dày thường có độ nhớt nhất định. Nếu độ nhầy gia tăng có thể là do nuốt nước bọt, đờm nhớt từ vùng hầu mũi, do viêm hoặc ứ đọng ở dạ dày.

Dịch vị dạ dày là chất lỏng hơi sáng, trong suốt và không màu.

2. Thành phần

Với chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa nên thành phần của dịch vị gồm: axit HCL và các loại enzym.

Theo các tài liệu nghiên cứu, có tới 99,5% dịch vị là nước và 0,5% còn lại vật chất khô. Trong đó, chất khô là những chất hữu cơ như: protein cùng một số enzym như: axit uric, axit lactic, ure… và chất vô cơ như axit HCL, muối sunfat, muối clorua của các nguyên tố Na, Ca, K, Mg.

3. Các enzyme tiêu hóa chính của dịch vị

Trong dịch vị dạ dày có enzim gồm: 

  • Pepsin: Chức năng của enzym Pepsin là phân tách protein thành dạng cơ thể hấp thụ được như: Proteose, Peptone và Polypeptide. Ngoài ra, enzym này còn là chất xúc tác giúp cơ thể tiêu hoá collagen và hỗ trợ các loại enzym tiêu hóa khác trong quá trình tiêu hóa protein.
  • Lipase dịch vị: Enzym Lipase dịch vị là chất xúc tác cho các phản ứng để phân giải triglycerid trong các thực phẩm như lòng đỏ trứng, sữa… thành glycerol và acid béo. 
  • Chymosin: Enzym Chymosin là chất xúc tác trong quá trình phân protein caseinogen có trong sữa. Nhờ tác dụng của enzym Chymosin, protein caseinogen sẽ được phân tách thành casein giúp làm sữa đặc vón lại. 
  • Acid clorhidric (HCl): Axit trong dịch vị dạ dày không phải là enzym tiêu hóa nhưng lại có vai trò tạo ra môi trường bên trong dạ dày có độ pH phù hợp để giúp các loại enzym tiêu hóa có thể hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, vai trò của axit trong dịch vị dạ dày giúp sát khuẩn và loại bỏ vi khuẩn có trong thức ăn. Do đó, nếu thiếu acid dịch vị HCl thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn là rất cao.

Các enzym trong dịch vị dạ dày gồm Pepsin, Lipase, Chymosin và Acid clorhidric.

4. Cơ chế/giai đoạn bài tiết 

Dịch vị dạ dày được biết ra bởi các tuyến nằm ở vùng đáy dạ dày và niêm mạc ở thận. Có 2 nhóm tuyến chính có nhiệm vụ bài tiết dịch vị dạ dày gồm:

  1. Tuyến vùng tâm vị và môn vị: Nhiệm vụ là bài tiết chất nhầy, tạo môi trường. 
  2. Tuyến vùng thận: Gồm 4 loại tế bào chính có chức năng bài tiết ra các loại enzym quan trọng trong quá trình tiêu hóa và phân giải các chất. 

Hoạt động bài tiết dịch vị dạ dày gồm 3 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Dịch vị được tiết ra khi thức ăn chưa vào dạ dày. Lúc này dịch vị được kích hoạt thông qua hoạt động nhìn, nghĩ, ngửi, nhai hoặc nuốt thức ăn.
  • Giai đoạn 2: Khi thức ăn xuống dạ dày sẽ được dịch vị trộn lẫn, dạ dày bắt đầu co bóp để nhào trộn và tiêu hóa. Lúc này dạ dày được kích thích để giải phóng histamin và gastrin để tiếp tục bài viết dịch vị trong suốt thời gian thức ăn còn lưu lại trong dạ dày. Ở giai đoạn này, lượng dịch vị cơ thể tiết ra chiếm tới 70% tổng lượng dịch vị của toàn bộ bữa ăn.
  • Giai đoạn 3: Bước vào giai đoạn này, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ở dạ dày, các chất tiêu hóa được được chuyển xuống ruột non làm căng tá tràng. Acid clohydric và các chất chưa được hấp thu sẽ tiếp tục được đẩy xuống đồng thời các tuyến sinh acid cả dạ dày tiếp tục hoạt động giải phóng dịch vị. Lượng dịch vị tiết ra ở giai đoạn 3 khá ít chỉ chiếm khoảng 10%.

Quy trình bài tiết dịch vị dạ dày.

5. Loại enzym không có trong dịch dạ dày

Dịch vị dạ dày không chứa Enzym Tripsin. Vì loại men tiêu hóa này chỉ có và được tìm thấy trong ruột non. 

Tác dụng của men Trypsin là chất xúc tác cho quá trình phân giải các protein thành các acid amin nhỏ hơn để có thể hấp thụ dẫn dàng vào máu thông qua lớp niêm mạch của ruột non.

II. Những bệnh lý liên quan đến dịch vị dạ dày phổ biến

Trào ngược dịch vị dạ dày và thừa axit dạ dày/thừa dịch vị dạ dày là những bệnh lý thường xảy ra ở dịch vị dạ dày. Cụ thể:

1. Thừa axit dạ dày/dư dịch vị dạ dày

Thừa axit dạ dày là tình trạng nồng độ axit trong dạ dày cao hơn so với mức bình thường. Cụ thể là nồng độ axit dạ dày vượt mức 0,001 mol/l và độ pH dưới 3.5.

Nồng độ axit HCl tăng cao, khiến độ PH dịch vị trong dạ dày tăng theo gây ảnh hưởng đến hoạt động của các loại enzym hoạt hóa khác. 

1.1. Nguyên nhân

Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng axit dạ dày tăng tiết quá mức dẫn đến dư thừa gồm: 

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): Vi khuẩn HP tấn công dạ dày gây kích thích làm tăng tiết axit dẫn đến nhiều bệnh lý ở dày như trào ngược, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau dạ dày…
  • Ăn uống thất thường: Thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng bữa, tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt gây tăng tiết axit dạ dày dẫn tới dư thừa.
  • Lạm dụng rượu, bia: Rượu, bia khi đi vào dạ dày sẽ không chỉ gây ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị gây tổn thương. 
  • Căng thẳng thần kinh: Tâm lý căng thẳng quá mức khiến dạ dày phải co bóp liên tục dẫn đến tăng tiết axit nhiều hơn.
  • Thiếu ngủ: Thức quá khuya, ngủ quá muộn và không đủ giấc cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và tăng tiết axit dịch vị. 
  • Hút thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá khi đi vào cơ thể có thể tiêu diệt các lợi khuẩn ở trong dạ dày. Điều này giúp các hại khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển, nhất là vi khuẩn HP gây tăng tiết axit dạ dày.

2.3. Triệu chứng 

Khi axit dịch vị dạ dày bị thừa, người bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Đau, nóng rát ở vùng thượng vị.
  • Chua miệng, hôi miệng.
  • Đầy hơi, ợ chua.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Da khô, nổi nhiều mụn nhọt.
  • Liên tục mất ngủ.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Buồn nôn.
  • Khó tập trung, thần kinh căng thẳng.
  • Đau bụng dưới phần ngực

1.3. Mức độ nguy hiểm

Thừa dịch vị dạ dày là tình trạng nguy hiểm, vì axit dư thừa sẽ gây phá hủy và bào mòn thành dạ dày cũng như các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa. 

Đặc biệt, tình trạng dư thừa axit càng kéo dài thì niêm mạc dạ dày sẽ tổn thương càng nặng và càng sâu gây nhiều bệnh lý dạ dày nghiêm trọng như:

  • Đau dạ dày: Dịch vị dạ dày dư thừa vết loét trên niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dịch vị dạ dày dư thừa liên tục trào ngược lên thực làm tổn thương cơ quan này.
  • Viêm loét dạ dày: Viêm dạ dày kéo dài lâu ngày bị axit dư thừa tấn công tạo thành các ổ loét.
  • Xuất huyết dạ dày: Axit dịch vị dạ dày dư thừa tiếp xúc trực tiếp với các vết loét có thể gây chảy máu dạ dày.
  • Thủng dạ dày và ung thư dạ dày: Đây là 2 biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng thừa dịch vị dạ dày.

Ngoài ra, thừa dịch vị axit dạ dày còn gây ăn mòn cơ thể, làm suy giảm sức đề kháng. Hậu quả là tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như gút, ung thư, sỏi thận, loãng xương, béo phì, bệnh lý về gan và mật…

1.4. Điều trị

Nếu đã thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt nhưng tình trạng thừa axit dịch vị dạ dày không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc:

  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Omeprazol, ranitidin, cimetidin, lansoprazol…
  • Thuốc trung hòa axit dư thừa, làm tăng độ pH: Alusi, maalox, gastropulgite…

Thừa axit dạ dày là tình trạng nồng độ axit trong dạ dày cao hơn so với mức bình thường.

2. Bệnh trào ngược dịch vị dạ dày 

Trào ngược dịch vị dạ dày là tình trạng dịch vị, axit và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. 

2.1. Nguyên nhân 

Nguyên nhân gây trào ngược dịch vị dạ dày là do tâm vị bị suy yếu, khả năng đóng mở bị ảnh hưởng, đóng không chặt như ở trạng thái bình thường. Chính điều này đã tạo điều kiện cho dịch vị, axit dạ dày và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Các nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới gồm: tác dụng phụ của thuốc Tây y; thường xuyên dùng chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá; do bệnh lý; thói quen ăn uống không khoa học; thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng; căng thẳng, stress…

2.2. Triệu chứng

Các triệu chứng trào ngược dịch vị dạ dày sẽ nặng hơn khi bệnh nhân cúi xuống khiến tâm vị mở rộng:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau tức ngực thượng vị.
  • Khó nuốt.
  • Ho, khàn giọng.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt.
  • Triệu chứng khác: khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn, viêm phổi.

2.3. Mức độ nguy hiểm/biến chứng

Tùy thuộc vào mức độ trào ngược mà bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng từ  nhẹ chỉ ảnh hưởng nhẹ đến sinh hoạt hàng ngày cho đến nặng đe dọa tính mạng như sau: 

  • Các vấn đề về hô hấp: Dịch axit dạ dày trào ngược lên đường hô hấp kéo dài gây viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm phế quản… Lúc này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, khàn giọng, khò khè…
  • Viêm, loét thực quản: Axit dịch vị dạ dày ăn mòn niêm mạc thực quản, gây viêm loét. Người bệnh lúc này cảm thấy đau ngực, khó nuốt, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, đau xương ức khi ăn.
  • Hẹp thực quản: Biến chứng này xảy ra do tần suất trào ngược dạ dày thực quản tăng cao, khiến lớp niêm mạc thực quản liên tục phải tiếp xúc axit dạ dày gây loét  phát triển thành các mô sợi gây hẹp thực quản.
  • Barrett thực quản: Barrett thực quản hay tiền ung thư thực quản là biến chứng không phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhưng lại rất nguy hiểm.
  • Ung thư thực quản: Đây là biến chứng nguy hiểm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2.4. Chẩn đoán

Các phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dịch vị dạ dày hiện nay gồm:

  • Thăm khám triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý.
  • Nội soi dạ dày thực quản giúp chẩn đoán được mức độ bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp thông qua hình ảnh thu được. 
  • Theo dõi pH thực quản 24 giờ để ghi lại nồng độ axit trong thực quản của bệnh nhân trong khoảng 24 giờ.
  • Kiểm tra nồng độ axit giúp bác sĩ nắm được nồng độ axit dạ dày và lượng axit trào ngược lên dạ dày.
  • Chụp X- quang đường tiêu hóa để xác định mức độ tổn thương của một số cơ quan.

2.5. Điều trị

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thực quản phù hợp và hiệu quả cho từng bệnh nhân:

  • Điều trị không dùng thuốc: Phần lớn các trường hợp bệnh nhẹ và mới xuất hiện chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống (bỏ bia rượu, bỏ thuốc lá, giảm cân, giảm stress…) là  tình trạng bệnh có thể được cải thiện. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo bệnh nhân nên đi thăm khám để được chẩn đoán và liệu trình điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng nguy hiểm.
  • Điều trị bằng thuốc: Các nhóm thuốc chính thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là: thuốc ức chế bơm Proton (PPI) ngăn tiết acid dạ dày; thuốc trung hòa Acid; thuốc kháng thụ thể Histamin H2; thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản…
  • Điều trị phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc bệnh xuất hiện biến chứng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Trào ngược dịch vị dạ dày là tình trạng dịch vị axit và cả thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

III. Nên làm gì khi mắc các bệnh lý liên quan đến dịch vị dạ dày?

Trường hợp các bệnh lý liên quan đến dịch vị dạ dày chỉ ở mức độ nhẹ và mới khởi phát, người bệnh có thể điều trị tại nhà thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn.

Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả và bệnh có dấu hiệu trở nặng hơn, tốt nhất bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Điều trị đúng cách và kịp thời giúp tránh gây các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, khi xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, chướng bụng, đầy hơi… do các bệnh tăng tiết axit dịch vị dạ dày gây ra, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm khó chịu.

Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh chóng. Từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau: 

  • Các trường hợp tăng tiết axit dịch vị dạ dày gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
  • Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…

Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh chóng.

IV. Biện pháp phòng tránh các bệnh về dịch vị dạ dày

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học chính là giải pháp phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới dịch vị dạ dày hiệu quả. Cụ thể:

1. Về chế độ ăn uống

Hãy đảm bảo ăn đủ bữa, đúng giờ, không bỏ bữa. Hình thành thói quen ăn chậm và nhai kỹ, không ăn miếng quá to, ăn quá nhanh và nhai không kỹ. 

Mỗi ngày nên ăn đủ 25-35g chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp dạ dày luôn khỏe mạnh. Đồng thời uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thức ăn di chuyển trong dạ dày dễ dàng hơn.

Hạn chế  ăn các thực phẩm có tính axit cao hoặc nhựa dính khi đói ảnh hưởng xấu tới niêm mạc dạ dày như khoai tây, cà chua, sữa chua, quả hồng, chanh. Tránh tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm cay nóng như mù tạt, tiêu, ớt, gừng; đồ uống có gas, rượu, bia, hút thuốc lá… 

2. Về chế độ sinh hoạt

Tránh làm việc quá sức gây stress, căng thẳng mệt mỏi; không thức quá khuya và ngủ quá muộn thường xuyên. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bạn nên ngủ đủ giấc và ngủ trước 11 giờ tối; hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ; không ăn quá no và các chất kích thích trước khi đi ngủ.

Kiểm soát lo lắng, căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi và hít thở sâu; tập thể dục, tập yoga; suy nghĩ lạc quan, tích cực; du lịch, nghe nhạc, đọc sách…

Ngoài ra, nên kê cao đầu khi nằm để giúp cho bộ phận thực quản cao hơn dạ dày; mặc quần áo rộng rãi thoải mái để tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa…

3. Cẩn trọng khi dùng thuốc

Để giảm thiểu các bệnh lý liên quan đến dịch vị dạ dày do dùng thuốc Tây y sai cách, bạn tuyệt không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian, thời điểm…

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học chính là giải pháp phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới dịch vị dạ dày hiệu quả.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò, chức năng cũng như cơ chế hoạt động của dịch vị dạ dày. Dịch vị dạ dày đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa thức ăn vì vậy bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để luôn có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *