Skip to main content

Viêm loét dạ dày ăn bơ được không?

Viêm loét dạ dày ăn bơ được không? Câu trả lời là CÓ nhưng ăn thế nào để không khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn? Cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của bơ với sức khỏe

Quả bơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong 100g thịt quả bơ cung cấp các dưỡng chất với giá trị như sau:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo  160 kcal
Chất đạm 1.9g
Tinh bột 2.3g
Chất béo 9.4g
Chất xơ 0.5g
Canxi 60mg
Sắt 1.6mg
Magie 24mg
Đồng 311mg
Kali 351mg
Vitamin E 2.66mg
Beta-carotene 53mcg
Vitamin C 17mg
Vitamin E 2.66mg
Folat 35mcg

Bơ cũng có hương vị thơm ngon, béo ngậy, có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như ăn trực tiếp, dằm nhuyễn trộn với sữa, sinh tố, trộn salad, trà sữa bơ, nấu chè, làm bánh, làm kem, làm sushi hay sốt kem…

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, tiêu thụ bơ giúp:

  • Điều hòa huyết áp.
  • Giảm cholesterol xấu
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Cải thiện tầm nhìn.
  • Phòng ngừa sỏi thận.
  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Phòng chống ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tăng cường cơ bắp và hệ thần kinh.
  • Ngăn ngừa loãng xương.
  • Giảm viêm, tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Cải thiện chức năng tiêu hoá.
  • Chống lão hoá, cải thiện làn da. 
  • Cải thiện sức khỏe não bộ.
  • Giảm căng thẳng.
  • Tăng cường thị lực.
Bơ rất giàu dưỡng tốt cho sức khỏe

II. Viêm loét dạ dày ăn bơ được không?

Viêm loét dạ dày là bệnh lý khá phổ biến ở đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chế độ ăn uống không khoa học là một trong các lý do khiến bệnh hình thành, phát triển và tái đi tái lại.

Bệnh viêm loét dạ dày với nhiều triệu chứng khó chịu khiến người bệnh muốn mau chóng điều trị khỏi. Bên cạnh uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân viêm loét dạ dày cần kết hợp duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Điều này khiến nhiều người bệnh thắc mắc không biết bị viêm loét dạ dày ăn bơ được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể ăn bơ bình thường. Thậm chí, việc tiêu thụ bơ còn rất tốt cho dạ dày vì các dưỡng chất loại quả này khi vào cơ thể giúp làm giảm tình trạng viêm loét hiệu quả.

Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào có lợi, người bị viêm loét dạ dày ăn quả bơ mang lại những lợi ích to lớn cho quá trình tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Cụ thể: 

1. Dạ dày dễ tiêu hóa

Thịt quả bơ mềm nên rất dễ tiêu hoá, giúp hoạt động tiêu hoá diễn ra trơn tru và nhanh chóng hơn. Đồng thời còn giảm thiểu kích ứng niêm mạc dạ dày bị viêm loét và tổn thương. Từ đó, giảm triệu chứng đau, khó chịu và đầy hơi sau ăn.

2. Kali và chất xơ tốt cho dạ dày

Tiêu thụ quả cơ cung cấp kali và chất xơ tốt cho dạ dày. Kali và chất xơ là 2 thành phần có vai trò quan trọng trong việc giảm đau dạ dày,  giảm bớt các triệu chứng viêm loét dạ dày.  

3. Chống viêm, chống oxy hoá 

Quả bơ chứa nhiều chất chống oxy hoá và chống viêm giúp làm dịu nhanh chóng  niêm mạc dạ dày đồng thời hỗ trợ chữa lành các vết thương, vết loét bên trong. 

4. Thấm hút dịch vị dạ dày

Người bị viêm loét dạ dày ăn bơ giúp hỗ trợ hấp thụ dịch vị có tính axit, ngăn ngừa xói mòn lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày và giảm nguy cơ loét dạ dày.

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng axit béo omega-3, polyphenol, carotenoid và các hợp chất có lợi khác đều có mặt trong quả bơ. Các chất này có tác dụng chống viêm mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch đồng thời thúc đẩy tái tạo mô niêm mạc. 

Do đó, bệnh nhân viêm loét dạ dày ăn bơ sẽ điều kiện thuận lợi cho việc chữa lành vết loét và tăng sức đề kháng của cơ thể trước các biến chứng và tác nhân gây ung thư.

6. Kháng khuẩn, kháng virus

Quả bơ giàu vitamin và khoáng chất quan trọng với cơ thể. Khoảng 205g vitamin A, 0,05g vitamin B1, 20g vitamin C, 26g phốt pho, 7,4g glucose và 12g canxi có mặt trong quả bơ đều có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus.

Vì vậy, khi tiêu thụ bơ, không chỉ hỗ trợ nâng cao sức khoẻ tổng thể mà còn giúp người bệnh chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại như H. pylori.

7. Giảm mệt mỏi, kích thích thèm ăn

Bệnh nhân viêm loét dạ dày thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Quả bơ sẽ giúp giải quyết những vấn đề này bằng việc cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi và kích thích ăn ngon miệng.

Người bị viêm loét dạ dày vẫn có thể ăn bơ bình thường

Tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì?

III. Hướng dẫn cách ăn bơ đúng cho người bị viêm loét dạ dày

Có thể thấy, quả bơ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, để ăn bơ hỗ trợ cải thiện bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần chú ý ăn đúng cách theo hướng dẫn sau:

1. Tiêu thụ bơ điều độ

Quả bơ chỉ mang lại hiệu quả cho sức khỏe khi được tiêu thụ điều độ và đúng cách. Lượng bơ nên ăn một ngày theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng là 1/2 quả. 

Không nên lạm dụng ăn quá nhiều bơ vì có thể khiến triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn hoặc dẫn đến nhiều tác hại không ngờ đến như: tăng cân, tổn thương gan, dị ứng, giảm cholesterol có lợi….

2. Thời điểm ăn bơ tốt nhất

Thời điểm ăn bơ thích hợp nhất là trước bữa ăn từ 1-2 tiếng để cơ thể hấp thu tốt nhất giá trị dinh dưỡng trong loại quả này. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn vào buổi tối nhưng thời điểm này dễ gây tích tụ mỡ thừa, dẫn đến tăng cân.

3. Nên ăn bơ chín 

Người bị viêm loét dạ dày nên chọn những quả bơ đã chín, mềm và dễ tiêu hóa. Tránh tiêu thụ bơ vẫn còn xanh vì chúng có thể khó tiêu hóa hơn và có khả năng gây khó chịu.

Lượng bơ nên ăn một ngày theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng là 1/2 quả.

IV. Lưu ý cho người viêm loét dạ dày khi ăn bơ 

Bên cạnh thời điểm và lượng bơ nên ăn, người bị viêm loét dạ dày khi ăn bơ cũng cần nắm được một số lưu ý khác dưới đây:

1. Phản ứng dị ứng 

Phản ứng dị ứng khi ăn bơ ít khi xảy ra nhưng vẫn có thể gặp ở một số cơ cơ địa mẫn cảm hoặc dễ dị ứng. Do đó, bạn cần theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn bơ, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần gặp bác sĩ ngay.

2. Các đối tượng không nên ăn bơ

Một số đối tượng không nên ăn quả bơ gồm:

  • Người bị dị ứng với thành phần trong quả bơ:  Trường hợp dị ứng với bơ rất ít nhưng vẫn có thể xảy ra. Người bị dị ứng với bơ có thể nổi mẩn ngứa và phát ban, nặng hơn là eczema.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Thai phụ ăn quá nhiều bơ có thể làm giảm quá trình sản sinh sữa tự nhiên của mẹ. Tính hàn của quả bơ có thể khiến trẻ dễ bị đau bụng và gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. 
  • Người mắc các bệnh về gan: Nghiên cứu cho thấy, chất anethole và estragole có trong quả bơ không tốt cho gan.
  • Người nhạy cảm với latex:Vì quả bơ có thể làm tăng kháng thể Ige có trong huyết thanh và chất này dị ứng với latex.

3. Cách chọn bơ ngon

Để chọn được quả bơ ngon khi mua bạn cần quan sát thật kỹ phần vỏ. Nên chọn quả bơ có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn phải có chút sần sùi. Khi bóp nhẹ thấy mềm, chắc tay và không ọp.

4. Một số hoa quả khác nên ăn ngoài bơ

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên sử dụng đa dạng thực phẩm và các loại hoa quả để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài quả bơ, một số loại hoa quả khác người bệnh có thể ăn là:

  • Táo: Đẩy nhanh quá trình phân hủy thức ăn; các enzyme, chất xơ và pectin trong táo giúp giảm sự khó chịu tại dạ dày.
  • Chuối: Chuối giàu prebiotic nên hỗ trợ  cải thiện tiêu hoá và kích thích vi khuẩn đường ruột. Delphinidin trong chuối giúp ức chế sự phát triển các khối u dạ dày.
  • Đu đủ: Kích thích tiêu hoá, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón và giảm đầy hơi khó tiêu. Thành phần enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp làm dịu các cơn đau dạ dày.
  • Cà tím: Chứa lipit và các nguyên tố khoáng vi lượng, glucid và protid có tác dụng đẩy mạnh quá trình tiêu hóa nên có lợi cho sức khỏe dạ dày.
Người bị dị ứng với thành phần trong quả bơ không nên ăn bơ

V.  Gợi ý món ăn từ bơ tốt cho người viêm loét dạ dày 

Ngoài cách ăn bơ trực tiếp, người bệnh viêm loét dạ dày có thể tham khảo một số cách chế biến quả bơ dưới đây để thay đổi khẩu vị:

1. Sinh tố bơ

  • Chuẩn bị: 2 quả bơ, sữa tươi không đường, sữa đặc, đá.
  • Cách thực hiện: Bơ sau khi gọt vỏ thì cắt thành từng miếng nhỏ. Trộn bơ với 50ml sữa tươi và 2 muỗng sữa đặc cùng đá vụn. Cho hỗn hợp vào máy sinh tố xay nhuyễn là có thể uống.
  • Cách dùng: Nên uống đều đặn hàng ngày hoặc từ 2 -3 lần/tuần.
Sinh tố bơ

2. Kem bơ sữa dừa

  • Chuẩn bị: 2 quả bơ chín, 250ml nước cốt dừa, 250ml sữa tươi không đường và 100 gram đường trắng.
  • Cách thực hiện: Bơ gọt vỏ rồi cắt miếng nhỏ sau đó đem xay nhuyễn với chút nước. Cho sữa tươi vào nồi đun trên lửa nhỏ, khi sôi lăn tăn thì đường và nước cốt dừa vào khuấy đều rồi tắt bếp. Cho bơ vào hỗn hợp sữa cốt dừa trộn đều lên. Đổ vào khuôn làm kem rồi đặt vào ngăn đông tủ lạnh. Khoảng 3 tiếng sau bạn có thể lấy ra ăn..
Kem bơ sữa dừa

3. Bánh mì nướng bơ và phô mai

  • Chuẩn bị :1 quả bơ chín, phô mai, muối, 5 lát bánh mì gối.
  • Thực hiện: Bơ đem nghiền mịn. Bánh mì cho vào lò nướng khoảng 2 phút ở mức nhiệt 80 độ C. Phết bơ đã nghiền mịn lên bánh mì, rắc chút phô mai và muối lên bánh là có thể ăn.
Bánh mì nướng bơ và phô mai

4. Bơ nướng trứng gà

  • Chuẩn bị: 1 quả bơ, 2 quả trứng gà, muối và tiêu.
  • Thực hiện: Bơ cắt đôi và bỏ hạt. Khoét một lỗ ở giữa miếng bơ sao cho chứa vừa một quả trứng gà. Đập trứng vào lỗ vừa khoét trên quả bơ rồi cho vào lò nướng ở mức nhiệt 425 độ C trong 10 -15 phút. Khi ăn bạn rắc thêm chút hạt tiêu và muối.
Bơ nướng trứng gà

5. Bơ kết hợp mật ong và nghệ vàng

  • Chuẩn bị: 300g quả bơ, 150ml mật ong, 150g tinh bột nghệ vàng.
  • Thực hiện: Quả qua sau khi gọt vỏ bạn đem hấp chín. Tán nhuyễn bơ rồi có thêm mật ong và bột nghệ vào trộn thành hỗn hợp sệt. Vo thành từng viên nhỏ rồi đem phơi cho ráo. Sau đó bảo quản trong lọ thuỷ tinh để dùng dần.
  • Cách uống: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 5 viên với nước ấm.
Bơ kết hợp mật ong và nghệ vàng

6. Ăn quả bơ trực tiếp

Cách đơn giản nhất là người viêm loét dạ dày ăn trực tiếp quả bơ với số lượng 1/2 quả cho mỗi lần ăn. Có thể ăn kèm với sữa hoặc đường đều được.

Ăn quả bơ trực tiếp

Hy vọng với các thông tin cung cấp ở trên, bạn đã biết người bị viêm loét dạ dày có ăn bơ được không đồng thời biết cách ăn đúng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm. 

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.