29 cách trị dứt điểm trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

Người bệnh có thể áp dụng cách trị trào ngược dạ dày tại nhà khi tình trạng bệnh nhẹ và mới chớm bị. Dưới đây là tổng hợp của thuốc dạ dày chữ Y 29 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, đừng bỏ qua nhé!

Đầy lùi triệu chứng Trào ngược dạ dày cùng Yumangel

Mục lục

I. Trào ngược dạ dày có thể chữa trị dứt điểm tại nhà không?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị và thức ăn ở dạ dày trào ngược từ dưới dạ dày lên thực quản và vòm họng gây đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua… Tình trạng này kéo dài gây tổn thương đến các cơ quan thực quản, miệng, thanh quản.

Đa phần bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể kiểm soát được sự khó chịu của bệnh bằng cách uống thuốc không kê đơn và thay đổi lối sống. Một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày phải dùng thuốc mạnh hơn (thuốc kê đơn) hoặc phẫu thuật để giảm triệu chứng.

Trào ngược dạ dày có thể chữa trị tại nhà nếu tình trạng bệnh nhẹ và mới chớm bị.

Trào ngược dạ dày có thể chữa trị tại nhà nếu tình trạng bệnh nhẹ và mới chớm bị.

Trào ngược dạ dày có thể chữa trị tại nhà nếu tình trạng bệnh nhẹ và mới chớm bị. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể điều trị bệnh bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt kết hợp một số biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh tại nhà.

video triệu chứng trào ngược dạ dày

II. Cách trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

Trào ngược dạ dày thường gây ra các triệu chứng như ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn…Sẽ rất khó chịu nếu như bạn gặp phải các triệu chứng này, đặc biệt là khi đang họp hành, tiếp khách. Ngoài ra, nếu người bệnh không quan tâm điều trị triệu chứng, về lâu dài sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đối với dạ dày, thực quản, lúc này quá trình chữa trị sẽ càng tốn kém, mất nhiều thời gian.

Sử dụng Yumangel giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả

Để loại bỏ các triệu chứng trào ngược dạ dày, bạn có thể sử dụng Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Với thành phần Almagate 1g, Yumangel giúp trung hòa acid nhanh chóng, tạp lớp màng bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của trào ngược chỉ sau 5-10 phút.

Sản phẩm với thiết kế dạng gói nhỏ gọn, uống ngay không cần pha với nước nên vô cùng tiện lợi. Bạn hãy chuẩn bị Yumangel trong tủ thuốc gia đình mình để đối phó với trào ngược mỗi khi ăn uống thất thường, căng thẳng, stress hay thức khuya nhé.

Trong dân gian có rất nhiều kinh nghiệm chữa dứt điểm trào ngược dạ dày tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thêm những cách dưới đây:

1. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Các chất kháng viêm tự nhiên trong mật ong giúp tiêu diệt các vi khuẩn Hp – nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày và góp phần điều tiết dịch vị trong dạ dày. Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong tại nhà như sau:

  • Cách 1: Pha 2 thìa mật ong với 100ml nước ấm. Uống vào buổi sáng sớm trước khi ăn sáng. Kiên trì uống nước mật ong giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản.
  • Cách 2: Trộn 2 thìa mật ong với 2 thìa bột chuối hột để thu được hỗn hợp dẻo và mịn rồi ăn trực tiếp. Nên ăn vào mỗi buổi sáng và kiên trì áp dụng liên tục từ 20 – 30 ngày.
Các chất kháng viêm tự nhiên trong mật ong giúp tiêu diệt các vi khuẩn Hp – nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày

Các chất kháng viêm tự nhiên trong mật ong giúp tiêu diệt các vi khuẩn Hp – nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày

2. Cách trị trào ngược dạ dày bằng gừng tươi

Theo Đông y, gừng tươi có tính ấm nên rất tốt với hệ tiêu hoá, giúp chống lại hiện tượng khó tiêu, đầy hơi và chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Cách chữa trào ngược tại nhà bằng gừng tươi như sau:

  • Cách 1: Lấy 3 củ gừng tươi gọt bỏ vỏ, rửa sạch sau đó thái thành từng lát nhỏ rồi cho vào ngâm cùng mật ong nguyên chất. Ngâm trong thời gian khoảng 1 tuần là lấy gừng ăn sau mỗi bữa ăn. Mỗi lần ăn 2 lát gừng và ăn liên tục trong 2 tuần.
  • Cách 2: Gừng tươi sau khi gọt bỏ vỏ bạn thái thành từng lát mỏng. Cho gừng vào lọ ngâm với giấm trong khoảng 1 tuần. Mỗi ngày nên ăn khoảng 3 lát gừng ngâm, bạn nên nhai kỹ rồi nuốt cả nước lẫn bã. Thời gian dùng liên tục trong 7 ngày.
Gừng tươi chữa trào ngược dạ dày

Gừng tươi chữa trào ngược dạ dày

3. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Theo nghiên cứu, lá tía tô chứa nhiều glycosid và tanin – các hoạt chất có tác dụng hạn chế tiết axit, tạo một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và chữa lành các vết viêm loét. Người bị trào ngược có thể tham khảo 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Dùng 300g lá tía tô tươi, sau khi rửa sạch thì đem giã nát và lọc lấy nước cốt. Thêm chút muối vào nước cốt lá tía tô rồi uống trực tiếp. Uống 2 lần/ngày, duy trì ít nhất trong 15 ngày.
  • Cách 2: Lấy 100g lá tía tô tươi để đun nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 1 lít nước lá tía tô, uống kèm nước lọc. Dùng liên tục trong 1 tháng để đạt hiệu quả điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày tốt nhất.
Lá tía tô được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa trào ngược

Lá tía tô được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa trào ngược

4. Cách điều trị bệnh trào ngược dạ bằng nha đam

Hoạt chất glycoprotein, acemannan và arabinose trong nha đam có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau sưng và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Cách trị dứt điểm trào ngược dạ dày tại nhà bằng nha đam đơn giản như sau:

  • Nguyên liệu: 2 – 3 lá nha đam tươi.
  • Sơ chế: Nha đam gọt sạch vỏ để lấy phần thịt bên trong. Phần thịt đem thành hạt lựu, loại bỏ nhớt. Cho thịt nha đam vào nấu cùng bột sắn và đậu xanh. Khi các nguyên liệu chín bạn cho thêm đường phèn cho dễ uống.
  • Cách dùng: Nên ăn chè nha đam 3 lần/tuần. Bạn cũng có thể xay nhuyễn phần thịt lá nha đam với nước sau đó lọc lấy nước cốt rồi uống hàng ngày.
Hoạt chất glycoprotein, acemannan và arabinose trong nha đam có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau sưng

Hoạt chất glycoprotein, acemannan và arabinose trong nha đam có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau sưng

5. Bài thuốc chữa trào ngược tại nhà từ nghệ

Trong củ nghệ có chứa rất nhiều các hoạt chất curcummin, tlantone, zingiberene, turmerone, demethoxycurcumin,… Ngoài công dụng trung hòa axit trong dạ dày, kháng viêm và giảm sưng đau, các hoạt chất này còn giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu…

  • Nguyên liệu: 2 thìa bột nghệ, 1 thìa mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Trộn đều 2 thìa cà phê bột nghệ với 1 thìa mật ong nguyên chất. Tiếp đó vo thành từng viên nhỏ.
  • Cách dùng: Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 2 lần.
  • Lưu ý: Ngoài cách trên, người bệnh có thể lấy 3 thìa bột nghệ hoà, 1 thìa mật ong nguyên chất hòa với 100ml nước ấm. Uống 3 lần/ngày, mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn sáng, trưa và tối.
Hoạt chất glycoprotein, acemannan và arabinose trong nha đam có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau sưng

Hoạt chất glycoprotein, acemannan và arabinose trong nha đam có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau sưng

6. Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thảo dược cam thảo

Trong Đông y, dược liệu cam thảo được dùng trong các bài thuốc trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như: trào ngược dạ dày viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, các hoạt chất có trong cam thảo giúp giảm nồng độ axit dịch vị và giảm thiểu tổn thương đến dạ dày.

  • Cách 1: Rửa sạch 8g cam thảo rồi cho vào ấm sắc hoặc hãm trong nước sôi khoảng 5 phút. Uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Dùng liên tục trong 1-2 tuần.
  • Cách 2: Pha 4 – 5g bột cam thảo với 100ml nước ấm Uống sau bữa ăn và uống liên tục trong vòng 2 tuần.
Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thảo dược cam thảo

Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thảo dược cam thảo

7. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng hạt thì là

Hạt thì là trong Đông y có tính ấm, giúp cân bằng khí huyết và có tác dụng kích thích tiêu hóa. Y học hiện đại tìm thấy trong hạt thì là có chứa chất Anethole với công dụng thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày, từ đó hỗ trợ làm giảm tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

  • Cách 1: Bệnh nhân trào ngược rửa nhai trực tiếp và kỹ 2 hạt thì là và nuốt từ từ xuống bụng. 1 ngày dùng 2 lần vào buổi tối và trưa. Nên dùng trong vài tuần.
  • Cách 2: Đun sôi 500ml nước rồi cho 100g hạt thì là vào đun sôi nhỏ lửa trong 5 phút. Chia nước làm 3 lần, uống vào trước mỗi bữa ăn 30 phút.
Y học hiện đại tìm thấy trong hạt thì là có chứa chất Anethole với công dụng thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày

Y học hiện đại tìm thấy trong hạt thì là có chứa chất Anethole với công dụng thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày

8. Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá bạc hà

Không chỉ kích thích tiêu hóa, lá bạc hà còn giúp xoa dịu dạ dày, giảm tình trạng đau, co thắt dạ dày và giảm tiết axit trong dạ dày. Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà sử dụng lá bạc hà như sau:

  • Nguyên liệu: 2 – 3 lá bạc hà tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá bạc hà bằng nước muối loãng rồi nhai trực tiếp mỗi cảm thấy đau, ợ hơi nhiều và khó tiêu. Nên thực hiện 2-3 lần/ngày và sử dụng thường xuyên cho đến khi tình trạng bệnh cải thiện.
Lá bạc hà giúp xoa dịu dạ dày, giảm tình trạng đau, co thắt dạ dày và giảm tiết axit trong dạ dày.

Lá bạc hà giúp xoa dịu dạ dày, giảm tình trạng đau, co thắt dạ dày và giảm tiết axit trong dạ dày.

9. Uống trà hoa cúc chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Tinh dầu Bisabolol, Apigenin trong trà hoa cúc có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng và tái tạo da non. Bên cạnh đó, uống trà hoa cúc còn giúp cải thiện các triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng, tiêu chảy và trào ngược dạ dày.

  • Chuẩn bị: 30g hoa cúc khô.
  • Cách thực hiện: Cho hoa cúc khô vào ấm hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút. Uống trà khi còn ấm để phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Uống trà hoa cúc còn giúp cải thiện các triệu chứng về đường tiêu hóa

Uống trà hoa cúc còn giúp cải thiện các triệu chứng về đường tiêu hóa

10. Tỏi –  cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản 

Trong Đông y, tỏi thường được dùng để ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại cho dạ dày. Đặc biệt, hợp chất Allicin trong tỏi có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạng giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó, làm giảm nhanh các triệu chứng trào ngược như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn…

  • Chuẩn bị: 1 vài củ tỏi tươi, mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Tỏi bóc bỏ vỏ rồi rửa sạch và đập rập. Cho hết tỏi vào lọ thủy tinh rồi đổ ngập mật ong vào ngâm trong 3 tuần.
  • Cách dùng: Khi sử dụng, bạn lấy 1 thìa tỏi ngâm ra ăn trong các bữa ăn.
Trong Đông y, tỏi thường được dùng để ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại cho dạ dày.

Trong Đông y, tỏi thường được dùng để ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại cho dạ dày.

11. Mẹo giảm trào ngược dạ dày hiệu quả bằng nước muối

Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà tiếp theo mà Yumangel muốn giới thiệu đó là sử dụng nước muối. Không chỉ có tác dụng trị các bệnh đường hô hấp, uống nước ấm còn rất hiệu quả trong việc giảm các cơn đau dạ dày và hiện tượng trào ngược trong dạ dày. Muối tinh có công dụng chữa lành các tổn thương trong dạ dày, diệt khuẩn, giảm viêm loét chứng ợ hơi, ợ chua.

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê muối tinh, 200ml nước ấm.
  • Cách thực hiện: Pha 1 thìa cà phê muối tinh với 200ml nước ấm rồi uống. Nên uống 1 cốc/ngày.
Uống nước ấm còn rất hiệu quả trong việc giảm các cơn đau dạ dày và hiện tượng trào ngược trong dạ dày

Uống nước ấm còn rất hiệu quả trong việc giảm các cơn đau dạ dày và hiện tượng trào ngược trong dạ dày

12. Cách giảm trào ngược dạ dày tại nhà bằng baking soda

Uống baking soda chữa trào ngược dạ dày nhờ khả năng kháng khuẩn, trung hòa nồng độ axit dạ dày nên có thể làm  giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 1 thìa nhỏ baking soda.
  • Cách thực hiện: Cho baking soda vào cốc rồi khuấy đều cho tan hết. Người bệnh uống từng ngụm nhỏ nước baking soda. Nên uống mỗi ngày vào buổi sáng, mỗi lần uống khoảng 100ml. Duy trì 2 – 3 tuần để nhanh khỏi bệnh.
  • Lưu ý: Không nên áp dụng cách trị trào ngược dạ dày tại nhà bằng baking soda quá 2 tuần; không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
uống nước ấm còn rất hiệu quả trong việc giảm các cơn đau dạ dày và hiện tượng trào ngược trong dạ dày

uống nước ấm còn rất hiệu quả trong việc giảm các cơn đau dạ dày và hiện tượng trào ngược trong dạ dày

13. Cây du trơn – thảo dược quý chữa trào ngược dạ dày

Vỏ cây du trơn chứa chất nhầy, khi pha với nước sẽ tạo ra lớp gel có tác dụng bao phủ niêm mạc và bảo vệ dạ dày, thành ruột và giảm kích ứng ở niêm mạc dạ dày.

  • Chuẩn bị: 2g bột vỏ cây du trơn.
  • Cách dùng: Cho bột vỏ cây du trơn vào cốc nước sôi trong khoảng 5 phút. Uống 3 lần/ngày và dùng liên tục trong 4 đến 8 tuần.
Cây du trơn – thảo dược quý chữa trào ngược dạ dày

Cây du trơn – thảo dược quý chữa trào ngược dạ dày

14. Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trào ngược 

Chất tanin có trong lá trầu không giúp phục hồi và làm lành có vết viêm loét ở dạ dày. Betel phenol giúp niêm mạc dạ dày tăng cường sản xuất chất nhầy. Các vitamin và khoáng chất có khả năng ức chế dạ dày tiết axit quá mức, giúp cải thiện ổ viêm loét.

  • Nguyên liệu: 5 lá trầu không.
  • Cách sử dụng: Đem rửa sạch 5 lá trầu không rồi nấu với nước trong vòng 5 phút. Uống sau bữa ăn 1 giờ và kiên trì thực dùng trong 1 tháng.
Chất tanin có trong lá trầu không giúp phục hồi và làm lành có vết viêm loét ở dạ dày

Chất tanin có trong lá trầu không giúp phục hồi và làm lành có vết viêm loét ở dạ dày

15. Dùng lá mơ lông trị trào ngược dạ dày thực quản

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà tiếp theo mà yumagel muốn giới thiệu đó là sử dụng lá mơ lông. Thành phần paederin và sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ lông có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Lá mơ lông được dùng trong điều trị dứt điểm các triệu chứng của trào ngược dạ dày như: đầy hơi, đau bụng, khó tiêu.

  • Chuẩn bị: 30g lá mơ lông.
  • Cách sử dụng: Rửa sạch 30g lá mơ lông rồi đem giã nhuyễn để vắt lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày.
Thành phần paederin và sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ lông có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn.

Thành phần paederin và sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ lông có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn.

16. Gối cao đầu – cách trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Triệu chứng trào ngược dạ dày có thể nghiêm trọng hơn khi nằm. Để khắc phục, người bệnh nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về bên trái kết hợp gối cao đầu (khoảng 25-30cm) để tránh dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng.

Đối với trường hợp bệnh nhân hay bị trào ngược về đêm, người bệnh nên kê 2 chân giường phía ở đầu giường cao hơn khoảng 25 – 30cm hoặc sử dụng gối chống trào ngược cũng là một biện pháp hiệu quả.

Người bệnh trào ngược nên kê cao đầu hơn so với thân khi nằm

Người bệnh trào ngược nên kê cao đầu hơn so với thân khi nằm

17. Cách giảm trào ngược dạ dày tại nhà bằng kẹo cao su

Theo nghiên cứu khoa học, nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút có thể giúp giảm nhanh chóng chứng ợ chua, ợ nóng và một số triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Sở dĩ như vậy  là do nhai kẹo cao su kích thích tiết nước bọt, nước bọt có tính kiềm nên khi nuốt xuống sẽ giúp trung hòa axit dạ dày.

Tuy nhiên, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản chỉ nên nhai một số loại kẹo cao su không đường vì có chứa xylitol giúp ức chế vi khuẩn gây sâu răng.

Theo nghiên cứu khoa học, nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút có thể giúp giảm nhanh chóng chứng ợ chua, ợ nóng

Theo nghiên cứu khoa học, nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút có thể giúp giảm nhanh chóng chứng ợ chua, ợ nóng

18. Hạn chế uống đồ uống có ga, chất kích thích

Các bác sĩ khuyên người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn đồ uống có ga. Vì loại đồ uống chứa nhiều khí cacbondioxit, gây ợ hơi liên tục sau khi uống. Điều này tạo cơ hội cho axit từ dạ dày trào ngược lên trên thực quản.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng không nên tiêu thụ các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Vì những đồ uống này có thể làm giãn cơ thắt thực quản gây đóng mở bất thường. Hậu quả là làm axit dạ dày trào ngược gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Bên cạnh đó, cafein có trong cà phê còn kích thích lên dây thần kinh X gây tăng tiết acid dạ dày khiến các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản thêm trầm trọng.

Hạn chế uống đồ uống có ga, chất kích thích

19. Ngồi thẳng khi ăn uống

Tư thế ngồi ăn đúng cũng giúp giảm và phòng ngừa nguy cơ trào ngược dạ dày. Theo đó, tư thế tốt nhất là người bệnh nên ngồi thẳng khi ăn để giúp đường tiêu hóa trên tạo thành một đường thẳng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi.

Ngồi thẳng khi ăn uống

20. Không hút thuốc

Các chất trong thuốc khi đi vào cơ thể có thể làm giảm chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản dẫn đến trào ngược axit. Do đó, không hút thuốc lá cũng là mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả không nên bỏ qua.

Một nghiên cứu trên 141 người mắc bệnh trào ngược axit cho thấy, nhóm bệnh nhân cai thuốc lá có hiệu quả cải thiện bệnh trào ngược hiệu quả hơn 43,9% so với nhóm không cai thuốc.

Không hút thuốc

21. Tập thiền, yoga

Stress, căng thẳng và lo lắng là 1 trong các nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy việc tập thiền, yoga, thư giãn giúp tâm lý thoải mái, giảm stress rất có lợi cho bệnh nhân trào ngược.

Yoga và thiền đòi hỏi sự tập trung cao vào tâm trí và cơ thể nên giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Tập thiền, yoga

22. Tập thở bằng bụng

Tập luyện hít thở bằng bụng có tác dụng giảm lo âu và căng thẳng  – một trong các nguyên nhân gây trào ngược và những vấn đề dạ dày khác. Thực hiện động tác hít thở bằng bụng thường xuyên mỗi ngày giúp giảm sự co bóp dạ dày và giảm tiết acid ở dịch vị dạ dày.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể tập hít thở bụng theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Đặt 1 tay ở phía dưới xương sườn; tay còn lại đặt trên ngực.
  • Bước 2: Từ từ hít vào thật sâu bằng mũi, khi thấy bụng nhô lên thì đồng thời đẩy tay lên.
  • Bước 3: Thở ra bằng miệng càng chậm càng tốt.
  • Bước 4: Lặp lại động tác này từ 3 – 10 lần.

Tập thở bằng bụng

23. Giảm Carbohydrate trong chế độ ăn

Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn kiêng ít carbohydrate có khả năng làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết, nếu carbohydrate trong dạ dày không được tiêu hóa hết sẽ kích thích vi khuẩn phát triển quá mức gây tăng áp lực trong lòng dạ dày. Hậu quả là khiến triệu chứng trào ngược dạ dày tăng nặng hơn.

Carbohydrate có nhiều trong cơm, ngô, khoai lang, yến mạch… Bệnh nhân trào ngược axit nên hạn chế ăn những thực phẩm này để tránh bệnh trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.

Giảm Carbohydrate trong chế độ ăn

24. Hạn chế ăn đêm

Ăn đêm muộn gần sát giờ đi ngủ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết và lưu trữ lại trong dạ dày. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày về đêm.

Để khắc phục và phòng ngừa bị trào ngược, bạn nên ăn tối ít nhất 3 tiếng trước giờ đi ngủ để đảm bảo thức ăn được tiêu hóa hết và hệ tiêu hóa giảm hoạt động khi đến giờ ngủ.

Hạn chế ăn đêm

25. Kiểm soát cân nặng hợp lý

Thừa cân hay béo phì đều làm tăng áp lực lên bụng, khiến dạ dày bị đẩy cao hơn so với thực quản và hậu quả là axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ người béo phì bị mắc bệnh trào ngược axit cao hơn so với người có cân nặng bình thường. Vì vậy, quản lý và kiểm soát cân nặng cũng là phương pháp hiệu quả được khuyên áp dụng trong quá trình chữa bệnh trào ngược dạ dày.

Kiểm soát cân nặng hợp lý

26. Hạn chế vận động mạnh sau khi ăn

Một mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả khác đó là cần hạn chế hoạt động/vận động mạnh ngay sau khi ăn. Đặc biệt, nên tránh thay đổi tư thế liên tục hay thường xuyên cúi gập người.

Thay vào đó, bệnh nhân trào ngược dạ dày sau khi ăn nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút đến 1 tiếng để thức ăn được tiêu hoá và tránh bị trào ngược dạ dày.

Hạn chế vận động mạnh sau khi ăn

27. Tránh tiêu thụ một số loại thức ăn

Dạ dày của bệnh nhân trào ngược axit nhạy cảm với đồ ăn hơn so với người bình thường. Vì vậy, để loại bỏ bệnh trào ngược, người bệnh cần tránh ăn một số thức ăn dưới đây:

  • Đồ ăn chua/thực phẩm có tính axit cao: cam, bưởi, cóc, xoài, canh chua,…
  • Đồ ăn cay nóng: tiêu, mù tạt, ớt, kim chi…
  • Đồ ăn khó tiêu: thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ…

Bệnh nhân trào ngược chỉ cần ăn nhóm thức ăn kể trên sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Cảm giác nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, cồn cào, ợ chua, ợ hơi nghiêm trọng hơn.

Tránh tiêu thụ một số loại thức ăn như cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ…

28. Điều chỉnh cách ăn uống

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, bệnh nhân trào ngược cũng cần chú ý thêm về cách ăn uống. Một số lưu ý trong cách ăn cần nắm được đó là:

  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa chính với lượng thức ăn nhiều, bệnh nhân trào ngược nên chia thành 5 – 6 bữa để tránh tình trạng ăn quá no trong 1 lần. Điều này giúp giảm áp lực lên cơ thắt thực quản.
  • Nên tập trung vào bữa ăn: Việc vừa ăn vừa trông con, đọc sách hay xem tivi, điện thoại không chỉ khiến bữa ăn kéo dài mà còn làm tăng áp lực cho dạ dày.
  • Nên ăn với tâm lý thoải mái: Ăn trong tâm lý căng thẳng rất dễ khiến bạn gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Nên ăn chậm và nhai kỹ: Nên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng, tránh gây áp lực lên dạ dày. 

Nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ và tập trung khi ăn.

29. Nằm ngủ nghiêng bên trái, nâng cao đầu  

Khi nằm ngủ, bệnh nhân trào ngược nên nằm nghiêng sang bên trái. Vì ở tư thế này dạ dày sẽ ở trạng thái thấp hơn thực quản giúp  kiểm soát bệnh tốt hơn. Hạn chế ngủ nghiêng về bên phải vì ở tư thế này dạ dày sẽ thấp hơn thực quản khiến axit dịch vị dễ dàng trào ngược qua cơ thắt thực quản.

Ngoài ra, khi nằm ngủ, người bệnh trào ngược dạ dày cũng nên kê cao đầu để giúp kiểm soát axit dạ dày không trào lên thực quản.

Nằm ngủ nghiêng bên trái, nâng cao đầu

III. Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa dứt điểm trào ngược dạ dày tại nhà

Một số vấn đề người bệnh cần lưu ý khi áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà gồm:

  • Các cách trị trào ngược dạ dày tại nhà ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh, không thể điều trị bệnh triệt để nên không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách điều trị trào ngược dạ dày tại nhà nào ở trên để đảm bảo an toàn.
  • Hiệu quả của các phương pháp điều trị phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.
  • Khi áp dụng các cách chữa bệnh trào ngược dân gian tại nhà, người bệnh cần thực hiện đúng cách, đúng liều lượng, đặc biệt không được lạm dụng dùng quá nhiều.
  • Nên áp dụng cách trị trào ngược dạ dày tại nhà thường xuyên, tối thiểu từ 7 – 10 ngày để có thể mang lại hiệu quả.
  • Trào ngược dạ dày là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, người bệnh cần kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với duy trì lối sống lành mạnh mới có thể đẩy lùi bệnh.
  • Trường hợp đã áp dụng áp dụng cách cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu cách trị trào ngược dạ dày tại nhà không hiệu quả

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu cách trị trào ngược dạ dày tại nhà không hiệu quả

IV. Trào ngược dạ dày khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi thường xuyên có một trong các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày dưới đây, người bệnh nên đi thăm khám sớm:

  • Đau tức vùng thượng vị.
  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Khó nuốt.
  • Khàn giọng và ho.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt.
  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Sụt cân.

Có rất nhiều cách chữa dứt điểm trào ngược dạ dày tại nhà nhưng trước khi áp dụng bạn tham khảo ý kiến bác sĩ về mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Đồng thời nên đến bệnh viện ngay khi bệnh có dấu hiệu trở nặng.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *