Đau bụng vã mồ hôi nguyên nhân do đâu? Cách xử lý tại nhà hiệu quả

Đau bụng vã mồ hôi không chỉ đơn thuần là một cơn đau thông thường, mà còn có thể là “tín hiệu SOS” từ cơ thể, cảnh báo về những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được quan tâm đúng mức. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Yumangel!

I. Vì sao đau bụng kéo theo vã mồ hôi? 

Mối liên hệ giữa hai triệu chứng này có thể được giải thích như sau:

  • Phản ứng của hệ thần kinh tự chủ: Đau bụng dữ dội có thể kích hoạt hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh điều khiển các chức năng tự động của cơ thể, bao gồm đổ mồ hôi), gây ra tình trạng vã mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn.
  • Tình trạng bệnh lý nghiêm trọng: Một số bệnh lý nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, thủng tạng rỗng có thể gây ra cả đau bụng đổ mồ hôi lạnh do cơ thể phản ứng với tình trạng nguy hiểm này (1).
  • Sốc: Mất máu, mất nước, hoặc nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến sốc, gây ra đau bụng, vã mồ hôi, và các triệu chứng khác như da lạnh, mạch nhanh, huyết áp thấp.
Vì sao đau bụng kéo theo vã mồ hôi?

Vì sao đau bụng kéo theo vã mồ hôi?

Đọc thêm: Đau bụng kèm sốt: Dấu hiệu bệnh gì? Khi nào cần đi cấp cứu?

II. Đau bụng vã mồ hôi nguyên nhân do đâu?

Đau bụng đổ mồ hôi lạnh là tình trạng người bệnh vừa bị đau bụng vừa bị toát mồ hôi. Tình trạng này không phải bệnh lý mà do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là các nguyên nhân chính:

1. Nhóm bệnh lý tiêu hóa

a. Loét dạ dày tá tràng

  • Triệu chứng: đau bụng vùng thượng vị (sau ăn hoặc khi đói, giảm khi dùng thuốc kháng axit), ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn (có thể ra máu), đi ngoài phân đen, đau bụng vã mồ hôi.
  • Cơ chế gây đau bụng và vã mồ hôi: viêm loét kích thích dây thần kinh cảm giác trong ổ bụng, gây đau dữ dội. Cơ thể phản ứng bằng cách kích hoạt hệ thần kinh tự chủ, gây vã mồ hôi.
Nhóm bệnh lý tiêu hóa có thể gây nên đau bụng vã mồ hôi

Nhóm bệnh lý tiêu hóa có thể gây nên đau bụng vã mồ hôi

b. Ung thư dạ dày

  • Triệu chứng: đau bụng vùng thượng vị (âm ỉ, tăng dần), chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn, khó tiêu, mệt mỏi, đi ngoài phân đen, đau bụng vã mồ hôi.
  • Cơ chế: khối u xâm lấn cơ quan lân cận, gây kích thích và đau. Cơ thể phản ứng bằng cách kích hoạt hệ thần kinh tự chủ.

c. Viêm ruột thừa

  • Triệu chứng: đau bụng hố chậu phải (bắt đầu âm ỉ quanh rốn, sau đó di chuyển xuống), buồn nôn, sốt, chán ăn, đau bụng vã mồ hôi.
  • Cơ chế: viêm nhiễm kích thích dây thần kinh, nếu vỡ ruột thừa sẽ gây viêm phúc mạc.

d. Viêm đại tràng

  • Triệu chứng: đau bụng quặn thắt, tiêu chảy (có thể lẫn máu), mệt mỏi, sụt cân, đau bụng vã mồ hôi.
  • Phân loại:
    • Viêm loét đại tràng: viêm loét niêm mạc đại tràng.
    • Bệnh Crohn: viêm xuyên thành ruột, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của ống tiêu hóa.
  • Cơ chế: Viêm nhiễm tổn thương niêm mạc ruột gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến đau.

2. Nhóm bệnh lý gan mật & tuyến tụy

a. Sỏi mật

  • Triệu chứng: đau bụng hạ sườn phải (sau khi ăn đồ béo), lan lên vai phải hoặc sau lưng, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, vàng da (ít gặp), đau bụng vã mồ hôi.
  • Cơ chế: sỏi di chuyển vào ống mật gây tắc nghẽn, làm tăng áp lực trong đường mật và kích thích dây thần kinh, gây đau dữ dội.
Sỏi mật gây đau bụng hạ sườn phải

Sỏi mật gây đau bụng hạ sườn phải

6. Viêm tụy cấp

  • Triệu chứng: đau bụng thượng vị (dữ dội, liên tục, lan ra sau lưng), buồn nôn, chướng bụng, sốt, nhịp tim nhanh, đau bụng vã mồ hôi.
  • Cơ chế: viêm nhiễm gây tổn thương tuyến tụy và kích thích dây thần kinh, dẫn đến đau dữ dội.
  • Nguyên nhân thường gặp: Sỏi mật, nghiện rượu.

3. Nhóm bệnh lý tim mạch

a. Nhồi máu cơ tim

  • Triệu chứng: đau thắt ngực (cảm giác đè nặng, thắt chặt ở ngực), khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng (ở một số trường hợp), đau bụng vã mồ hôi.
  • Cơ chế: thiếu máu cục bộ cơ tim kích thích dây thần kinh, gây đau thắt ngực. Cơn đau có thể lan xuống bụng.
Nhồi máu cơ tim cũng gây đau bụng

Nhồi máu cơ tim cũng gây đau bụng

4. Nhóm bệnh lý khác

a. Nhiễm độc chì

  • Triệu chứng: đau bụng, táo bón, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung, co giật, đau bụng vã mồ hôi.
  • Nguồn phơi nhiễm chì: sơn cũ, ống nước cũ, đồ chơi cũ, đất ô nhiễm.

b. Dị ứng thực phẩm nghiêm trọng (sốc phản vệ)

  • Triệu chứng: nổi mề đay, ngứa, sưng môi, lưỡi, họng, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp, mất ý thức, đau bụng, nôn, tiêu chảy, đau bụng vã mồ hôi.
  • Các thực phẩm gây dị ứng thường gặp: sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt, hải sản, đậu nành.
Sốc phản vệ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng đổ mồ hôi lạnh

Sốc phản vệ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng đổ mồ hôi lạnh

c. Hạ đường huyết nghiêm trọng

  • Triệu chứng: run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt, lú lẫn, nói khó, co giật, mất ý thức, đau bụng (ở một số trường hợp), đau bụng vã mồ hôi.
  • Nguyên nhân: dùng quá nhiều insulin, bỏ bữa, tập thể dục quá sức.
  • Xử trí: ăn/uống thực phẩm có đường (viên đường, nước ép trái cây, kẹo). Nếu mất ý thức, cần tiêm glucagon (nếu có) và gọi cấp cứu.

III. Khi nào cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức?

Khi bị đau bụng đi vã mồ hôi, bạn không nên tự chẩn đoán nguyên nhân và mua thuốc về uống vì điều này tiềm ẩn nhiều tác hại cho sức khỏe. Trường hợp cơn đau bụng vã mỗi hôi kéo dài, đau quá mức hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tình trạng đau bụng vã mồ hôi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, để hỗ trợ việc chẩn đoán, người bệnh cần chú ý quan sát những vấn đề về cơn đau bụng dưới đây: 

  • Tính chất và vị trí đau: Người bệnh nên ghi nhớ vị trí và tính chất của cơn đau bụng. Ví dụ, đau bụng có bị nhói hoặc co bóp không, vị trí đau ở đâu (trái, phái, giữa, trên hay dưới…
  • Triệu chứng đi kèm: Cần chú ý và ghi nhớ các triệu chứng khác kèm theo với đau bụng nếu có như: buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, táo bón, sưng bụng…
  • Thời gian và tần suất của cơn đau: Cơn đau xuất hiện vào thời điểm nào (buổi sáng, ban đêm, khi đói, khi no, trước hay sau bữa ăn). Tần suất cơn đau nhiều hay ít…
  • Triệu chứng cảnh báo: Một số triệu chứng cảnh báo cần chú ý như: sốt cao, da nhợt nhạt, sưng to bất thường ở bụng…
Đau bụng kèm sốt cần đi khám ngay

Đau bụng kèm sốt cần đi khám ngay

IV. Phác đồ điều trị đau bụng đổ mồ hôi lạnh

Để điều trị đau bụng mồ hôi lạnh hiệu quả, trước tiên cần xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bác sĩ có thể áp dụng khi người bệnh bị đau bụng vã mồ hôi, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể:

  • Dựa vào nguyên nhân cơ bản: Trường hợp xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng đổ mồ hôi, phương pháp điều trị sẽ tập trung vào nguyên nhân cụ thể đó. Ví dụ cụ thể, nếu nguyên nhân là do bị viêm ruột thừa, thì phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa.
  • Chống nhiễm trùng: Nếu triệu chứng đau bụng vã mồ hôi nguyên nhân là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể đưa ra đơn thuốc kháng sinh hoặc cách khác tùy thuộc vào loại nhiễm trùng.
  • Điều trị viêm đại tràng hoặc các bệnh tiêu hóa khác: Đối với nguyên nhân gây đau bụng và vã mồ hôi do các bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng, bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống phù hợp kết hợp dùng thuốc giảm viêm hoặc làm sạch đại tràng.
  • Kiểm soát triệu chứng: Trong trường hợp triệu chứng không thể điều trị hoặc đang chờ kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp giảm căng thẳng để làm giảm triệu chứng đau bụng vã mồ hôi. 
  • Điều trị tại bệnh viện: Trường hợp bệnh nhân bị đau bụng ra mồ hôi lạnh nghiêm trọng có thể cần nhập viện để điều trị.
Gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng không thuyên giảm

Gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng không thuyên giảm

V. Giảm nhanh cơn đau bụng đổ mồ hôi tại nhà

Trong trường hợp đau bụng nhẹ, không kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để giảm khó chịu:

  • Nghỉ ngơi: thư giãn ở nơi yên tĩnh, tránh vận động mạnh hoặc căng thẳng.
  • Chườm ấm: dùng túi chườm hoặc khăn ấm đặt lên bụng trong 15-20 phút để giúp thư giãn cơ bụng.
  • Uống nước ấm: nhấp từng ngụm nhỏ nước ấm hoặc trà thảo dược để làm dịu dạ dày.
  • Ăn nhẹ: nếu đói, hãy chọn cháo loãng, bánh mì nướng hoặc thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Tránh thực phẩm kích thích: hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, rượu bia, cà phê.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ: nếu cơn đau liên quan đến dạ dày do dư axit, ợ nóng hay khó tiêu, có thể dùng Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y). Với cơ chế tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc và trung hòa axit nhanh chóng, Yumangel giúp làm dịu cơn đau hiệu quả mà không gây táo bón như một số thuốc kháng axit khác.
Yumangel giúp làm dịu cơn đau hiệu quả mà không gây táo bón

Yumangel giúp làm dịu cơn đau hiệu quả mà không gây táo bón

VI. Những cơn đau bụng bất thường khác cần lưu ý

Bên cạnh đau bụng toát mồ hôi lạnh, một số cơn đau bụng bất thường có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bạn cần chú ý đó là:

  • Đau bụng buồn nôn lạnh người: Đay là dấu hiệu cảnh báo một một số bệnh lý như, đường tiêu hóa có vấn đề, ngộ độc thức ăn, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, nhiễm độc chì, viêm não, nhiễm độc carbon,…
  • Đau bụng tiêu chảy lạnh người: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm phải một số loại virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như: virus Rota, vi khuẩn Salmonella… trong thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Một số bệnh nhân có thể kèm theo đi ngoài phân có máu, sốt, phân lỏng sủi bọt.
  • Đau bụng âm ỉ trên rốn: Thường xảy ra ở những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, phổ biến ở độ tuổi từ 24-45. Đau bụng âm ỉ thường liên quan tới một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, sỏi mật, tắc ruột, các bệnh lý về gan, ung thư dạ dày…
  • Đau bụng kèm theo sốt cao: Triệu chứng này có thể là do nhiễm trùng dạ dày bởi virus. 
  • Đau bụng trên dai dẳng và lan tới bộ phận khác như lưng và ngực: Có thể nguyên nhân là do viêm – loét tuyến tụy cần được điều trị y tế đúng cách.
  • Đau bụng và vàng da: Đây là dấu hiệu của bệnh sỏi mật hoặc gan, nếu không điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Đau bụng, nóng rát và nặng hơn khi ăn uống: Nguyên nhân thường là do trào ngược axit mạn tính.

Điều quan trọng nhất khi bị đau bụng vã mồ hôi liên tục và kéo dài là bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất. Bằng các phương pháp y tế chuyên sâu, bác sĩ sẽ tìm ra chính xác nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.

*Thông tin này không thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *