Skip to main content

Cách điều trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả

Bệnh nhân viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà, chưa cần dùng tới thuốc và phẫu thuật. Cách điều trị viêm loét dạ dày tại nhà thường thông qua chế độ ăn uống đúng cách, điều chỉnh lối sống và sử dụng các thảo dược giảm đau tự nhiên.

I. Khi nào có thể tự trị viêm loét dạ dày tại nhà? 

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày có các vết loét hở. Triệu chứng phổ biến của viêm loét dạ dày là đau dạ dày, cảm giác chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng,buồn nôn…

Viêm loét dạ dày có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể cấp tính, các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng và có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có các cách điều trị viêm loét tại nhà.

Tuy nhiên, trước đó người bệnh vẫn cần đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh và hỏi ý kiến của bác sĩ về phương pháp chữa trị tại nhà. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà.

II. Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả

Như vậy, bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, không quá nghiêm trọng và tần suất xuất hiện ít. Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể cải thiện các triệu chứng bệnh bằng cách thay đổi cách ăn uống, điều chỉnh lối sống kết hợp sử dụng các thảo dược tự nhiên.

1. Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp với bệnh nhân viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không phải là phương pháp điều trị viêm loét dạ dày trực tiếp. Nhưng đây sẽ là giải pháp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và phục hồi tổn thương. 

Theo đó, bệnh nhân viêm loét dạ dày nên thay đổi cách ăn uống theo hướng dẫn dưới đây:

1.1. Nguyên tắc ăn uống

Một số nguyên tắc ăn uống người bị viêm loét dạ dày cần tuân thủ để tránh tình trạng bệnh nặng hơn gồm:

  • Nấu thức ăn chín mềm: Thức ăn được thái nhỏ và nấu chín mềm sẽ giúp dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ.
  • Ăn chậm và nhai kỹ: Ăn chậm nhai kỹ giúp nghiền nhỏ thức ăn, giúp dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa: Người bệnh nên ăn uống đúng giờ để hỗ trợ điều hòa chức năng và hoạt động co bóp của dạ dày. Từ đó, hạn chế được các cơn đau do co thắt dạ dày.
  • Nên ăn các bữa ăn nhỏ: Người bị viêm loét dạ dày dạ dày nên chia thành 4-5 bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính và ăn quá no trong 1 bữa. Điều này giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • Loại bỏ các thói quen ăn uống không tốt cho dạ dày: Ví dụ như vừa ăn vừa đọc báo, xem phim, xem điện thoại, lướt facebook; đi nằm, đi tắm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Uống đủ nước: Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày vừa giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài, vừa kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn giúp phòng ngừa táo bón. Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên uống nước ấm thay vì uống nước lạnh.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn chậm nhai kỹ, chế biến thức ăn mềm và dễ tiêu.

1.2. Thực phẩm nên ăn

Các thực phẩm nên có mặt trong các bữa ăn hàng ngày của người bị viêm loét dạ dày gồm:

  • Thực phẩm giàu flavonoid: Nhóm thực phẩm này có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Một số thực phẩm giàu flavonoid bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn là: táo, gừng, hành, trà xanh…
  • Thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi: Sữa chua, miso được xem là những thực phẩm giàu lợi khuẩn. Lợi khuẩn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có khả năng làm giảm lượng acid bên trong dạ dày, thuyên giảm tình trạng đầy hơi hoặc cơn đau. Người bị viêm loét dạ dày có thể bổ sung lê, táo, bột yến mạch vào các bữa ăn hàng ngày để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Loại vitamin này hỗ trợ làm giảm tổn thương ở các vết loét dạ dày đồng thời hạn chế tái phát. Vitamin A có nhiều trong khoai lang, cà rốt, rau chân vịt, gan bò, dưa lưới…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, vitamin C hỗ trợ làm lành các vết loét và tăng cường sức đề kháng. Một số thực phẩm giàu vitamin C nên có trong bữa ăn như bông cải xanh, rau mồng tơi…
Một số thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày.

1.3. Thực phẩm nên kiêng hoặc hạn chế

Bệnh nhân viêm loét dạ dày cần kiêng hoặc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dưới đây để tránh tình trạng bệnh nặng hơn:

  • Rượu bia và thức uống có cồn: Nhóm đồ uống này gây kích thích, thậm chí là suy yếu đường tiêu hóa. Vì vậy không chỉ bệnh nhân viêm loét, người có sức khỏe bình thường cũng không nên lạm dụng để hạn chế bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa mất nhiều “công sức” và thời gian để xử lý. Do đó, khi dạ dày đang bị viêm loét, người bệnh không nên ăn để tránh tình trạng kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến những vết loét vốn có.
  • Thực phẩm có tính axit cao: Thực phẩm có tính axit cao như cam, bưởi, xoài, cóc, kiwi, me… làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Đồ ăn/gia vị cay nóng: Các món ăn/gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt, mì cay, kim chi sẽ làm tăng chứng ợ nóng. Chứng ợ nóng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét.
  • Thức ăn nhanh, chế biến sẵn: Bệnh nhân viêm loét dạ dày cũng cần tránh tiêu thụ thức ăn nhanh như: bánh pizza, thịt xông khói, bánh mì kẹp thịt, xúc xích… Không chỉ nhiều dầu mỡ khó tiêu, nhóm thức ăn này còn chứa nhiều gia vị, chất bảo quản, tạo hương vị có thể làm trầm trọng hơn vết loét.
  • Thực phẩm lên men: Các thực phẩm lên men như dưa chua muối, hành muối, cà muối, kim chi có thể gây kích ứng dạ dày, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Mặt khác, hàm lượng muối cao trong các món ăn này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn nhiều thức ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ.

2. Điều chỉnh lối sống

Người bệnh viêm loét dạ dày cần chú ý xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh không chỉ để rút ngắn quá trình điều trị viêm loét dạ dày mà còn có thể cải thiện được sức khỏe hiệu quả.

2.1. Giảm căng thẳng

Bệnh nhân viêm loét dạ dày cần bảo vệ tốt sức khỏe tâm thần, giảm thiểu tối đa tình trạng căng thẳng. Bởi vì hệ thần kinh và hệ tiêu hóa có sự liên kết với nhau, nếu người bệnh căng thẳng lo lắng và sức khỏe tâm thần không ổn định sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày cần bảo vệ tốt sức khỏe tâm thần, giảm thiểu tối đa tình trạng căng thẳng.

2.2. Tăng cường giấc ngủ

Một số nghiên cứu cho thấy, những người ngủ từ 9 tiếng trở lên mỗi đêm có tỷ lệ loét dạ dày thấp hơn những người ngủ dưới 7 tiếng. Điều này chứng tỏi giấc ngủ có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày.

Vì vậy, để tăng cường chất lượng giấc ngủ, người bệnh cần có không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng đãng; không sử dụng thiết bị điện tử khoảng 2-3 tiếng trước thời điểm đi ngủ; nên đi ngủ trước 23h…

Ngủ đủ giấc hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.

2.3. Tập thể dục nhẹ

Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe luôn ở mức ổn định. Đồng thời kích thích lưu thông khí huyết và hệ tiêu hóa, mang lại giấc ngủ ngon. 

Tập thể dục còn kích thích nhiều loại hoóc môn trong cơ thể, nhất hormone peptide với khả năng kích thích chuyển động ruột. Ngoài ra, khi tập thể dục cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn hormone gastrin và adrenaline giúp tăng cường niêm mạc và nhu động dạ dày.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày với môn thể thao phù hợp.

3. Chườm bụng, massage, bấm huyệt hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Chườm bụng, massage, bấm huyệt cũng là các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả người bệnh không nên bỏ qua. 

3.1. Chườm ấm bụng

Chườm ấm bụng có thể làm giãn các mạch máu vùng thượng vị, giảm sự co bóp ở dạ dày. Từ đó giúp giảm cơn đau và tăng cường tuần hoàn máu đến cơ quan tiêu hoá. 

  • Chuẩn bị: túi chườm hoặc chai, nước ấm khoảng 50 đến 65 độ.
  • Thực hiện: Đổ nước ấm vào túi chườm hoặc chai rồi chườm trực tiếp lên vùng bụng. Thời gian chườm từ 10-20 phút. Trong quá trình chườm nếu nước bị nguội thì người bệnh nên thay nước để đảm bảo độ ấm cần thiết.
Chườm ấm bụng

3.2. Massage bụng

Các động tác massage ở vùng bụng cũng giúp thư giãn các mạch máu, từ đó giảm đau và kích thích hoạt động của dạ dày. Để tăng hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp với một số loại tinh dầu như đinh hương, khuynh diệp, quế để mang lại cảm giác thư giãn, giảm đau và kháng viêm.

Khi bị đau do viêm loét dạ dày, người bệnh có thể thực hiện massage vùng bụng tại nhà theo hướng dẫn để xoa dịu, giảm các cơn co thắt dạ dày:

  • Chuẩn bị: Tinh dầu tùy ý.
  • Thực hiện: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào tay rồi thực hiện xoa nóng hai bàn tay lên.  Áp 2 tay vào bụng, thực hiện xoa bóp bụng từ trái sang phải và lên xuống nhẹ nhàng. Thực hiện trong khoảng 10-15 phút. 
  • Lưu ý: Nên massage bụng sau bữa ăn 1 giờ, không nên xoa bóp ngay khi vừa ăn no.
Massage bụng

3.3. Bấm huyệt

Bấm huyệt sử dụng lực bàn tay/ngón tay để điểm vào huyệt vị nhằm giải phóng khí trệ và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, tác động vào các huyệt vị có mối liên hệ với dạ dày còn thúc đẩy chức năng co bóp, tiêu hóa và bài tiết dịch vị của cơ quan này.

Dưới đây là cách bấm huyệt chữa đau viêm loét dạ dày người bệnh có thể tham khảo:

  • Bấm huyệt Nội Quan: Nằm cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn và chính giữa cổ tay. Bấm huyệt Nội Quan hỗ trợ giảm co thắt dạ dày, giảm tiết axit dịch vị, từ đó làm dịu cơn đau.
  • Bấm huyệt Trung Quản: Huyệt vị này nằm tại điểm giữa nối từ mũi ức đến rốn và trên rốn 4 thốn. Bấm huyệt Trung Quản giúp giảm đau, ợ chua, ợ nóng và đầy bụng.
  • Bấm huyệt Thượng Quản: Vị trí của huyệt nằm ngay trên đường trắng giữa bụng và trên rốn 5 thốn. Bấm huyệt Thượng Quản giúp giảm nôn, giảm ợ chua, ợ hơi và hỗ trợ chữa đau dạ dày do viêm loét.
  • Bấm huyệt Cưu Vĩ: Huyệt nằm ở phía trên huyệt cự khuyết 1 thốn. Khi bấm huyệt sẽ giúp giảm đau dạ dày, ợ chua, nôn…
  • Bấm huyệt Thiên Xu: Vị trí huyệt nằm từ rốn đo sang ngang 2 thốn. Bấm huyệt Thiên Xu có tác dụng hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày và điều trị chứng tiêu chảy.
  • Bấm huyệt Quan Nguyên: Vị trí của huyệt trên đường trắng giữa bụng và từ rốn đo xuống 1.5 thốn. Bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày do hồi hộp, lo âu và căng thẳng – stress.
  • Bấm huyệt Tỳ Du: Nằm dưới sống lưng 11 và đo ngang ra 1.4 thốn. Bấm huyệt Tỳ Du giúp lưu thông khí huyết, giảm đau dạ dày.
  • Bấm huyệt Vị Du: Huyệt vị này nằm ở dưới gai sống lưng 12 và đo ra 1.5 thốn. Tác động vào huyệt giúp điều trị viêm loét dạ dày, giảm đau hiệu quả. 
Bấm huyệt chữa viêm loét dạ dày.

Lưu ý: Người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ Đông y bấm huyệt chữa viêm loét dạ dày đúng cách.

4. Sử dụng thảo dược, bài thuốc trị viêm loét dạ dày tại nhà

Sử dụng thảo dược, bài thuốc trị viêm loét dạ dày tại nhà cũng được nhiều người bệnh áp dụng vì chi phí thấp. Tuy nhiên, các phương pháp này thường chỉ phù hợp cho người bị viêm loét dạ dày nhẹ cường độ cơn đau thấp.

4.1. Mật ong

Mật ong nguyên chất chứa glucose oxidase có thể tạo ra hydrogen peroxide giúp tiêu diệt vi khuẩn gây loét dạ dày. Mật ong còn có tác dụng ức chế quá trình phát triển vi khuẩn HP và phòng ngừa các nguy cơ liên quan.

Mặt khác, nghệ còn có công dụng kháng viêm, hỗ trợ nhanh lành vết loét, giảm đầy hơi và tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày bằng cách sau:

  • Cách 1: Uống trực tiếp 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào lúc sáng sớm khi bụng đói. Nên uống đều đặn hàng ngày.
  • Cách 2: Pha 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất với 250ml nước ấm rồi uống khi bụng đói.
  • Cách 3: Pha 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất với vài giọt tinh dầu húng quế cùng 250ml nước rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần.
Mật ong nguyên chất chứa glucose oxidase có thể tạo ra hydrogen peroxide giúp tiêu diệt vi khuẩn gây loét dạ dày.

4.2. Nghệ

Củ nghệ rất giàu các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa. Trong Đông y, nghệ được dùng để giảm đau dạ dày, cải thiện chứng ợ nóng, viêm và viêm loét dạ dày.

Theo Y học hiện đại, thành phần chính của nghệ tươi là curcumin có khả năng thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn HP và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Vì vậy, dùng nghệ có thể kiểm soát vi khuẩn liên quan đến vết loét, giúp vết loét nhanh lành và hỗ trợ phòng tránh ung thư.

Người bệnh có thể sử dụng nghệ để chữa viêm loét dạ dày theo các cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng nghệ như một gia vị trong các món ăn hàng ngày.
  • Cách 2: Pha trà nghệ bằng cách cho vài lát nghệ tươi thái mỏng vào ngâm trong nước sôi khoảng 5-10 phút rồi uống.
  • Cách 3: Pha 1-2 thìa tinh bột nghệ với nước ấm rồi uống.

Lưu ý: Nghệ là một chất làm pha loãng máu tự nhiên. Vì vậy, người sắp phẫu thuật hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu không nên dùng nghệ. 

Thành phần chính của nghệ tươi là curcumin có khả năng thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn HP và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

4.3. Tía tô

Tía tô có nhiều hoạt chất glycosid và tannin, có khả năng giảm tiết axit trong dịch vị dạ dày đồng thời hỗ trợ phòng ngừa loét dạ dày lan rộng. Để dùng tía tô, người bệnh hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Cách 1: Nấu nước lá tía tô và uống mỗi ngày. Cho khoảng 300g lá tía tô tươi vào nấu cùng với 500ml nước trong khoảng 5-10 phút. Chắt lấy nước và chia làm nhiều lần uống hết trong ngày. 
  • Cách 2: Rửa sạch 300g lá tía tô tươi rồi cho vào ép lấy nước cốt. Uống trực tiếp hoặc pha thêm với chút mật ong hoặc nước ấm.
Tía tô có nhiều hoạt chất glycosid và tannin, có khả năng giảm tiết axit trong dịch vị dạ dày

4.4. Nha đam

Nha đam có khả năng cân bằng nồng độ axit trong dạ dày, từ đó giúp cải thiện các vết loét và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Người bệnh có thể sử dụng nha đam theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 1-2 nhánh nha đam.
  • Thực hiện: Nha đam rửa sạch, sau đó thực hiện bỏ lớp ngoài lấy phần thịt lá. Cho phần thịt nha đam vào máy sinh tố xay nhuyễn lấy nước uống. Mỗi ngày nên uống 1-2 lần.
  • Thời gian áp dụng: Người bệnh nên kiên trì áp dụng liên tục từ 2-3 tuần để cải thiện bệnh.
Nha đam có khả năng cân bằng nồng độ axit trong dạ dày, từ đó giúp cải thiện các vết loét

4.5. Lá mơ lông

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, lá mơ lông chứa các hoạt chất kháng viêm có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, thúc đẩy quá trình nhanh lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Alkaloid trong lá mơ lông là một dạng hoạt chất có công dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, hạn chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Tinh dầu, vitamin C, protein, carotene giúp cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng. Hoạt chất Sulfur dimethyl disulphide giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm trong đường tiêu hóa và điều trị hội chứng ruột kích thích…

Để chữa viêm loét dạ dày bằng lá mơ lông, người bệnh có thể tham khảo một trong các cách dưới đây:

  • Cách 1: Ăn trực tiếp lá mơ lông tươi cùng vài hạt muối. Cần chú ý ngâm rửa thật kỹ lá mơ lông trước khi ăn để loại bỏ tối đa vi khuẩn có trên lá.
  • Cách 2: Dùng lá mơ lông ép lấy nước cốt và uống. Cách thực hiện cụ thể như sau: rửa sạch 40g lá mơ lông rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Nên uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
  • Cách 3: Cho 30g lá mơ lông, 15g bạch biển đậu, 10g mạch môn, 5g cam thảo vào ấm sắc cùng 750ml nước. Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 1/2 lượng nước thì tắt bếp rồi để nguội. Chia nước làm 3 lần uống hết trong ngày. Uống trước bữa ăn khoảng 20 – 30 phút. Dùng liên tục trong 3 tuần.
  • Cách 4: Sử dụng các món ăn từ lá mơ lông như trứng rán lá mơ, trứng hấp lá mơ, dạ dày lợn hầm lá mơ…
Lá mơ lông chứa các hoạt chất kháng viêm có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, thúc đẩy quá trình nhanh lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

4.6. Quả sung 

Sở dĩ quả sung có thể hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày vì trong quả có chứa các thành phần như kali, glucose, phosphor, vitamin, malic acid. Đây đều là các hợp chất có công dụng hỗ trợ làm lành các vết viêm loét ở dạ dày. 

Để chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê bột sung, nước ấm
  •  Thực hiện: Pha bột sung với 100ml nước ấm và uống. Sau khi đi vào dạ dày, đồ uống này sẽ giúp cải thiện sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa.
Các hợp chất trong quả sung có công dụng hỗ trợ làm lành các vết viêm loét ở dạ dày.

4.7. Gừng

Một số hợp chất trong gừng có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị đầy hơi, táo bón, viêm loét dạ dày và cả trào ngược dạ dày. Tiêu thụ gừng vào mỗi buổi sáng còn giúp tiêu diệt vi khuẩn HP gây ra viêm loét dạ dày.

Mặt khác, nghệ còn chứa các hợp chất phenolic có tác dụng giảm kích ứng đường tiêu hóa, giảm sản xuất acid và giảm co thắt dạ dày. Đồng thời làm giảm viêm, buồn nôn và cải thiện cơn đau do co thắt dạ dày.

Người bị viêm loét dạ dày có thể sử dụng gừng điều trị bệnh theo cách sau:

  • Cách 1: Hãm vài lát gừng tươi với nước sôi, uống mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Nên uống trà gừng khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất. 
  • Cách 2: Giã nát gừng tươi rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó pha với nước ấm rồi uống. Bạn có thể cho thêm chút mật ong và chanh, nên uống vào bữa sáng trước khi ăn.

Ngoài ra, người bệnh viêm loét dạ dày cũng có thể sử dụng gừng như một gia vị trong món ăn. Dù dùng gừng với phương pháp nào thì cũng cần lưu ý không sử dụng quá 4g gừng/ngày. Lạm dụng gừng có thể khiến các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số hợp chất trong gừng có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày

4.8. Rễ cam thảo

Theo Y học hiện đại, Glycyrrhizin trong rễ cam thảo khi đi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit glycyrrhetinic. Chất này có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn H.pylori phát triển trong dạ dày. 

Bên cạnh đó, rễ cam thảo còn có tác dụng tăng cường chất nhầy cho dạ dày và bảo vệ dạ dày khỏi viêm loét lan rộng. Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị: 1-2 thìa cà phê bột cam thảo.
  • Thực hiện: Pha bột cam thảo với nước cùng chút mật ong. Uống mỗi ngày 1 lần.
  • Lưu ý: Người bị cao huyết áp không nên áp dụng cách điều trị viêm loét dạ dày bằng mật ong.
Cam thảo có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn H.pylori phát triển trong dạ dày.

4.9. Nước bắp cải tươi

Acid lactic trong bắp cải tươi có khả năng thúc đẩy cơ thể sản xuất acid amin giúp kích thích lưu thông dẫn máu. Từ đó làm lành các vết loét dạ dày, giảm đau và kháng viêm. Không chỉ vậy, bắp cải còn chứa một lượng lớn vitamin C có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn HP lan rộng.

Cách điều trị viêm loét dạ dày bằng nước ép bắp cải cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: 300g bắp cải.
  • Thực hiện: Bắp cải thái nhỏ, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Cho vào máy sinh tốt xay nhuyễn hoặc ép lấy nước uống. Nên uống trước bữa ăn.
Acid lactic trong bắp cải tươi có khả năng thúc đẩy cơ thể sản xuất acid amin giúp kích thích lưu thông dẫn máu.

4.10. Tỏi

Tỏi chứa lưu huỳnh có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Vì vậy dân gian thường sử dụng tỏi trong các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày. Mặt khác,  nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, ăn tỏi sống có tác dụng kháng khuẩn rất cao, hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày muốn điều trị bệnh bằng tỏi có thể tham khảo cách sau:

  • Cách 1: Ăn trực tiếp 2-3 tép tỏi tươi mỗi ngày.
  • Cách 2: Ép tỏi tươi lấy nước cốt sau đó pha loãng với mật ong và nước ấm rồi uống.
  • Cách 3: Ngâm tỏi với mật ong trong khoảng 2 tuần sau đó có thể sử dụng. Mỗi lần dùng 1-2 thìa cà phê mật ong tỏi.
Tỏi chứa lưu huỳnh có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn.

5. Chú ý đến cân nặng

Một số nghiên cứu cho thấy, người thừa cân hoặc béo phì dễ gặp nguy cơ mắc nhiều bệnh tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày. Do đó, cần kiểm soát cân nặng một cách phù hợp để hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm loét.

Với người thừa cân hoặc béo phì, cần áp dụng cách giảm cân khoa học và lành mạnh. Nên tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều các thực phẩm ít calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh, đường và rượu…

Người bị viêm loét dạ dày cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

6. Một số cách giảm đau viêm loét dạ dày tại nhà

Khi cơn đau do viêm loét dạ dày xuất hiện, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo giảm đau nhanh chóng dưới đây: 

6.1. Uống nước ấm

Khi triệu chứng viêm loét dạ dày xuất hiện, bệnh nhân hãy uống 1 cốc nước ấm và điều hòa hơi thở để giảm bớt cơn đau cũng như cảm giác khó chịu.

Uống nước ấm còn giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố bên trong ra ngoài và cho hệ tiêu hóa, tuần hoàn được khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần chú ý uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nên chia nhỏ nước thành nhiều lần uống, không nên uống quá nhiều một lúc. Thời điểm phù hợp để uống nước lọc là trước ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn. Điều giúp đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa luôn và giảm triệu chứng của bệnh viêm loét.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày hãy uống 1 cốc nước ấm và điều hòa hơi thở để giảm bớt cơn đau cũng như cảm giác khó chịu.

6.2. Uống Yumangel

Almagate là một hoạt chất có tác dụng tốt trong điều trị triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến dạ dày, trung hòa axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để giải quyết nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh có thể tham khảo và uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Thành phần chính Almagate (1g) trong Yumangel có khả năng trung hòa acid dạ dày, giúp giảm đau nhanh chóng. Mặt khác, thuốc được bào chế  ở dạng hỗn dịch sẽ tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố gây hại.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

6.3. Xoa bóp bụng

Các thao tác xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bụng giúp kích thích nhu động ruột hoạt động ổn định, từ đó giảm được triệu chứng đau thượng vị. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Làm nóng 2 bàn tay với vài giọt tinh dầu.
  • Bước 2: Dùng bàn tay xoa trực tiếp nhẹ nhàng lên vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện trong khoảng 10-15 phút, cơn đau do viêm loét sẽ chuyên giảm.
Xoa bóp bụng

6.4. Không nằm/đi ngủ khi trong cơn đau 

Một số người bệnh khi xuất hiện cơn đau sẽ ngay lập tức đi nằm. Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khỏe, đây là hành động không tốt. Lý do là bởi vì khi nằm, axit trong dạ dày dễ di chuyển lên gây ra chứng ợ chua. 

Do đó, nếu đang trong cơn đau viêm loét dạ dày, người bệnh không nên nằm hoặc đi ngủ ngay. Thay vào đó, nên cố gắng ngồi nghỉ cho đến khi cơn đau kết thúc.

Không nên nằm hoặc đi ngủ khi trong cơn đau

III. Lưu ý khi trị viêm loét dạ dày tại nhà

Để điều trị viêm loét dạ dày tại nhà an toàn và hiệu quả, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Điều trị viêm loét dạ dày tại nhà dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ: Không nên tự ý áp dụng các phương pháp điều trị khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. 
  • Không tự chẩn đoán tình trạng bệnh: Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán khoa học và chính xác bằng cách phương pháp y khoa hiện đại như nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, xét nghiệm HP, xét nghiệm phân… 
  • Theo dõi sát sao các triệu chứng: Nếu thấy các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau khoảng 1-2 tuần điều trị tại nhà, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp. Trường hợp thường xuyên đau bụng âm ỉ, đặc biệt là ở vùng thượng vị, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng, khó nuốt hoặc nấc nghẹn cần đi khám ngay.
  • Không tự chữa trị trong các tình huống nặng: Trường hợp tình trạng viêm loét dạ dày đã trở nặng với các triệu chứng như nôn mửa liên tục, nôn ra máu, đại tiện không bình thường, đau bụng dữ đội, sụt cân nhanh…  người bệnh không nên tự chữa trị tại nhà, hãy đến bệnh viện ngay.
  • Kiểm tra định kỳ với bác sĩ: Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tại nhà, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh. 
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên đi khám bác sĩ nếu điều trị tại nhà không hiệu quả.

Bệnh viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Viêm loét dạ dày nếu kéo dài và tái phát nhiều lần không được chữa trị sẽ có nguy cơ diễn tiến mạn tính, tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… 

Trên đây là những cách điều trị viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả, áp dụng với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và mới khởi phát. Tuy nhiên, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm, các cơn đau cường độ cao xuất hiện liên tục hoặc bệnh tái phát nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.