Nước mía là thức uống khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là vào mùa hè. Thế nhưng, đau dạ dày uống nước mía được không cũng là vấn đề được rất nhiều người cảm thấy quan tâm, thắc mắc. Để có được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này, bạn đọc hãy cùng Thuốc Yumangel chữa đau dạ dày tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
Mục lục
I – Đau dạ dày uống nước mía được không?
Đối với câu hỏi đau bao tử có uống nước mía được không, thì câu trả lời chắc chắn là CÓ bạn nhé.
Đau dạ dày uống nước mía được không?
Bởi trên thực tế, nước mía mang lại nhiều lợi ích như:
- Hàm lượng đường tự nhiên trong mía có khả năng giúp người đang mệt mỏi phục hồi nhanh chóng, đồng thời tăng cường sức đề kháng của dạ dày cũng như sức khỏe.
- Nước mía có thể trung hòa axit dịch vị nhanh chóng, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày một cách hiệu quả.
- Loại cây này chứa các chất giúp làm lành vết thương trên niêm mạc dạ dày như kali, kẽm, vitamin nhóm A, E.
Với ba lý do trên đây, chắc chắn bạn đã biết uống nước mía có tốt cho dạ dày không rồi.
Vậy uống nước mía như thế nào để tận dụng tối đa các lợi ích của loại cây này? Cùng tham khảo một số cách uống nước mía tốt cho người bị đau dạ dày nhé!
II – 3 Cách uống nước mía giúp giảm đau dạ dày nhanh
Để uống nước mía giảm đau dạ dày hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các phương pháp được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây:
1. Uống nước mía nguyên chất tốt cho dạ dày
Cách đơn giản nhất để giảm đau dạ dày là uống nước mía nguyên chất.
Mỗi ngày, bạn nên uống một cốc nước mía để cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng từ cây, đồng thời, giảm các triệu chứng như đau thượng vị, đầy bụng, chướng hơi…
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào nước mía nguyên chất 1 quả quất để tăng phần hấp dẫn.
2. Giảm đau dạ dày với nước mía và gừng tươi
Kết hợp nước mía với gừng sẽ tạo nên công thức giảm đau dạ dày vô cùng hiệu quả.
Trong thực tế, củ gừng tươi sở hữu shogaol và gingerol, nên nước mía và gừng tươi sẽ giúp cho môi trường trong dạ dày ổn định hơn.
Ngoài ra, 2 nguyên liệu này còng hỗ trợ làm lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày một cách nhanh chóng.
Để giảm đau dạ dày với gừng tươi và nước mía, bạn chỉ cần ép lấy nước cốt của 2 nguyên liệu này và khuấy đều với nhau là được.
Tuy nhiên, vị nước mía gừng có thể sẽ hơi khó uống hơn nước mía nguyên chất. Vì thế, bạn hãy cố gắng uống để giảm đau dạ dày nhé.
3. Phương pháp uống nước mía kết hợp với mật ong
Mật ong là thức uống rất tốt cho người đau dạ dày, vì nguyên liệu này vừa có khả năng bổ sung dinh dưỡng, tạo lớp màng bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày, vừa có tính sát khuẩn tự nhiên.
Uống nước mía và mật ong để giảm đau dạ dày
Với mỗi 100ml nước mía, bạn có thể pha thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất để uống cùng.
Không nên pha quá nhiều mật ong cùng với nước mía phòng bị nóng trong. Mỗi ngày bạn nên uống 1 cốc nước mía pha với mật ong để giảm đau dạ dày nhé!
- Xem thêm: 5 cách chữa đau dạ dày bằng mật ong
III – Một số lưu ý khi người đau dạ dày khi uống nước mía
Mặc dù đã có được câu trả lời cho vấn đề đau dạ dày uống nước mía được không. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau đây để việc sử dụng loại nước này phát huy hết được tác dụng:
- Nước mía có tính mát, lượng đường tự nhiên cao, vì thế, người gặp các vấn đề liên quan đến đường ruột như đi ngoài phân lỏng, đường ruột yếu… không nên uống quá nhiều.
- Người bị tiểu đường, béo phì không nên lạm dụng nước mía để giảm đau dạ dày vì lượng glucoze trong nước mía khá cao.
- Nước mía từ máy ép có sử dụng dầu bôi trơn thường gây hại cho sức khỏe, tốt nhất bạn không nên sử dụng nước mía từ nguồn này.
- Bảo quản nước mía ở ngăn mát tủ lạnh và thời gian tối đa để bạn sử dụng loại nước này là sau khi ép khoảng 30 phút.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề người đau dạ dày có uống được nước mía không? Nếu bạn còn băn khoăn về cách chữa các bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng liên hệ qua hotline 1800.1125 hoặc bình luận ngay bên dưới bài viết nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…