Chàm hậu môn không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết sớm dấu hiệu bị chàm hậu môn và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Mục lục
I – Chàm hậu môn là gì?
Chàm hậu môn là tình trạng bề mặt da ở vùng hậu môn viêm gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Chàm hậu môn được phân thành 4 thể khác nhau gồm:
– Viêm da dị ứng: Còn gọi là viêm da cơ địa, là tình trạng phản ứng viêm xảy ra tại vùng da có sự tiếp xúc với một chất mà hệ thống miễn dịch nhận ra nó như một tác nhân lạ.
– Viêm da tiếp xúc: Là phản ứng cục bộ tại vùng da đã tiếp xúc với các chất có nguy cơ gây dị ứng.
Hình ảnh chàm hậu môn.
– Viêm da thần kinh: Vùng da hậu môn bị viêm xuất hiện các mảng lớn bị liken hóa, có vảy, dày, thường thấy trên đầu, cổ tay, cánh tay, cẳng chân.
– Chàm đồng tiền: Xuất hiện các đốm tròn tương tự như hình đồng xu trên da, đóng vảy cứng và ngứa.
II – Dấu hiệu của bệnh chàm hậu môn
Bệnh chàm hậu môn thường trải qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tĩnh với các dấu hiệu khác biệt. Cụ thể:
1. Giai đoạn cấp tính
Các biểu hiện của chàm hậu môn ở giai đoạn cấp tính gồm:
– Nổi ban đỏ kèm theo mụn nước ở vùng da hậu môn.
– Sưng tấy, ngứa ngáy.
– Khi tổn thương lan rộng sẽ xuất hiện các túi mụn chứa mủ.
– Dễ bị nhiễm trùng, viêm hạch bạch huyết, sưng đau vùng bẹn.
– Dễ trầy xước, vỡ mụn nước khi đi hoặc vận động mạnh.
– Dịch chảy ra có mùi khó chịu.
2. Giai đoạn mãn tĩnh
Các biểu hiện của chàm hậu môn khi bước vào giai đoạn mãn tĩnh gồm có:
– Da khô, dày và phù nề hơn.
– Vùng da hậu môn bị tổn thương chuyển sang xám hoặc nâu đỏ.
– Da mất đàn hồi.
– Đau đớn khi đi đại tiện.
Nổi ban đỏ kèm theo mụn nước ở vùng da hậu môn.
– Có thể có máu trong phân.
– Vùng da hậu môn nứt nẻ, tiết nhiều dịch mủ.
– Hậu môn thường xuyên ẩm ướt.
III – Nguyên nhân gây bệnh chàm hậu môn
Nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm hậu môn hiện vẫn chưa được tìm ra, nhưng thường có liên quan tới hệ miễn dịch và di truyền. Bên cạnh đó, một số yếu tố dưới đây còn được xem là làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh:
– Dùng không đúng hoặc lạm dụng các loại thuốc, nhất là thuốc nhuận tràng gây tiêu chảy mãn tính, kích ứng, ngứa hậu môn, hậu quả là dẫn đến chàm hậu môn.
– Tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm cay nóng như cafe, thuốc lá, bia, rượu, nước sốt,… gây kích thích hậu môn.
– Một số nguyên nhân khác như: ký sinh trùng tại đường ruột, tiêu hóa kém, rò hậu môn, trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ – hậu mô sẽ trực tiếp gây hiện tượng ngứa rát, mẩn ngứa và chàm hậu môn.
Mắc bệnh trĩ cũng làm tăng nguy cơ bị chàm hậu môn.
– Do mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, trầm cảm hoặc thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài.
– Người có cơ địa quá mẫn cảm, dễ bị dị ứng thời tiết hay dị ứng thực phẩm, cũng có nguy cơ bị chàm hậu môn cao hơn.
IV – Chàm hậu môn có nguy hiểm không?
Bệnh chàm hậu môn nếu không được điều trị kịp thời không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Mụn nước vỡ ra và chảy dịch dễ để lại sẹo xấu.
– Mất ngủ, ngủ không sâu giấc do cảm giác ngứa ngáy.
– Chàm hậu môn lan rộng đến các vùng da khác trên cơ thể.
– Hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Chàm hậu môn kéo dài tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư hậu môn.
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là sốt cao.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hậu môn trực tràng như rò hậu môn trực tràng, áp xe hậu môn.
– Có thể dẫn tới ung thư hậu môn.
Do đó, ngay khi có dấu hiệu bị chàm hậu môn, người bệnh cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị trước khi bệnh trở nặng và xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
V – Cách chữa chàm hậu môn hiệu quả
Dưới đây là một số cách chữa chàm hậu môn hiệu quả, tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp:
1. Thuốc Tây y
Một số loại thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định trong điều trị chàm hậu môn gồm:
– Thuốc giảm mẫn cảm, điều hòa miễn dịch: cyclosporine, methotrexate, mycophenolate mofetil.
– Thuốc kháng Histamin: Clorpheniramin, Promethazine, Cetirizin, Diphenhydramine, Fexofenadin với tác dụng giảm ngứa ngáy và khó chịu do chàm hậu môn gây ra.
– Thuốc chống viêm: Thường là các loại thuốc chứa corticoid, dùng ở cả hai dạng uống và bôi nhằm giảm phù nề, sưng viêm, ngứa ngáy.
– Thuốc tránh nhiễm trùng: Hay thuốc kháng sinh thường được dùng khi vùng da bị chàm hậu môn có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm.
2. Phương pháp vật lý trị liệu
Ngoài dùng thuốc thì bác sĩ còn có thể chỉ định điều trị kết hợp phương pháp vật lý trị liệu như ngâm thuốc cục bộ; chiếu đèn hồng quang nhằm nâng cao hệ miễn dịch, rút ngắn thời gian điều trị.
3. Liệu pháp ánh sáng
Phương pháp này sử dụng ánh sáng UVB chiếu lên vùng da hậu môn bị chàm để giảm viêm ngứa, tăng cường hệ thống chống vi khuẩn trong da và tăng tổng hợp vitamin D để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Người bị chàm hậu môn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, điều trị chàm hậu môn bằng liệu pháp ánh sáng tồn tại nhược điểm là làm tăng nguy cơ u ác tính, lão hóa da, gây buồn nôn, nhức đầu, đục thủy tinh thể…
VI – Biện pháp phòng tránh bệnh chàm hậu môn
Để phòng tránh bệnh chàm hậu môn khởi phát hoặc tái phát trở lại, bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
– Không nên mặc các loại quần bó sát, nhất là đồ lót; nên mặc quần bằng chất liệu mềm mại, thoải mái thấm hút mồ hôi tốt.
– Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đi đại tiện.
– Tránh dùng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh; nên dùng các sản phẩm tự nhiên và dịu nhẹ.
– Uống đủ nước, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ, vitamin cho cơ thể.
– Hạn chế ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng; hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu.
– Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và thoải mái; sắp xếp cân bằng công việc để có thời gian nghỉ ngơi.
– Tập luyện mỗi ngày để nâng cao đề kháng.
Hậu môn là vùng tiếp xúc với các chất thải chứa yếu tố gây bệnh nên khi bị chàm rất dễ bị viêm nhiễm. Do đó, khi có dấu hiệu bị chàm hậu môn, bạn nên đi thăm khám và điều trị kịp thời để phòng tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Chưa có bình luận!