Bữa sáng cho người đau dạ dày: Nên ăn gì và kiêng gì?

Bữa sáng cho người đau dạ dày nên chú trọng ưu tiên các thực phẩm/món ăn phù hợp tốt cho hệ tiêu hóa và tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa và phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát. Vậy những món ăn và nguyên tắc này là gì? Cùng Yumangel khám phá trong bài viết này nhé!

I. Không ăn sáng có bị đau dạ dày không? 

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên sau một giấc ngủ dài từ 6-8 tiếng nên rất cần thiết, giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất để cơ thể bắt đầu một ngày mới. Thói quen nhịn ăn bữa sáng gây thiếu hụt dinh dưỡng, tác động nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa khiến cơ thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe.

Theo quy luật sinh lý của cơ thể, dạ dày bài tiết dịch vị. Nếu không ăn sáng, độ pH dạ dày rất thấp, axit tăng cao, bạn có cảm giác cồn cào, khó chịu. Ăn bữa sáng là một trong những phương pháp bảo vệ dạ dày vì thức ăn kiềm tính đưa vào giúp trung hòa axit trong dạ dày. Khi ăn uống điều độ, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu.

Tuy bỏ bữa sáng lâu ngày khiến bạn quen dần và giảm cảm giác cồn cào nhưng thực ra niêm mạc dạ dày vẫn bị tổn thương bởi môi trường pH rất nhiều axit. Tình trạng bỏ bữa sáng trong một thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc và đau dạ dày.

Tình trạng bỏ bữa sáng trong một thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc và đau dạ dày.

II. Bữa sáng quan trọng với người bị đau dạ dày thế nào?

Đặc biệt đối với người bị đau dạ dày, bữa ăn sáng vô cùng quan trọng, không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp điều hòa lượng acid dịch vị. Nguyên nhân là do sau một đêm dài, thức ăn đã được tiêu hóa hết, dạ dày tương đối trống và acid dịch vị được tiết ra không thể tham gia vào quá trình tiêu hóa nên dẫn đến dư thừa.

Nếu không bổ sung thức ăn, lượng acid dịch vị dư thừa sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng và sâu hơn, dẫn đến các cơn đau dạ dày cấp. Do đó, người bệnh đau dạ dày tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng.

Đặc biệt đối với người bị đau dạ dày, bữa ăn sáng vô cùng quan trọng, không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp điều hòa lượng acid dịch vị.

III. 9 nguyên tắc cho bữa sáng của người bị đau dạ dày

Dưới đây là 7 nguyên tắc cho bữa sáng của người đau dạ dày, người bệnh nên tuân thủ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu của bệnh.

1. Nguyên tắc 1: Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng

Hành động bỏ bữa sáng khiến lượng acid dịch vị dư thừa được tiết ra khi dạ dày rỗng dẫn đến vết viêm loét trở nên sâu hơn, gây cồn cào khó chịu. Chính điều này còn có thể xuất hiện các cơn đau dạ dày cấp, thậm chí có nguy cơ thủng dạ dày.

3. Nguyên tắc 2: Nên ăn chín, uống sôi

Bệnh nhân đau dạ dày có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cao hơn so với người bình thường do các vết viêm loét và sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Theo đó bữa ăn sáng của người bị đau dạ dày cần đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, vi nấm và các ký sinh trùng có trong thức ăn để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa.

3. Nguyên tắc 3: Ăn chậm, nhai kỹ

Điều này giúp thức ăn được nghiền nhuyễn, nhỏ và hòa với nhiều enzyme có trong nước bọt để giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.

4. Nguyên tắc 4: Ưu tiên các loại thức ăn dễ tiêu hóa 

Bệnh nhân đau dạ dày nên ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa vào bữa sáng như cháo, súp… Các món ăn này vừa dễ ăn vừa dễ tiêu hóa nên giảm áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa, hạn chế gây tổn thương cho vết viêm loét.

Lưu ý: Người đau dạ dày không nên ăn bún, phở quá thường xuyên. Vì sợi phở và bún được làm từ tinh bột lên men có vị chua sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa khiến người bệnh đau dạ dày dễ bị đầy bụng, khó tiêu,… Chỉ nên ăn 1-2 bữa/tuần.

5. Nguyên tắc 5: Không ăn thực phẩm quá lạnh 

Vì các thức ăn quá lạnh sẽ gây kích thích đường tiêu hóa khiến dạ dày tăng co bóp làm tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn.

6. Nguyên tắc 6: Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, chế biến sẵn

Lý do là vì các thực phẩm này đều gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến dạ dày tăng cường co bóp khiến người bệnh đau bụng, nặng bụng, ợ nóng, ợ chua,…

7. Nguyên tắc 7: Không nên ăn thực phẩm có đặc tính tạo hơi

Bữa sáng cho người dạ dày cũng nên tránh các thực phẩm có đặc tính tạo hơi trong dạ dày và chất xơ không hòa tan khó tiêu hóa như hẹ, hành, giá đỗ, dưa muối… Nếu ăn các thực phẩm này, người bệnh có thể bị nặng bụng, ợ hơi, trào ngược thực quản.

8. Nguyên tắc 8: Không nên ăn thực phẩm quá nóng

Ngoài thực phẩm quá lạnh, thực phẩm quá nóng khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và phải co bóp mạnh hơn, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm loét dạ dày.

9. Nguyên tắc 9: Hạn chế vận động mạnh ngay sau khi ăn

Sau khi ăn xong, cơ thể sẽ tập trung bơm máu đến hệ tiêu hóa nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Thời điểm này nếu bạn vận động mạnh ngay sau khi ăn sẽ khiến lượng máu phân tán đến hệ cơ làm chậm lại quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Người bị đau dạ dày tuyệt đối không được bỏ bữa sáng

III. Bữa sáng cho người đau dạ dày nên ăn gì?

Vậy người dạ dày nên ăn gì vào bữa sáng để vừa ngon miệng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng đau dạ dày? Dưới đây là một số món ăn cho bữa sáng người bệnh đau dạ dày có thể tham khảo:

1. Cháo

Món cháo đã được nấu chín nhuyễn nên dễ tiêu hóa và không tạo gánh nặng lên dạ dày.

Thành phần của cháo là gạo chứa nhiều tinh bột, ít chất xơ có đặc tính bao phủ lớp lót bên trong dạ dày giúp hấp thụ bớt lượng acid dịch vị dư thừa, làm dịu kích ứng, giảm cơn đau dạ dày, hỗ làm lành nhanh các tổn thương, vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

2. Thực phẩm giàu tinh bột

Người đau dạ dày khi ăn bữa sáng có thể sử dụng các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh quy, khoai lang… Nhờ hàm lượng tinh bột cao nên khi ăn sẽ giúp tạo lớp nhầy bảo vệ thành niêm mạc dạ dày để làm dịu vết viêm loét và ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị.

3. Bánh mì và trứng

Bánh mì có đặc tính khô, khả năng hút dịch tốt giúp giảm lượng acid dịch vị có trong dạ dày. Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao và có khả năng tạo lớp lót trong dạ dày giúp giảm sự tiếp xúc của acid dịch vị đối với các vết viêm loét từ đó giảm cảm giác đau.

4. Sữa chua

Thành phần acid lactic trong sữa chua có khả năng kìm hãm tác hại viêm loét dạ dày, tá tràng của vi khuẩn H.Pylori. Không chỉ vậy, sữa chua còn bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng ợ nóng, ợ hơi khó chịu của bệnh đau dạ dày.

5. Bột yến mạch

Thành phần bột yến mạch có chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng lại lượng acid dịch vị dư thừa.

6. Rau củ, trái cây giàu vitamin, ít chất xơ

Rau củ, trái cây giàu vitamin, ít chất xơ như đu đủ, chuối chín, khoai lang, bí đỏ, thanh long… cũng là lựa chọn tốt cho bữa sáng của người đau dạ dày.

Hàm lượng vitamin A, B, C, E dồi dào  trong những thực phẩm này giúp tái cấu trúc niêm mạc dạ dày, chữa lành vết loét và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mặt khác, hàm lượng chất xơ trong các loại rau củ thấp sẽ không gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa, giảm áp lực co bóp cho dạ dày.

>>> Đừng bỏ lỡ: viêm loét dạ dày nên ăn rau gì

Bánh mì và trứng là món ăn tốt cho người đau dạ dày

IV. Bữa sáng của người đau dạ dày nên kiêng ăn gì?

Một số món ăn, thực phẩm người bệnh dạ dày nên kiêng ăn vào bữa sáng để hạn chế gây áp lực cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn gồm:

1. Thức ăn dai, cứng

Các loại thức ăn dai và cứng như: thịt nhiều gân, sụn, rau củ sống,… khi ăn không chỉ gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc dạ dày mà còn khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa.

2. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Hệ tiêu hóa vào buổi sáng thường hoạt động chậm và kém hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Vì vậy bữa sáng của người đau dạ dày nên tránh các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị. Lý do là vì các thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, tức bụng, mệt mỏi.

3. Món ăn cay nóng và nhiều gia vị

Các món ăn cay nóng, nhiều gia vị như hạt tiêu, ớt, mù tạt có chứa nhiều chất capsaicin gây kích ứng niêm mạc dạ dày.  Hậu quả là khiến các vết loét dạ dày sâu hơn gây nóng rát và đau đớn.

4. Thực phẩm có vị chua, hàm lượng acid cao

Một số loại thực phẩm có nồng độ acid cao như: chanh, khế, cam, quýt, giấm, me,… cũng không nên có mặt trong bữa sáng của người đau dạ dày. Hàm lượng acid trong nhóm thực phẩm này khiến vết loét lan rộng, gây cảm giác cồn cào, buồn nôn và làm tăng triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ chua.

5. Thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy hơi

Các thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy hơi như: dưa muối, hành, hẹ, giá đỗ,… Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ không hòa tan, gây khó tiêu, tăng áp lực tiêu hóa khiến dạ dày dễ bị tổn thương. Chúng còn tạo hơi trong dạ dày làm tăng triệu chứng ợ hơi, khó chịu.

6. Thức ăn chế biến sẵn, nhiều muối

Thức ăn chế biến sẵn, nhiều muối như thịt xông khói, lạp xưởng rất khó tiêu, khiến dạ dày tăng cường co bóp và tác động xấu đến các vết viêm loét. Không chỉ vậy, thức ăn chế biến sẵn còn có lượng muối cao kích thích hoạt động của vi khuẩn HP khiến tình trạng đau dạ dày càng thêm trầm trọng.

Một số thực phẩm người đau dạ dày cần phải kiêng

V. Gợi ý 5 thực đơn mẫu bữa sáng dành cho người đau dạ dày

Bạn có thể tham khảo mẫu thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giàu dinh dưỡng dưới đây:

  • Thực đơn 1: Cháo thịt bằm nấu nhừ, nước ép táo, sữa chua.
  • Thực đơn 2: Bánh mì, trứng ăn kèm dưa leo, xà lách, 1 quả chuối, 200ml sữa tươi.
  • Thực đơn 3: Cháo cá thu, 1 ly sinh tố đu đủ, sữa chua.
  • Thực đơn 4: Bột yến mạch trộn sữa, vài trái nho đỏ, 1 ly sữa tươi.
  • Thực đơn 5: Súp bí đỏ thịt bằm, 1 hũ sữa chua không đường, 1 miếng đu đủ chín hoặc thanh long.

Người bệnh đau dạ dày nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị nhà. Ngoài cách thay đổi chế độ ăn uống thì có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Dùng Yumangel  giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị…  chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

Thuốc dạ dày Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày

Để có một bữa sáng cho người dạ dày phù hợp, bạn nên tìm hiểu để nắm được các nguyên tắc, thực phẩm nên ăn và nên kiêng giúp dạ dày luôn khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh đau dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

5/5 (1 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *