Ăn sầu riêng bị đầy bụng phải làm sao? Cách xử lý ăn sầu riêng đầy bụng

Sầu riêng là loại trái cây ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc sai cách có thể gây hại cho sức khỏe, trong đó có tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Vậy ăn sầu riêng bị đầy bụng phải làm sao? Hãy cùng thuốc dạ dày Yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Tại sao ăn sầu riêng bị đầy bụng?

Theo Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO), trong 100g sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng như sau: nước 66,8g, protein 2,5g, glucid 28,3g, lipid 1,6g; Ca 20mg, P 63mg, Fe 0,9 mg, K 601mg, vitamin B1 0,027mg, vitamin B2 0,29mg, 124 calo…

Vì vậy khi ăn đúng cách, sầu riêng giúp hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, chống lão hóa, cải thiện sức khỏe xương, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, thiếu máu…

Tình trạng ăn sầu riêng bị đầy bụng chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều và ăn không đúng cách:

  • Do ăn quá nhiều: Sầu riêng mang tính nóng lại có hàm lượng đường, chất xơ và carbohydrate cao nên nếu ăn nhiều dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn.
  • Do ăn lúc đói: Ăn sầu riêng lúc đói khiến hàm lượng đường trong đột ngột bị tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu. 
  • Do kết hợp sai thực phẩm: Ăn sầu riêng kết hợp với rượu hoặc ngay sau khi ăn thịt bò, lợn, gà, cừu cũng có thể gây ra hiện tượng ăn sầu riêng đầy bụng.
Ăn sầu riêng bị đầy bụng do sầu riêng mang tính nóng lại có hàm lượng dinh dưỡng rất cao

Ăn sầu riêng bị đầy bụng do sầu riêng mang tính nóng lại có hàm lượng dinh dưỡng rất cao

Xem thêm: Ăn xôi bị đầy bụng phải làm sao

II. Ăn sầu riêng bao nhiêu là đủ để không bị đầy bụng?

Nếu muốn tận hưởng hương vị thơm ngon của sầu riêng mà không lo đầy bụng hay dư thừa năng lượng, bạn chỉ nên ăn khoảng 80g (tương đương 2 múi) mỗi ngày, tránh ăn thường xuyên và nên giảm lượng cơm, bột đường trong bữa ăn có sầu riêng (1).

Nếu tiêu thụ 2-3 múi (tương đương 4-6 quả nhỏ), bạn sẽ nạp vào 520-780 kcal, gần bằng 2 bữa ăn chính. Ngoài ra, để tránh tích tụ năng lượng dư thừa, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

Tránh ăn sầu riêng thường xuyên để hạn chế đầy bụng, nóng trong

Tránh ăn sầu riêng thường xuyên để hạn chế đầy bụng, nóng trong

III. Ăn sầu riêng bị đầy bụng phải làm sao? 5 cách xử lý nhanh

Khi không may gặp phải hiện tượng bị chướng hơi đầy bụng sau khi ăn sầu riêng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng:

  • Uống Yumangel: Ngay khi có triệu chứng bị đầy hơi chướng bụng do ăn sầu riêng, bạn hãy uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Đây là một trong các thuốc chữa đau dạ dày và chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng…  do tăng tiết axit dạ dày được nhiều người lựa chọn hiện nay.
  • Massage bụng: Dùng tay massage bụng theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang trái, sau đó xuống dưới rồi sang phải, cuối cùng là trở về điểm xuất phát cho tới khi ợ hơi. Khi massage bạn có thể thoa thêm chút dầu nóng lên bụng để tăng hiệu quả.
  • Dùng túi chườm nóng: Sử dụng túi chườm nóng thoa nhẹ nhàng lên vùng bụng và bẹ sườn sẽ. Hoặc bạn có thể cho nước sôi vào chai rồi chườm khắp vùng bụng.
  • Uống trà hoa cúc: Trong trà hoa cúc có chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên, có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột và giảm khí. Hãy uống 1 cốc trà hoa cúc khi gặp phải tình trạng đầy bụng sau khi ăn sầu riêng để giảm cảm giác khó chịu nhé. 
  • Tập yoga: Một số động tác yoga có thể hỗ trợ giảm cảm giác nặng nề và khó chịu chướng bụng đầy hơi như: tư thế cánh cung, tư thế thả khí.
Hãy uống 1 cốc trà hoa cúc khi gặp phải tình trạng đầy bụng sau khi ăn sầu riêng

Hãy uống 1 cốc trà hoa cúc khi gặp phải tình trạng đầy bụng sau khi ăn sầu riêng

Trường hợp đã áp dụng các cách khắc phục ở trên nhưng tình trạng đầy bụng do ăn sầu riêng không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám tìm ra chính xác nguyên nhân và biện pháp điều trị thích hợp.

Vì chứng đầy bụng, khó tiêu kéo dài có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa như: viêm đại tràng, đau thượng vị, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, loét dạ dày…

Xem thêm: Ăn mít bị đầy bụng phải làm sao?

IV. Lưu ý khi ăn sầu riêng để tránh đầy bụng

Ăn sầu riêng có đầy bụng không phụ thuộc chủ yếu vào cách bạn ăn loại trái cây này. Khi bạn ăn đúng cách theo hướng dẫn dưới đây thì có thể chủ động phòng tránh được tình trạng ăn sầu riêng bị đầy bụng:

  • Ăn sầu riêng với lượng vừa phải, tối đa 2 múi sầu riêng/ngày.
  • Không nên ăn sầu riêng vào khoảng thời gian ngay trước giờ đi ngủ.
  • Không nên ăn sầu riêng kết hợp với uống rượu vì cả hai đều có tính nóng nên dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu hóa.
  • Không nên ăn sầu riêng ngay sau khi thịt bò, lợn, gà, cừu vì có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, dẫn đến tình trạng quá tải mạch máu.
  • Tránh dùng chung sầu riêng với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, sả, tỏi… 
  • Không nên ăn sầu riêng lúc đói, nên săn sau khi ăn cơm một hoặc hai giờ.
  • Người bị bệnh huyết áp, suy thận, tiểu đường, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn sầu riêng.
  • Người có đường tiêu hóa kém không nên ăn sầu riêng vì sẽ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Phụ nữ mang thai cần kiểm soát lượng sầu riêng ăn vào

Phụ nữ mang thai cần kiểm soát lượng sầu riêng ăn vào

V. Dạ dày khỏe mạnh, ăn uống thoải mái cùng Yumangel

Những bữa ăn ngon đôi khi đi kèm với cảm giác đầy hơi, khó tiêu. Đừng để tình trạng này làm gián đoạn niềm vui ẩm thực của bạn!

Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y, là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit, giảm nhanh triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Với công thức Aluminum Phosphate dạng sữa, Yumangel giúp tạo lớp màng bao phủ, làm dịu dạ dày mà không gây táo bón hay ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Công thức Aluminum Phosphate dạng sữa làm dịu dạ dày mà không gây táo bón

Công thức Aluminum Phosphate dạng sữa làm dịu dạ dày mà không gây táo bón

Sầu riêng là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu không ăn đúng cách có thể gây đầy bụng, khó tiêu và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy trước khi ăn loại quả này bạn nên nắm được cách ăn đúng để tránh ăn sầu riêng bị đầy bụng và gây hại cho sức khỏe.

*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho ý kiến chuyên môn từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *