Bên cạnh các dấu hiệu thường gặp và đặc trưng như đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu hay buồn nôn, một số người bị viêm loét dạ dày còn gặp phải tình trạng sốt. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc viêm loét dạ dày có bị sốt không thì câu trả lời là có. Viêm loét dạ dày kèm theo sốt thường là dấu hiệu cảnh bảo hệ tiêu hóa đã bị nhiễm khuẩn, dạ dày đang bị kích ứng nghiêm trọng hoặc mức độ viêm nặng cần điều trị y tế ngay.
Mục lục
I. Bệnh viêm loét dạ dày và dấu hiệu thường gặp
Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương lớp mô của dạ dày. Thuật ngữ “viêm loét dạ dày” dùng để chỉ bệnh xảy ra ở dạ dày hoặc phần đầu tiên của ruột non dẫn ra khỏi dạ dày, được gọi là tá tràng. Hầu hết các vết loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP/H. pylori) chiếm khoảng 60%. Thuốc chống viêm (NSAIDS) được cho là gây ra khoảng 2/5 số ca loét dạ dày.
Một số vết loét dạ dày không có bất kỳ dấu hiệu nào. Nếu có, các dấu hiệu viêm loét dạ dày có thể bao gồm:
- Đau bụng thượng vị.
- Ợ hơi, ợ nóng.
- Chứng khó tiêu.
- Chướng bụng.
- Buồn nôn.
- Ăn mất ngon.
- Nôn mửa.
- Giảm cân.
- Có máu tươi trong chất nôn hoặc phân.
- Các triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt
- Sốc do mất máu – một trường hợp cấp cứu y tế.
II. Viêm loét dạ dày có bị sốt không?
Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh phải đối mặt với nhiều dấu hiệu khác nhau. Trong đó dấu hiệu viêm loét dạ dày thường gặp là đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, chướng bụng. Một số trường hợp, viêm loét dạ dày nặng có thể gây sốt, mức độ sốt có thể nhẹ hoặc cao tùy tình trạng bệnh.
Viêm loét dạ dày gây sốt là dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang bị kích ứng nghiêm trọng hoặc mức độ viêm nặng. Tình trạng sốt khi bị viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở cả giai đoạn viêm loét dạ dày cấp tính hoặc mạn tính.
Thông thường viêm loét dạ dày kèm sốt thường do hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn. Đây là triệu chứng nguy hiểm và nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay.
III. Nguyên nhân và biểu hiện của viêm loét dạ dày kèm sốt
Dưới đây là thông tin chi tiết về biểu hiện và nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày gây sốt:
1. Nguyên nhân viêm loét dạ dày gây sốt
Thông thường, tình trạng sốt ở bệnh nhân viêm loét dạ dày chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và trong đó, tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là vi khuẩn HP.
Theo đó, với các trường hợp sốt cao có thể là dấu hiệu cảnh báo về mức độ biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày. Bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị viêm loét dạ dày đúng cách.
2. Biểu hiện viêm loét dạ dày gây sốt
Các chuyên gia sức khỏe, sốt là một biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân.
- Trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày bị sốt cao: Người bệnh sẽ có các biểu hiện như toát mồ hôi, đau cơ bắp, mất nước, run chân tay, nhức đầu, chán ăn,…
- Đặc biệt, trường hợp sốt cao 39,4 độ C đến 41,1 độ C: Có thể gây ra hiện tượng ảo giác, lú lẫn và thậm chí là xuất hiện cơn co giật.
IV. Viêm loét dạ dày gây sốt có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của tình trạng viêm loét dạ dày kèm sốt phụ thuộc vào mức độ sốt nhẹ hay cao. Cụ thể:
1. Viêm loét dạ dày gây sốt nhẹ
Những người bị viêm loét dạ dày kèm sốt nhẹ không cần quá lo lắng. Vì sốt nhẹ chỉ là phản ứng rất bình thường của cơ thể trước tình trạng xuất hiện viêm nhiễm ở dạ dày.
Với trường hợp này, người bệnh chỉ cần hạ sốt bằng cách chườm hoặc lau người bằng nước gừng ấm, uống nhiều nước và bù điện giải để hạ sốt.
2. Viêm loét dạ dày gây sốt cao
Với trường hợp viêm loét dạ dày gây sốt cao kèm theo các triệu chứng khác như đau quặn bụng từng cơn hoặc dữ dội, nôn ra máu thì cần đến gặp bác sĩ điều trị ngay. Khi sốt cao bệnh nhân có thể kèm theo mệt mỏi, đau nhức, thậm chí là co giật.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết hệ tiêu hóa, thủng dạ dày rất nguy hiểm và đe dọa tính mạng:
- Chảy máu do vết loét: Chảy máu do loét là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh loét và đặc biệt nguy hiểm ở người già hoặc những người có nhiều bệnh lý. Biến chứng này phổ biến hơn ở những người được điều trị bằng thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin, aspirin hoặc clopidogrel (Plavix) và những người này cũng nên cân nhắc sử dụng thuốc chống loét thường xuyên để ngăn ngừa biến chứng này.
- Thủng dạ dày: Vết loét có thể xuyên qua thành dạ dày, gây ra một lỗ thủng, khiến thức ăn và axit rò rỉ vào khoang bụng. Biến chứng này cần được cấp cứu y tế ngay và điều trị thường đòi hỏi phải phẫu thuật ngay lập tức.
Đây đều là các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, cần tới ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường để được bác sĩ điều trị kịp thời.
V. Nên làm gì khi bị viêm loét dạ dày kèm sốt?
Với các trường hợp viêm loét dạ dày gây sốt cao, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Nếu cơn đau dạ dày xuất hiện dữ dội kèm sốt cao, nôn mửa liên tục, nôn ra máu, khó thở, ngất xỉu,…thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay. Các dấu hiện trên rất có thể bệnh nhân đang bị biến chứng xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng.
Ngược lại, với những trường hợp chỉ sốt nhẹ khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh có thể tiến hành điều trị tại nhà theo nguyên tắc hạ sốt và điều trị viêm loét dạ dày. Cụ thể như sau:
1. Thực hiện hạ sốt tạm thời tại nhà
Để xử lý tạm thời tình trạng sốt do viêm loét dạ dày, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:
– Chườm ấm: Lấy một chiếc khăn sạch và mềm sau đó thấm nước ấm rồi vắt khô. Đắp lên các vị trí như trán, nách và bẹn giúp cơ thể giải nhiệt. Thay khăn khi hết ấm để mau chóng hạ sốt. Lưu ý không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tránh trường hợp bị sốc nhiệt.
– Xông hơi: Ngoài cách thực hiện chườm mát, thì bạn có thể thực hiện phương pháp xông hơi. Khi xông hơi, nước ấm sẽ thấm vào da, giúp da tiết ra mồ hôi, tản nhiệt và hạ sốt từ từ. Người bệnh có thể thêm một số tinh dầu, thảo dược vào nước xông để tăng hiệu quả.
– Uống nhiều nước: Sốt khiến cơ thể bị mất nước nên người bị viêm loét dạ dày kèm sốt cần chú ý bổ sung thêm nước và bù đủ điện giải. Người bệnh có thể uống thêm nước canh, nước lọc, nước ép hoa quả rau củ các loại,…
– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt cũng hỗ trợ hạ sốt do viêm loét dạ dày.
– Dùng thuốc giảm đau dạ dày: Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược dĩ, không nên tự ý mua thuốc hoặc tăng liều lượng khi chưa có sự chỉ định.
– Dùng thuốc hạ sốt: Trường hợp bệnh nhân bị sốt cao trên 38,5 độ C, có thể dùng đến thuốc hạ sốt nếu cần.
2. Thăm khám và điều trị với bác sĩ ngay
Trên đây là một số cách giảm sốt tạm thời, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được điều trị tận gốc viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nếu đã áp dụng các cách hạ sốt ở trên nhưng không thuyên giảm hoặc sốt cao hơn kèm nôn mửa liên tục, nôn ra máu, khó thở hoặc ngất xỉu, cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Để điều trị viêm loét dạ dày kèm sốt, trước tiên bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân cũng như mức độ bệnh. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
– Thuốc
Bác sĩ có thể kê toa kết hợp: thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn H. pylori nếu có; thuốc làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra, được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc kháng sinh cần đảm bảo đúng chỉ định nhằm tránh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, bệnh tái đi tái lại.
– Phẫu thuật
Bác sĩ chỉ chỉ định phẫu thuật khi bệnh nhân bị chảy máu nặng hoặc thủng (lỗ) ở dạ dày hoặc ruột non.
Ngoài ra, để giúp kiểm soát các triệu chứng, bệnh nhân cũng có thể:
- Bỏ thuốc lá, vì hút thuốc làm giảm khả năng phòng vệ tự nhiên của dạ dày và làm suy yếu quá trình chữa lành.
- Giảm lượng rượu bia.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng, nên ăn đồ dễ tiêu hóa.
- Ăn nhiều bữa nhỏ hơn bình thường, để tránh gây áp lực lên dạ dày và nhằm hạn chế acid gây tổn thương niêm mạc
- Không ăn muộn hơn 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh các thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn, chẳng hạn như thực phẩm béo, cà chua, thực phẩm cay, cà phê hoặc socola.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
- Hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày (ít nhất 30 phút/ngày) để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
- Kiểm soát stress, tránh căng thẳng và ngủ nghỉ điều độ.
Kết luận
Tóm lại, viêm loét dạ dày có bị sốt không, câu trả lời là có khi hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, triệu chứng sốt có thể xuất hiện ở bệnh nhân viêm loét dạ dày. Tốt nhất khi bị viêm loét dạ dày kèm sốt, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.
Tài liệu tham khảo:
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/stomach-ulcer#treatment-for-a-stomach-ulcer
https://www.healthdirect.gov.au/stomach-ulcers
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-viem-loet-da-day-gay-sot-co-nguy-hiem-khong.html
https://benhvienthucuc.vn/viem-loet-da-day-gay-sot-tuyet-doi-khong-the-chu-quan/#3-Dieu-tri-benh-viem-da-day-kem-sot-dung-cach
https://benhvienthucuc.vn/viem-loet-da-day-gay-sot-va-nhung-dieu-can-biet/#:~:text=Vi%C3%AAm%20lo%C3%A9t%20d%E1%BA%A1%20d%C3%A0y%20g%C3%A2y%20s%E1%BB%91t%20l%C3%A0%20d%E1%BA%A5u%20hi%E1%BB%87u%20c%E1%BA%A3nh,vi%C3%AAm%20d%E1%BA%A1%20d%C3%A0y%20c%E1%BA%A5p%20t%C3%ADnh.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...