Để đối phó với việc ăn hải sản bị đầy bụng, nhiều người đã chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Yumangel nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề ăn hải sản bị đầy hơi, đầy bụng nhé.
Mục lục
I. Nguyên nhân ăn hải sản bị đầy bụng
Theo các nghiên cứu khoa học, hải sản chứa thành phần đạm và protein cao gấp nhiều lần so với trứng và các loại thịt. Vì vậy, nếu cùng một lúc bạn ăn quá nhiều hải sản hoặc ăn không đúng cách có thể gặp phải tình trạng đầy bụng khó tiêu. Đây chính là nguyên nhân chính tại sao ăn hải sản bị đầy bụng.
Có rất nhiều loại hải sản khác nhau, nhưng điểm chung của chúng là chứa một loại vi khuẩn được gọi là vibrio para haemolyticus. Vi khuẩn này là một trong những loại vi khuẩn gây hại đối với con người. Khi để lâu trên bờ, vibrio para haemolyticus có thể gây ra vấn đề về hệ tiêu hóa và dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.
Điều này đặc biệt đúng đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Thậm chí nếu hải sản được bảo quản đông lạnh quá lâu, vibrio para haemolyticus có thể sản sinh ra histamin, gây ra ngộ độc. Vì vậy, để tránh nguy cơ này, cần đảm bảo rằng hải sản được bảo quản đúng cách và ăn nó trong thời gian ngắn sau khi mua về.
Ngoài có thể còn có một số nguyên nhân khác gây tình trạng đầy bụng khi ăn hải sản như:
- Hải sản có thể chứa nhiều histamine (một chất gây dị ứng). Nếu bạn bị dị ứng với hải sản, bạn có thể bị đầy bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy sau khi ăn hải sản.
- Hải sản có thể bị nhiễm khuẩn. Hải sản sống trong môi trường nước, có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ, bạn có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột, gây đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Do chứa thành phần đạm và protein cao nên ăn hải sản bị đầy bụng
II. Cách xử lý đầy bụng khi ăn hải sản
Ăn hải sản bị đầy hơi, chướng bụng tuy không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu, phiền phức và bất tiện. Để cải thiện tình trạng, bạn có thể sử dụng một số cách chữa đầy bụng khi ăn hải sản dưới đây:
1. Dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm đầy bụng khi ăn hải sản
Yumangel là thuốc dạ dày dạng hỗn dịch (sữa), giúp bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của acid, đồng thời trung hòa lượng acid dư thừa, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như:
- Đầy bụng, chướng hơi sau khi ăn hải sản hoặc thực phẩm khó tiêu.
- Trào ngược dạ dày do ăn nhiều đạm, uống bia rượu.
- Đau rát vùng thượng vị, ợ nóng do tăng tiết acid dạ dày.
Vì sao nên chọn Yumangel?
- Dạng hỗn dịch dễ uống, tác động nhanh, hiệu quả kéo dài.
- Không gây táo bón hoặc tiêu chảy như một số thuốc trung hòa acid khác.
Dạng hỗn dịch dễ uống, tác động nhanh, hiệu quả kéo dài
2. Ăn uống các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, giảm chướng bụng
- Trà gừng: Chống viêm, giảm đầy bụng. Ép nước gừng, pha với nước ấm và uống.
- Nghệ: Kháng viêm, bảo vệ đường ruột. Dùng nghệ tươi, bột nghệ hoặc trà nghệ.
- Trà bạc hà: Thư giãn hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng. Đun lá bạc hà tươi trong 5 phút.
- Chuối: Giàu kali, hỗ trợ tiêu hóa. Chọn đúng loại chuối phù hợp cho dạ dày.
- Sữa chua: Cung cấp probiotics, tăng cường lợi khuẩn, giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Nước chanh: Giàu axit xitric và vitamin C, kháng khuẩn, giảm chướng bụng.
- Mật ong: Tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường miễn dịch. Pha ½ thìa mật ong với nước ấm và uống.
Trà bạc hà giúp thư giãn hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng
3. Kết hợp massage và vận động
Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn có thể kết hợp thêm các biện pháp sau để hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy bụng hiệu quả:
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột và giảm đầy bụng. Bạn có thể đi bộ, bơi lội hoặc tập yoga.
- Massage bụng nhẹ nhàng: Khi ăn nhiều hải sản bị đầy bụng, bạn có thể dùng tay massage bụng một cách nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, tập trung ở phần thượng vị và hạ vị.
- Nôn hết thức ăn ra ngoài: Hãy cố gắng nôn hết thức ăn vừa ăn ra ngoài nếu có thể. Sau đó bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước vừa mất do nôn.
Lưu ý: Trường hợp đã áp dụng các cách chữa đầy bụng khi ăn hải sản ở trên nhưng tình trạng không thuyên giảm, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị, đặc biệt là bà bầu.
Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột và giảm đầy bụng
III. Cách ăn hải sản để tránh bị đầy bụng
Chướng bụng khi ăn hải sản xảy ra khi bạn ăn quá nhiều, ăn không đúng cách hoặc ăn phải hải sản để đông lạnh quá lâu. Do đó, để tránh bị đầy bụng khi ăn hải sản, bạn nên chú ý:
- Hải sản bổ dưỡng nhưng cần ăn với lượng phù hợp, tránh ăn quá nhiều.
- Lượng hải sản 1 người trưởng thành nên ăn là khoảng 227 – 340g/tuần (1).
- Không nên ăn hải sản tái, sống.
- Không ăn hải sản để đông lạnh lâu ngày, không còn tươi hoặc đã chết.
- Chọn hải sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
Ăn hải sản bị đầy bụng là vấn đề không khó khắc phục và phòng ngừa. Bạn hoàn toàn có thể ăn hải sản mà không lo bị đầy bụng, khó tiêu bằng cách ăn với lượng vừa phải và ăn hải sản đúng cách. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giảm đầy bụng sau khi ăn hải sản hiệu quả.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: