Dạ dày trẻ sơ sinh: Cấu tạo, kích thước, dung tích, vấn đề hay gặp

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và ở vị trí cao hơn so với người trưởng thành. Vì vậy khi trẻ sơ sinh ăn rất dễ bị ọc sữa hoặc nôn trớ nếu mẹ không biết cách. Cùng tìm hiểu một số thông tin về dạ dày của trẻ sơ sinh để biết cách chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé!

I – Cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh 

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang hay dọc? Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang cùng với đó là các lớp cơ co thắt còn yếu, hoạt động chưa ổn định nên khi bé rất dễ bị ọc sữa và nôn trớ.

Thành dạ dày của bé sơ sinh tuy săn chắc nhưng vẫn chưa có độ căng như thành dạ dày của người lớn. Vì vậy khi mới sinh dạ dày bé sơ sinh chỉ có thể chứa được một lượng sữa rất ít.

Ở trẻ sơ sinh, cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn rất yếu, xốp cộng với việc đóng mở giữa hai đầu dạ dày không đều nên trong thời gian đầu chăm sóc bé mẹ sẽ gặp không ít phiền toái.

Tuy nhiên, vấn đề ọc sữa hay nôn trớ do dạ dày nằm ngang sẽ được giảm dần khi trẻ được khoảng 9 -12 tháng vì lúc này dạ dày để chuyển về tư thế nằm dọc.

Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang cùng với đó là các lớp cơ co thắt còn yếu nên rất dễ bị nôn trớ. 

Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang cùng với đó là các lớp cơ co thắt còn yếu nên rất dễ bị nôn trớ.

II – Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh thay đổi thế nào? 

Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo từng ngày, các mẹ cần nắm được dung tích dạ dày trẻ sơ sinh để cung cấp cho bé lượng sữa đầy đủ. Cụ thể: 

1. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh lúc này chỉ bằng kích thước của hạt dẻ. Vì vậy mỗi lần bé chỉ ăn được khoảng 5-7 ml nên mẹ cần cho bé ăn nhiều bữa để không bị đói.

Khi mới chào đời, dạ dày của bé chưa có sự giãn nở tốt. Theo các chuyên gia, trong những ngày đầu mẹ không nên cho bé ăn nhiều, rất dễ nôn trớ vì bị quá tải.

Theo trang thelactationcollection.com, vào ngày đầu tiên, lượng bú trung bình của bé là khoảng 6ml (1/2 muỗng canh) sữa non mỗi lần bú. Vì khối lượng nhỏ này nên việc cho ăn thường rất thường xuyên, cứ sau 1-2 giờ.

Sữa non tập trung cao độ với các chất dinh dưỡng. Như vậy, mặc dù bé tiêu thụ rất ít (theo tiêu chuẩn của người lớn) nhưng bé vẫn nhận được rất nhiều chất dinh dưỡng.

2. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh khi được 2 ngày đã bằng quả anh đào. Lúc này có thể ăn 14ml cho mỗi lần bú, các mẹ nên cho bé ăn sau 90 phút hoặc 2 giờ. 

dung tích dạ dày trẻ sơ sinh.

3. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi

Sau 3 ngày tuổi kích thước bao tử trẻ sơ sinh đã to lên bằng quả óc chó. Mẹ cần cho trẻ ăn khoảng 22 – 27 ml sữa mỗi lần bú.

Lúc này, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu chuyển từ sữa non sang sữa mẹ trưởng thành. Các mẹ có thể nhận thấy ngực của mình đầy đặn và mềm mại hơn. Điều này là bình thường. Tiếp tục cho bé ăn khi bé có dấu hiệu đói và ít nhất 2-3 giờ một lần.

4. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh 5 – 6 ngày tuổi/khoảng 1 tuần tuổi 

Kích thước bao tử của trẻ sơ sinh khi 5-6 ngày (khoảng 1 tuần tuổi) đã bằng 1 quả mơ và em bé đang lớn lên. Lúc này, bé sẽ bú khoảng 45-60 mL sữa mẹ mỗi lần bú. 

Ở thời điểm này, các mẹ có thể vẫn cảm thấy căng sữa vào thời điểm này. Tiếp tục cho trẻ ăn theo nhu cầu, ít nhất 2-3 giờ một lần (8-12 lần/ngày).

5. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh 10 ngày đến 2 tuần tuổi

Dung tích dạ dày bé sơ sinh có thể gần bằng một quả trứng gà. Tuy nhiên, sự phát triển dạ dày của trẻ sơ sinh về mặt kích thước sẽ bắt đầu chậm lại.

6. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh 1 tháng đến 6 tháng tuổi 

Từ khoảng 1 tháng đến 6 tháng tuổi, bé sẽ bú khoảng 80-150 ml mỗi lần bú. Việc cho ăn không thường xuyên, nhưng số lượng chắc chắn đang tăng lên. Trung bình, trẻ bú sữa mẹ sẽ uống khoảng 710ml  – 900ml sữa mẹ mỗi ngày.

Từ một tháng đến sáu tháng, dạ dày của bé có kích thước bằng một quả trứng lớn. Kích thước bao tử bé sơ sinh sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi nó to gần bằng một quả bóng mềm với dung tích từ 1 – 4 lít.

Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo từng ngày, các mẹ cần nắm được dung tích dạ dày trẻ sơ sinh để cung cấp cho bé lượng sữa đầy đủ.

Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo từng ngày, các mẹ cần nắm được dung tích dạ dày trẻ sơ sinh để cung cấp cho bé lượng sữa đầy đủ.

III – Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh chứa được bao nhiêu ml?

Lưu ý các mẹ là KÍCH THƯỚC khác với DUNG TÍCH. Dung tích là sức chứa, dạ dày bé xíu bằng quả cherry vẫn có thể chứa được 30ml sữa bột vì dạ dày là 1 cái túi với 3 lớp cơ rất khỏe, có thể giãn thoải mái. Giống như tử cung chỉ nhỏ bằng nắm tay mà giãn ra chứa cả 1 em bé 3-4kg.

Từ lúc sinh ra cho đến khi được 1 tuổi, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh sẽ có nhiều lần thay đổi. Sự thay đổi này diễn ra theo ngày, theo tuần, theo tháng. Cụ thể:

1. Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu

Từ kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh, có thể xác được dung tích dạ dày trẻ sơ sinh từng ngày như sau:

  • Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 5-7ml sữa/lần.
  • Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 14ml sữa/lần.
  • Trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 22-27 ml sữa/lần.
  • Trẻ sơ sinh 4 – 6 ngày tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 30ml sữa/lần.
  • Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 35ml sữa/lần.

2. Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi

Bắt đầu từ tuần thứ 2, dạ dày của bé ổn định và sẽ lớn dần. Theo đó, thể tích cũng thay đổi, cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh từ ngày thứ 7 đến 1 tháng tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 35-60ml sữa/lần.
  • Trẻ từ 2 tháng tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 60-90ml sữa/lần. 
  • Trẻ từ 3 tháng tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 60-120ml sữa/lần.

3. Dung tích dạ dày trẻ từ 4-6 tháng tuổi

Ở tháng thứ 4, bé đã biết lật và vận động nhiều hơn đồng nghĩa sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Do đó lượng sữa bé ăn trong giai đoạn này cũng tăng lên đáng kể:

  • Trẻ từ 4 -5 tháng tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 90-120ml sữa/lần. 
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 120-180ml sữa/lần.

4. Dung tích dạ dày trẻ từ 7-12 tháng tuổi

Từ tháng thứ 7 trở đi, bé phát triển và lớn lên không ngừng. Ở giai đoạn này, sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu của bé và bé cần được ăn dặm. Với bé 7 tháng tuổi, các mẹ có thể bổ sung súp, bột, các loại rau củ quả, đặc biệt chú ý tăng cường chất béo, canxi, để phòng ngừa chậm lớn, còi xương.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, ngoài 

Theo chuyên gia, thể tích dạ dày của bé giai đoạn này ngoài chứa thức ăn còn có thể dung nạp lượng sữa như sau:

  • Trẻ từ 7 tháng tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 180-220ml sữa/lần. 
  • Trẻ từ 8 tháng tuổi: Dung tích dạ dày có thể chứa được 200-240ml sữa/lần. 
Dung tích dạ dày của trẻ thay đổi theo từng ngày, theo tuần và theo tháng.

Dung tích dạ dày của trẻ thay đổi theo từng ngày, theo tuần và theo tháng.

IV –  Nhu cầu ăn của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn ra sao? 

Các chuyên gia cho biết, so với người lớn, kích thước dạ dày của bé sơ sinh chỉ bằng 1/5 so với người lớn. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cao hơn người lớn từ 3 – 5 lần. 

Theo các chuyên gia, dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và cao, các lớp cơ dạ dày co thắt yếu và hoạt động chưa ổn định nên bé rất dễ nôn trớ sau khi ăn. Do đó, ba mẹ cần nắm rõ nhu cầu ăn của trẻ theo từng giai đoạn để hạn chế tình trạng bị trào ngược dạ dày.

Kích thước dạ dày của bé sơ sinh có sự khác nhau theo từng giai đoạn. Vì vậy, nhu cầu ăn của trẻ sơ sinh ở mỗi giai đoạn cũng sẽ không giống nhau, cụ thể: 

1. Trẻ sơ sinh 24 giờ đầu sau sinh

Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, trẻ sơ sinh sẽ ăn khoảng 8 – 12 lần. Tức là cứ khoảng 1 – 3 tiếng thì trẻ sơ sinh ăn 1 lần.

Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa nên trẻ sơ sinh thường xuyên bị đói. Cho con bú thường xuyên sẽ giúp kích thích sản xuất sữa trong vài tuần đầu tiên.

2. Trẻ sơ sinh 7 ngày đầu sau sinh 

Trong 7 ngày đầu mẹ nên cho bé bú từ 8-12 cữ/ ngày. Lượng sữa có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của con. Nếu bé quấy khóc đòi ăn mẹ có thể cho con ăn thêm.

3. Trẻ sơ sinh 1 tháng đầu tiên 

Theo kidshealth.org, trẻ sơ sinh nên bú 8–12 lần mỗi ngày trong khoảng tháng đầu tiên.

4. Trẻ được 1-2 tháng tuổi

Khi trẻ được 1–2 tháng tuổi, bé có thể sẽ bú 7–9 lần một ngày. Trẻ sơ sinh không nên nhịn bú quá 4 giờ, thậm chí là qua đêm.

Trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời, việc cho bé bú phải là “theo nhu cầu của bé”, tức là khoảng 1/2 đến 3 giờ một lần. Khi trẻ sơ sinh lớn hơn, chúng sẽ bú ít thường xuyên hơn và có thể có lịch trình bú dễ dự đoán hơn. Một số có thể cho ăn 90 phút một lần, trong khi những con khác có thể cách nhau 2–3 giờ giữa các lần cho ăn.

Trẻ sơ sinh nên bú 8–12 lần mỗi ngày trong khoảng tháng đầu tiên.

Trẻ sơ sinh nên bú 8–12 lần mỗi ngày trong khoảng tháng đầu tiên.

V – Dạ dày của trẻ sơ sinh thường gặp những vấn đề gì? 

Giãn dạ dày và trào ngược dạ dày là 2 vấn đề thường gặp và xảy ra ở dạ dày của trẻ sơ sinh. Các mẹ nên tìm hiểu để biết cách phòng tránh: 

1. Giãn dạ dày trẻ sơ sinh

Dạ dày của bé sơ sinh trong những ngày đầu tiên còn rất nhỏ nên việc cho trẻ bú đúng cách là vô cùng quan trọng. 

Nếu mẹ cho bé lượng sữa quá nhiều so với khả năng chứa của dạ dày thì dạ dày của bé có thể bị giãn ra gây hiện tượng trào ngược. Thậm chí, nhiều bé còn có hiện tượng bị nghẹt thở, tím tái.

1.1. Định nghĩa 

Giãn dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng dạ dày chứa quá nhiều sữa nên bị căng ra quá lớn và kéo dài liên tục nhiều ngày. Hậu quả là làm giảm trương lực cơ (mức đàn hồi sinh lý) của dạ dày đến mức dạ dày khó có thể tự co lại được.

1.2. Cơ chế

Cơ chế gây giãn dạ dày ở trẻ sơ sinh cần quan tâm đến 5 yếu tố: tốc độ, lượng ăn, van dạ dày-thực quản, van dạ dày-tá tràng và loại sữa bé ăn.

  • Lượng sữa ăn mỗi cữ: Về cơ bản em bé bú mẹ trực tiếp sẽ ăn 1 lượng tương đương với kích thước dạ dày là dừng vì cảm thấy bị căng dạ dày. Nếu bé bú bình ngay sau sinh 30ml/cữ (theo hướng dẫn sử dụng của sữa bột) thì dạ dày đã giãn đến 5 lần. Tiếp tục ăn bình sau đó làm dạ dày càng giãn to hơn nữa chứ không co lại được.
  • Tốc độ ăn sữa: Bé ăn càng nhanh thì mức độ giãn càng nặng. Ví dụ bé 1 tháng tuổi, bình sữa 100ml thông thường chỉ 3-5ph là ăn hết (20-30ml/phút) còn bú mẹ trực tiếp khoảng 15ph/cữ = 7ml/phút. Tốc độ gấp 3 lần.
  • Van dạ dày-thực quản: Nếu van dạ dày-thực quản bị lỏng thì bé còn có cơ hội trớ ra một phần sữa đế dạ dày đỡ căng. Nhưng bé sẽ bị các vấn đề của trào ngược, viêm đường hô hấp. Van dạ dày-thực quản tốt, bé không trớ thì dạ dày hứng hết.
  • Van dạ dày-tá tràng: Van này sẽ mở ra từng nhịp để sữa đi xuống ruột non tiêu hóa, mỗi lần mở ra vài ml. Cơ chế mở van theo độ pH ở ruột non. Bình thường ở ruột là pH kiềm, sữa có axit dạ dày đi xuống sẽ trung hòa kiềm ở ruột, sau khi tiêu hóa hết sữa pH lại trở về kiềm và van dạ dày-tá tràng lại mở ra cho sữa mới xuống. Theo đó, nếu van này hoạt động tốt thì áp lực ở dạ dày sẽ giảm.
  • Loại sữa (sữa mẹ – sữa bột, sữa trước – sữa sau): Sữa mẹ có đầy đủ các chất ở dạng dễ hấp thu nhất và có sẵn cả men vi sinh, men tiêu hóa để bé tiêu hóa được luôn, không mất nhiều thời gian (60-90 phút/cữ). Sữa bột ở dạng chuỗi dài, khó tiêu hóa, không có men tiêu hóa đi kèm nên ruột mất nhiều thời gian hơn mới hấp thu được, van tá tràng lâu lâu mới mở 1 lần, dạ dày chịu sức căng lâu hơn (3-4h/cữ).
Giãn dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng dạ dày chứa quá nhiều sữa nên bị căng ra quá lớn và kéo dài liên tục nhiều ngày, làm giảm trương lực cơ

Giãn dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng dạ dày chứa quá nhiều sữa nên bị căng ra quá lớn và kéo dài liên tục nhiều ngày, làm giảm trương lực cơ

1.3. Các tình huống dẫn đến giãn dạ dày 

Có nhiều tình huống dẫn đến giãn dạ dày ở trẻ sơ sinh với những cơ chế phức tạp:

– Ví dụ 1: Bé ăn bình 30ml sữa bột/sữa mẹ đi xin ngay sau sinh dẫn đến giãn dạ dày vì ăn quá nhanh, quá nhiều. Bé không bú mẹ làm mẹ chậm tăng sữa.

– Ví dụ 2: Bé sơ sinh được bú mẹ trước một vài phút, sau đó đút thêm bình cũng dẫn đến giãn dạ dày vì ăn quá nhiều, bé có thể quen bú bình bỏ ti mẹ.

– Ví dụ 3: Bé bú mẹ cả ngày, ăn bình 1 cữ trước khi ngủ đêm vì muốn bé ngủ dài  làm giãn dạ dày, mẹ không cho ti đêm hoặc giảm cữ đêm dẫn đến giảm sữa. Có thể bỏ ti mẹ.

– Ví dụ 4: Bé ăn bình sữa mẹ hút ra ban ngày, ban đêm ti mẹ cũng làm giãn dạ dày, ban ngày ăn quá nhiều sữa, đêm bú ít, bú không hiệu quả. Mẹ giảm sữa, không hút sữa đêm có thể mất sữa, bé bỏ ti mẹ.

– Ví dụ 5: Bé không bú mẹ đi bú nhờ các mẹ khác (vì mẹ đau, mẹ bị cách ly…). Thường thì sau sinh ngày 2-3, mẹ nào căng sữa nhiều rồi, con bú không hết mới cho nhà khác bú nhờ. Mặc dù không ăn bình nhưng bé đã bú một dòng sữa chảy nhanh hơn sữa của mẹ ruột rất nhiều nên thực ra bé vẫn bị ăn nhanh hơn, nhiều hơn kích thước dạ dày. Có bé biểu hiện kín đáo, gia đình không phát hiện ra, cũng có bé trớ nhiều như ăn bình.

– Ví dụ 6: Cho bé ăn sữa non vắt từ trước sinh hoặc sữa mẹ đi xin. Tốc độ ăn xilanh hợp lý là bé mút 20 NHỊP mới cho 1 GIỌT SỮA. 5ml sữa ăn trong 15-20 phút mới hết. Tương đương tốc độ của sữa non bú trên ti mẹ.

1.4. Cách xử lý 

Về cơ bản, khi bé quay lại bú mẹ trực tiếp hoàn toàn là đường tiêu hóa tự sẽ có cách hồi phục. Dạ dày dần dần bớt căng, nhu động tốt, hấp thu tốt, bé lớn dần các van hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất vài tháng, nửa năm thậm chí lâu hơn nữa. Ba mẹ  cần kiên trì theo dõi tiến triển của bé.

2. Trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh 

Bệnh trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh xảy ra ở 2/3 số trẻ trong những năm đầu đời. Điều đáng mừng là bệnh trào ngược dạ dày bé sơ sinh sẽ chấm dứt khi bé được 12-14 tháng, ở một số trẻ có thể kéo dài hơn. 

2.1. Định nghĩa

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng các thức ăn, dịch vị ở trong dạ dày trẻ bị đẩy ngược lên thực quản, sau đó đẩy lên cổ họng gây nôn trớ. 

2.2. Phân loại

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh được phân thành 2 loại là: sinh lý và bệnh lý. 

– Trào ngược sinh lý (GER): Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nôn hoặc trớ vài lần trong ngày nhưng vẫn tăng cân tốt, vui vẻ, bú bình thường, không bị khò khè thì khả năng là bé chỉ bị trào ngược sinh lý. Nguyên nhân là do các chức năng trong dạ dày chưa hoàn chỉnh. Các triệu chứng của trào ngược sinh lý sẽ biến mất khi trẻ 1 tuổi.

– Trào ngược bệnh lý (GERD): Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị ọc sữa sau 1 tuổi kèm theo triệu chứng gầy gò, chậm lên cân, khò khè, sợ ăn, viêm phổi tái lại nhiều lần….thì rất có thể bé bị trào ngược bệnh lý. Ba mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

2.3. Dấu hiệu 

– Triệu chứng trào ngược sinh lý: Trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý, triệu chứng thường là các cơn nôn trớ tạm thời, không xảy ra thường xuyên. Vì vậy trẻ vẫn có thể ăn ngủ bình thường nên không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bé.

– Trào ngược bệnh lý: Ngược lại, trào ngược bệnh lý ở trẻ sơ sinh thường có các biểu hiện và triệu chứng như sau: thường xuyên nôn mửa, ọc sữa sau ăn qua đường miệng và mũi; sợ bú, hay quấy khóc và thức dậy về đêm; khò khè mãi không dứt; trẻ bị khó thở, viêm phổi tái phát nhiều lần; ngủ không ngon giấc, bắt bế suốt trên tay; chậm tăng cân hoặc sụt cân; nặng hơn là thiếu máu, suy dinh dưỡng, còi cọc.

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thường bị nôn mửa, ọc sữa sau ăn. 

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thường bị nôn mửa, ọc sữa sau ăn.

2.4. Mức độ nguy hiểm

– Trào ngược sinh lý: Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh nếu chỉ bị trào ngược sinh lý thì không nguy hiểm do trẻ vẫn có thể ăn ngủ tốt và phát triển bình thường. Tình trạng này sẽ cải thiện khi trẻ được 1 tuổi. 

– Trào người bệnh lý: Nếu không điều trị sẽ rất nguy hiểm và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hệ tiêu hóa, hô hấp, mũi họng và răng miệng. Biến chứng hệ tiêu hóa (thực quản bị thu hẹp gây cản trở đường lưu thông của thức ăn; hội chứng Barrett thực quản – đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thực quản khi bị viêm); biến chứng hệ hô hấp (hen suyễn); biến chứng tai mũi họng và răng miệng (viêm tai, viêm xoang)…

2.5. Chẩn đoán 

Sau khi thăm khám triệu chứng và tổng quát sức khỏe, nếu cần thiết bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng dưới đây:

– Siêu âm: Xét nghiệm hình ảnh này có thể giúp bác sĩ phát hiện chứng hẹp môn vị.

– Xét nghiệm máu và nước tiểu: Giúp xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân có thể gây nôn mửa tái phát và tăng cân kém.

– Theo dõi pH thực quản: Bác sĩ sử dụng một ống mỏng qua mũi hoặc miệng của bé và vào thực quản để đo độ axit trong thực quản của trẻ. 

– Tia X: Hình ảnh thu được giúp bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề trong đường tiêu hóa, ví dụ như tắc nghẽn. 

– Nội soi: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, nội soi thường được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi nhỏ có ống kính camera và ánh sáng qua miệng bé vào thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non.

2.5. Cách xử lý

– Trào ngược sinh lý: Đối với trẻ sơ sinh bị trào ngào ngược dạ dày sinh lý, để cải thiện tình trạng ba mẹ nên nên cho trẻ bú sữa theo nguyên tắc “trái trước, phải sau (đặt trẻ nằm nghiêng bên trái trước sau đó mới đến bên phải). Hạn chế cho trẻ bú khi nằm vì sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược. với trẻ bú bình, ba mẹ nên đặt bình sao cho vị trí đầu núm vú luôn đầy sữa. Không ép bé bú bình khi đang quấy khóc. Sau khi trẻ bú xong nên bế bé từ 15- 20 phút để sữa được tiêu hóa dễ dàng hơn.  Nên vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn xong để loại bỏ hơi thừa ra ngoài.

– Trào ngược bệnh lý: Cơ thể trẻ sơ sinh còn rất non yếu, cơ địa mẫn cảm và các chức năng chưa hoàn thiện nên việc điều trị bằng thuốc không được bác sĩ khuyến khích sử dụng nếu không thực sự cần thiết. Nếu trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày do bệnh lý, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp. Ba mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. 

Ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ nếu con bị trào ngược kéo dài kèm bỏ bú, sụt cân. 

Ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ nếu con bị trào ngược kéo dài kèm bỏ bú, sụt cân.

VI – Cách chăm sóc dạ dày của bé sơ sinh

Để dạ dày của trẻ sơ sinh luôn khỏe mạnh, khi cho bé ăn và chăm sóc bé các ba mẹ nên chú ý:

1. Cho bé bú nhiều cữ 

Vì kích thước dạ dày của bé sơ sinh còn nhỏ nên các mẹ hãy cho bé bú nhiều lần và ăn nhiều cữ. Không nên cho bé bú quá no trong một cữ. 

Thời gian cho bé sơ sinh bú hợp lý là 2 giờ sau lần bú trước. Tránh cho bé ăn liên tục và các cữ ăn quá sát nhau. 

2. Với trẻ sơ sinh bú mẹ trực tiếp

Cần tuân thủ nguyên tắc trái trước phải sau để giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa sữa hơn. Tức là khi cho trẻ bú mẹ trực tiếp, các mẹ cần cho con nằm nghiêng về bên trái trước sau đó mới chuyển sang bên phải.  

Các mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay, axit, caffeine, nhiều chất béo có hại…

3. Với trẻ sơ sinh bú bình 

Ba mẹ nên chú ý bình sao cho đầu núm vú đầy sữa để tránh trẻ hít phải khí thừa gây chướng hơi, đầy bụng. Mặt khác, cần kiểm tra kích thước tia sữa đã phù hợp với con hay chưa.

Không nên cho bé bú bình khi đang khóc vì trẻ phải nuốt nhiều hơi hơn và khiến dạ dày bị căng ra. Không đặt bé nằm ngay sau khi bú.

4. Tư thế bú 

Khi cho trẻ bú sữa cần đảm bảo cho bé bú ở tư thế đầu cao 30 độ, ngậm đúng vú hoặc núm vú của bình sữa để tránh nuốt phải khí đầy bụng, ợ hơi. Hạn chế cho trẻ nằm bú vì sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. 

5. Vỗ ợ hơi

Sau khi bé bú, các mẹ hãy bế bé ở tư thế đứng từ 10-20 phút đồng thời vỗ ợ hơi cho bé. 

Vỗ ợ hơi giúp bé giảm khí thừa nuốt phải khi bú sữa, từ đó giảm nguy cơ trào ngược. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không thực hiện đúng cách dễ khiến trẻ bị sặc và tăng nguy cơ bị trào ngược. Vì vậy, ba mẹ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn sau: đặt bé áp vào một bên ngực để mặt bé tựa vào vai mẹ rồi từ vỗ lưng bé một cách nhẹ nhàng và liên tục.

Khi cho trẻ bú sữa cần đảm bảo cho bé bú ở tư thế đầu cao 30 độ, ngậm đúng vú hoặc núm vú của bình sữa để tránh nuốt phải khí đầy bụng, ợ hơi.

Khi cho trẻ bú sữa cần đảm bảo cho bé bú ở tư thế đầu cao 30 độ, ngậm đúng vú hoặc núm vú của bình sữa để tránh nuốt phải khí đầy bụng, ợ hơi.

Ngoải ra, các mẹ cũng không nên lạm dụng thói quen cho bé ngậm ti giả. Vì nếu ti giả không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy. Chưa kể, bé nghiện ti giả thường bị khó ngủ hoặc không ngủ khi không có núm ti

Có thể thấy, so với dạ dày của người lớn thì dạ dày trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và nằm theo chiều ngang nên sau khi ăn rất dễ bị nôn trớ, trào ngược sau ăn. Do đó, trước khi bắt đầu hành trình làm mẹ các mẹ đừng quên trang bị những thông tin hữu ích về bé để có đủ kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *