Với câu hỏi cho con bú uống thuốc đau bao tử được không, các mẹ sau sinh vẫn có thể dùng thuốc chữa đau bao tử nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc phù hợp. Dùng sai loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú có thể gây hại cho sức khỏe của cả 2. Hãy cùng yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Nguyên nhân gây đau bao tử ở các mẹ cho con bú
Đau bao tử khi cho con bú là vấn đề khá phổ biến, khiến nhiều mẹ mệt mỏi, đau đớn và khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có các nguyên nhân chính:
Suy giảm nội tiết tố: Sau sinh và trong thời gian cho con bú, nội tiết tố của các mẹ chưa thể đạt mức cân bằng ngay được. Điều này làm ảnh hưởng tới quá trình điều tiết dịch của dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau bao tử.
Kích thích ruột gây đau bao tử: Hệ tiêu hóa của người mẹ sau khi sinh nở bị ảnh hưởng nên chưa thể hoạt động hiệu quả như trước ngay được. Thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày gây rối loạn tiêu hóa, hậu quả là hình thành các cơn đau dạ dày.
Trầm cảm, stress, căng thẳng: Sau sinh và trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ có nhiều nguy cơ stress, căng thẳng, trầm cảm sau sinh do thức khuya chăm con, thiếu ngủ và nhiều áp lực khác từ cuộc sống. Khi bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng tiết lượng axit dịch vị dạ dày. Lượng dịch axit này sẽ tấn công và ăn mòn lớp niêm mạc, khiến các mẹ bị đau dạ dày.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Sau sinh và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, thói quen ăn uống của các mẹ thay đổi, phụ thuộc rất nhiều vào giờ giấc chăm sóc con. Điều này khiến hoạt động của dạ dày bất ổn gây đau dạ dày.
Hậu quả của thai kỳ trước: Một số phụ nữ có tiền sử viêm dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản trong thai kỳ, và tình trạng này có thể kéo dài hoặc tái phát sau sinh.
Sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh: Sau khi sinh, một số mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc giảm đau, và điều này có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, gây viêm loét hoặc đau dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Vi khuẩn Hp có khả năng làm suy yếu niêm mạc bảo vệ dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm hoặc loét nặng hơn, đặc biệt khi mẹ đang phải trải qua nhiều căng thẳng và thay đổi trong giai đoạn nuôi con nhỏ.
II. Cho con bú uống thuốc đau bao tử được không?
Ảnh hưởng của thuốc dạ dày đối với phụ nữ đang cho con bú
Truyền thuốc qua sữa mẹ
Khi người mẹ dùng thuốc dạ dày, một số thành phần có thể thẩm thấu vào sữa mẹ và đi vào cơ thể em bé. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng, và thời gian sử dụng. Nếu em bé hấp thụ một lượng thuốc qua sữa mẹ, bé có thể gặp phải các phản ứng như khó chịu ở dạ dày, buồn nôn hoặc có dấu hiệu mệt mỏi. Các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ tránh dùng các loại thuốc có nguy cơ cao thẩm thấu qua sữa mẹ hoặc cân nhắc kỹ liều lượng và thời điểm dùng thuốc để giảm thiểu ảnh hưởng đến bé.
Rủi ro với hệ tiêu hóa của bé
Một số loại thuốc dạ dày có thể gây ra phản ứng phụ như tiêu chảy, nôn trớ, hoặc khó chịu cho bé khi tiếp xúc qua sữa mẹ. Những tác dụng phụ này thường xảy ra với các loại thuốc dạ dày có khả năng kích ứng nhẹ hoặc thay đổi môi trường acid trong dạ dày của bé, gây rối loạn tiêu hóa tạm thời. Điều này có thể làm bé cáu kỉnh và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự thèm ăn của bé.
Thay đổi trong sản xuất sữa
Một số thuốc dạ dày có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, khiến lượng sữa giảm đi hoặc làm thay đổi mùi vị sữa mẹ. Điều này làm cho bé có thể bú ít hơn hoặc khó chịu khi bú. Sự thay đổi về hương vị sữa có thể làm bé cảm thấy không quen, gây khó khăn cho mẹ trong việc duy trì cho con bú thường xuyên và hiệu quả.
Tích tụ chất không phù hợp
Một số loại thuốc dạ dày chứa các chất như nhôm và magie, có thể tích tụ và gây hại nếu dùng trong thời gian dài hoặc ở liều cao. Với hệ tiêu hóa và hệ thần kinh còn chưa hoàn thiện của bé, các chất này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng nếu tích lũy quá mức. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên các mẹ đang cho con bú nên tránh sử dụng các loại thuốc chứa các thành phần này hoặc chỉ dùng khi thực sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ.
Tác dụng phụ cho mẹ
Một số loại thuốc dạ dày gây buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt hoặc khô miệng cho mẹ. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng chăm sóc bé của mẹ. Nếu người mẹ cảm thấy mệt mỏi hoặc có các triệu chứng buồn ngủ, việc chăm sóc và theo dõi bé sẽ gặp khó khăn, đặc biệt trong những tháng đầu khi bé cần được chăm sóc kỹ lưỡng.
Cho con bú uống thuốc đau dạ dày được không?
Nếu mẹ bị đau dạ dày trong thời gian cho con bú, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Để giải đáp thắc mắc cho con bú có uống được thuốc đau bao tử không, các chuyên gia sức khỏe cho biết, các mẹ sau sinh trong giai đoạn cho con bú vẫn có thể dùng thuốc đau dạ dày nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây ảnh hưởng xấu cho cả sức khỏe của mẹ và bé.
Bác sĩ thường cân nhắc các loại thuốc an toàn, chẳng hạn như thuốc chứa Almagate hoặc các thuốc kháng acid nhẹ, vì thành phần này ít hấp thụ vào cơ thể và chủ yếu hoạt động trong dạ dày mẹ mà ít ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, dù sử dụng loại thuốc nào, mẹ vẫn cần tuân thủ liều lượng và theo dõi bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bé, như thay đổi trong tiêu hóa hay hành vi.
Nếu tình trạng đau dạ dày nặng, mẹ nên thảo luận với bác sĩ về việc tạm thời dùng sữa công thức cho bé để yên tâm điều trị.
III. Mẹ cho con bú uống thuốc dạ dày cần lưu ý gì?
Mẹ đang cho con bú cần lưu ý các điểm sau khi sử dụng thuốc đau dạ dày để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:
- Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết: Mẹ cho con bú nên tránh sử dụng thuốc dạ dày trừ khi triệu chứng nghiêm trọng và đã có chỉ định từ bác sĩ. Dùng thuốc khi không cần thiết có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của bé.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Một số loại thuốc dạ dày có thể an toàn cho phụ nữ đang cho con bú, nhưng chỉ nên dùng khi được bác sĩ kê đơn để đảm bảo phù hợp với tình trạng của mẹ và không gây ảnh hưởng đến bé.
- Uống thuốc sau khi cho con bú: Nếu phải uống thuốc, mẹ nên dùng ngay sau khi cho bé bú để thời gian thuốc được chuyển vào sữa ít nhất trước cữ bú tiếp theo. Điều này giúp giảm thiểu lượng thuốc trong sữa vào thời điểm bé bú.
- Theo dõi các phản ứng của bé: Chú ý các dấu hiệu bất thường ở bé như khó chịu, buồn nôn, hoặc rối loạn tiêu hóa sau khi mẹ uống thuốc. Nếu có biểu hiện này, nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
- Ưu tiên lựa chọn điều trị thay thế: Nếu triệu chứng đau dạ dày không quá nghiêm trọng, mẹ có thể thử áp dụng các biện pháp tự nhiên để làm dịu triệu chứng.
IV. 5 mẹo chữa đau bao tử an toàn không dùng thuốc cho mẹ đang cho con bú
Với trường hợp bệnh đau bao tử ở mức nhẹ, thay vì sử dụng thuốc Tây y gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa đau dạ dày tại nhà không cần dùng thuốc dưới đây:
1. Xoa bóp bụng giảm đau dạ dày
Các nghiên cứu cho thấy, việc tác động vào vùng bụng thông qua các động tác xoa bóp nhẹ nhàng giúp làm giảm các cơn co thắt, hỗ làm giảm cơn đau ở dạ dày. Mặt khác, các thao tác xoa bóp còn thúc đẩy tuần hoàn, làm dịu các kích thích quá mức từ đó giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện xoa bóp bụng giảm đau dạ dày như sau:
- Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào lòng bàn tay rồi xoa đều cho tới khi tay nóng.
- Dùng tay thực hiện động tác xoa bóp vùng bụng theo các hướng lên – xuống và trái – phải.
- Thực hiện khoảng 10 – 15 phút cho tới khi vùng bụng ấm lên và cơn đau dạ dày thuyên giảm.
- Lưu ý: Không nên áp dụng cách xoa bóp bụng chữa đau dạ dày khi vừa ăn no vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
2. Hít thở đều chữa đau dạ dày
Phương pháp hít thở đều tác động lên hệ thần kinh giúp thư giãn, người bệnh thoải mái và bình tĩnh hơn. Mặt khác, hít thở sâu còn giúp giảm co bóp, giảm tiết dịch vị ở dạ dày và giải phóng endorphins làm giảm đau tự nhiên.
Cách hít thở chữa đau dạ dày như sau:
- Nằm ngửa trên sàn tập hoặc sàn nhà.
- Thả lỏng cơ thể, hai tay đặt lên bụng.
- Hít vào bằng mũi cho tới khi bụng có cảm giác phình to.
- Giữ nguyên hơi thở trong 3 tiếng đếm.
- Sau đó thở ra từ từ bằng đường miệng, lúc này bụng hóp lại.
- Thực hiện từ 3-5 nhịp, ít nhất 2 lần/ngày.
3. Chữa đau dạ dày bằng nước ép nha đam
Nha đam có tác dụng kháng viêm, cân bằng hệ tiêu hóa, giúp trung hòa acid dạ dày nên giảm đau hiệu quả. Nhờ thế mà bạn không cần phải sử dụng các loại thuốc đau bao tử cho mẹ cho con bú mà vẫn đạt hiệu quả cao. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch nha đam, gọt hết phần vỏ xanh ở bên ngoài.
- Ngâm nha đam trong nước muối pha loãng từ 5-10 phút.
- Rửa lại nha đam với nước lạnh thêm 3-4 lần.
- Cắt nha đam thành từng khúc rồi đem xay nhuyễn.
- Khi bị đau dạ dày, các mẹ có thể uống 1/3 cốc để làm dịu cơn đau.
- Lưu ý: Không nên lạm dụng nha đam vì dùng quá nhiều có thể gây hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy.
4. Chữa đau cho mẹ cho con bú bằng gừng
Theo Đông y, gừng có tính ấm, giúp kháng viêm, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau dạ dày. Mặt khác gừng còn giúp giảm cảm giác ợ chua, buồn nôn. Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Các mẹ lấy 1-2 lát gừng tươi, nhai rồi từ từ nuốt.
- Cách 2: Cho 2 – 3 lát gừng mỏng vào cốc nước sôi rồi hãm trong 5 – 10 phút rồi uống.
5. Giấm táo chữa đau dạ dày
Ngoài khả năng cân bằng acid trong dạ dày, giấm táo còn acid acetic giúp kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột. Cách thực hiện:
- Cho 2 thìa cà phê giấm táo vào cốc nước ấm rồi khuấy đều lên.
- Có thể cho 1 thìa cà phê mật ong để dễ uống và tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Lưu ý: Các mẹ không nên lạm dụng giấm táo vì sử dụng quá nhiều có thể làm tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn. Chỉ nên dùng khi cơn đau dày đột ngột xuất hiện.
6. Giảm đau dạ dày bằng bạc hà
Theo các nghiên cứu về thảo dược, bạc hà có công dụng chống viêm, làm dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày. Các mẹ có thể dùng bác hạ chữa đau dạ dày theo hướng dẫn sau:
- Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, ngâm trong nước muối 30 phút rồi vớt ra cho ráo nước.
- Đun sôi nước thì cho lá bạc hà vào đun thêm trong 5 phút.
- Khi thấy nước chuyển sang mày nâu là được.
- Lọc lấy nước bạc hà, thêm vài giọt chanh và 1 thìa cà phê mật ong rồi uống khi còn ấm.
- Uống đều đặn mỗi ngày 1 cốc, không nên lạm dụng.
Với những thông tin cung cấp ở trên, mong rằng các mẹ đã tìm được đáp án chính xác cho vấn đề cho con bú uống thuốc đau bao tử được không. Khi có dấu hiệu bị đau dạ dày, chị em nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị hiệu quả và an toàn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Bài viết liên quan:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...