Viêm dạ dày có gây khó thở không? Câu trả lời là có nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính. Nguyên nhân chính khiến bệnh nhân viêm dạ dày bị khó thở là do thức ăn tồn đọng trong dạ dày làm tăng áp lực khí dẫn đến trào ngược. Viêm dạ dày khó thở là tình trạng bệnh nghiêm trọng cần thăm khám và điều trị y tế ngay để tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Mục lục
I. Bệnh viêm dạ dày và triệu chứng thường gặp
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày trở nên đỏ và sưng tấy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lớp niêm mạc dạ dày sản sinh ra axit và các chất khác giúp phân hủy các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Lớp niêm mạc dạ dày cũng tạo ra chất nhầy để bảo vệ dạ dày khỏi axit mà nó tạo ra.
Trong quá trình viêm dạ dày, lớp niêm mạc này bị suy yếu và không thể bảo vệ dạ dày khỏi axit mà nó tạo ra. Điều này làm tổn thương các tế bào dạ dày và có thể dẫn đến loét và chảy máu.
Viêm dạ dày là một tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân như nhiễm ký sinh trùng, virus hoặc vi khuẩn, bao gồm H. pylori; sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, steroid hoặc kali; uống rượu quá ức, thiếu vitamin B12…
Đối với hầu hết mọi người, viêm dạ dày có thể không nghiêm trọng và sẽ cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị. Tuy nhiên, viêm dạ dày không được điều trị có thể kéo dài trong nhiều năm.
Một người bị viêm dạ dày có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi các triệu chứng xảy ra, chúng thường bao gồm:
- Đau bụng: Cơn đau có thể được mô tả như gặm nhấm, sắc bén như dao đâm hoặc bỏng rát.
- Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm: đầy hơi, buồn nôn và cảm giác đầy bụng ở vùng bụng trên, ợ hơi, cảm giác no ở vùng bụng trên sau bữa ăn. Khi nôn mửa, biểu hiện của nó có thể trong, màu vàng hoặc xanh lục và có thể có vệt máu hoặc hoàn toàn có máu.
- Trường hợp viêm dạ dày nghiêm trọng có thể dẫn đến: thiếu máu, có thể gây xanh xao, nhịp tim đập nhanh, chóng mặt và khó thở, đau ngực, đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi tiêu có máu hoặc có mùi hôi…
Viêm dạ dày có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm dạ dày cấp tính khởi phát nhanh chóng và kéo dài trong thời gian ngắn. Ngược lại, viêm dạ dày mãn tính có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm nếu tình trạng này tiếp tục mà không điều trị.
II. Viêm dạ dày có gây khó thở không?
Về thắc mắc viêm loét dạ dày gây khó thở, các chuyên gia cho biết, bệnh nhân viêm dạ dày có thể gặp phải triệu chứng khó thở khi bệnh chuyển biến nặng sang giai đoạn mãn tính.
Ngoài khó thở, người bệnh còn gặp một số triệu chứng viêm loét dạ dày khác như: nghẹn khi nuốt, đau ngực, chóng mặt, thiếu máu, có thể gây xanh xao, nhịp tim đập nhanh, đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi tiêu có máu hoặc có mùi hôi…
Triệu chứng khó thở có thể trầm trọng hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày thường xuyên uống rượu bia, thừa cân béo phì, ít vận động, căng thẳng kéo dài, rối loạn nội tiết và ăn nhiều đồ ăn nhanh khó tiêu.
Với những người bị viêm dạ dày hoặc mắc kèm các bệnh lý hô hấp khác như viêm phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn, triệu chứng viêm dạ dày khó thở có thể kích thích và làm bùng phát các triệu chứng của bệnh lý hô hấp.
III. Tại sao viêm dạ dày gây khó thở?
Nguyên nhân chính khiến bệnh nhân viêm dạ dày bị khó thở là do thức ăn tồn đọng trong dạ dày làm tăng áp lực khí dẫn đến trào ngược. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: đường hô hấp của người bệnh hẹp, nhu mô phổi bị tổn thương và một số nguyên nhân thần kinh.
1. Do thức ăn tồn đọng trong dạ dày
Nguyên nhân viêm dạ dày gây khó thở là do lượng thức ăn vào dạ dày không được tiêu hóa hoàn toàn mà tồn lại một phần. Sau một khoảng thời gian sẽ lên men, tạo khí trào ngược lên thực quản, tăng áp lực lên khí quản và gây khó thở cho người bệnh.
2. Đường hô hấp của người bệnh hẹp
Đường hô hấp của bệnh nhân bị viêm dạ dày vốn đã rất hẹp do bị hẹp phế quản, vướng dị vật trong phế quản hoặc do hen phế quản, phế nang bị giãn. Trường hợp này thường khiến bệnh nhân cảm thấy tức ngực, thở ra tiếng rít ồn.
3. Do tổn thương nhu mô phổi
Với nguyên nhân này, người bệnh thường bị khó thở kèm theo triệu chứng tăng tần số thở. Triệu chứng khó thở thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, ngược lại sẽ tăng mạnh gắng sức. Bệnh nhân thường có những bệnh khác trong người như: viêm phổi cấp, phế quản, lao phổi…
4. Do nguyên nhân thần kinh
Đôi khi, người bị viêm dạ dày cũng bị khó thở còn xuất phát từ nguyên nhân thần kinh:
- Do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý: Hồi hộp, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi.
- Người bị rối loạn thần kinh chức năng nên thường khó điều phối hơi thở.
- Người bị bệnh bại liệt, bệnh nhược cơ càng về sau càng tác động nặng hơn.
5. Nguyên nhân khác
Đôi lúc tình trạng khó thở ở bệnh nhân viêm dạ dày cũng xuất phát từ một vài nguyên nhân khác như:
- Người mắc bệnh tim.
- Thiếu máu.
- Do các bệnh mạn tính gây tăng ure trong máu, đường máu.
- Người thường xuyên uống bia rượu.
- Người ít vận động.
- Người thừa cân béo phì.
- Người thường xuyên ăn nhiều thực phẩm nêm nếm nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn, dẫn đến trào ngược dạ dày.
- Thường xuyên ngủ không đủ giấc, thức khuya.
- Người đã có tiền sử mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp
- Do căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
III. Viêm dạ dày khó thở có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày gây khó thở thường hiếm khi xuất hiện. Nhưng nếu xuất hiện thì tức là khi tình trạng viêm ở giai đoạn nặng. Nếu viêm dạ dày khó thở nghiêm trọng không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
1. Tổn thương họng và thanh quản
Vì thường xuyên phát tiếp xúc với axit dạ dày nên họng và thanh quản dễ bị tổn thương. Bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn ho kéo dài, khàn tiếng mạn tính hay thay đổi thanh âm giọng nói.
2. Viêm loét thực quản và khí quản
Biến chứng viêm loét thực quản và khí quản xảy ra nếu bị vi khuẩn có hại trong dịch vị dạ dày tấn công khi trào ngược.
Vi khuẩn có thể tích tụ tại các vết thương tổn tạo thành ổ viêm, loét. Đặc biệt, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ mắc u bướu thực quản. Đó có thể u lành tính hay u ác tính (ung thư thực quản).
3. Ung thư thực quản – dạ dày
Theo thống kê từ các chuyên gia y tế, trong 5 người bị trào ngược thực quản kèm đau dạ dày thì có 1 người mắc ung thư thực quản – dạ dày. Điều này rất đáng báo động với người bị viêm dạ dày, đau dạ dày kèm khó thở.
IV. Bị viêm loét dạ dày khó thở nên làm gì? Điều trị thế nào?
Khi gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày gây khó thở, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh của từng bệnh nhân, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, quản lý căng thẳng, bệnh nhân viêm dạ dày khó thở sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị phù hợp – hiệu quả. Cụ thể:
1. Thuốc kháng sinh diệt H. pylori
Đối với H. pylori trong đường tiêu hóa, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi trùng. Đảm bảo uống đủ liều kháng sinh theo toa, thường trong 7 đến 14 ngày.
Bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc để ngăn chặn việc sản xuất axit. Sau khi được điều trị, chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ kiểm tra lại H. pylori để chắc chắn rằng nó đã bị tiêu diệt.
Thuốc kháng sinh được sử dụng khi bệnh nhân bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Thuốc thường dùng là Amoxicillin, Clarithromycin, Levofloxacin…
2. Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và thúc đẩy quá trình chữa bệnh.
Nhóm thuốc này thường được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp giảm axit. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của các bộ phận tế bào tạo ra axit. Loại thuốc PPI thường dùng là Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole.
Tuy nhiên, sử dụng lâu dài thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt ở liều cao, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung canxi có thể làm giảm nguy cơ này hay không.
3. Thuốc làm giảm sản xuất axit
Thuốc chẹn axit, còn được gọi là thuốc chẹn histamine (H2) có tác dụng làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày và đường tiêu hóa cho phép niêm mạc dạ dày lành lại.
Loại thuốc H2 thường dùng trong điều trị bệnh dạ dày có thể kể đến như cimetidin, ranitidin, famotidine…
4. Thuốc trung hòa axit dạ dày
Bác sĩ có kê đơn thuốc kháng axit trong phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày khó thở. Thuốc kháng axit trung hòa axit dạ dày có thể giúp giảm đau nhanh chóng.
Những thuốc này giúp giảm triệu chứng ngay lập tức nhưng thường không được sử dụng như phương pháp điều trị chính. Tác dụng phụ của thuốc kháng axit có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào thành phần chính. Thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn axit có hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn.
5. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nhóm thuốc Antacid chứa hoạt chất Aluminium phosphate hoặc Dimethicone có tác dụng tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống loét và ngăn ngừa xuất huyết.
Nhóm thuốc này cũng được sử dụng để làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm dạ dày như: đau thượng vị, buồn nôn, ói mửa, ợ chua hay ợ hơi,…
6. Nhóm thuốc chống co thắt dạ dày
Một số thuốc chống co thắt dạ dày như Alverin, Drotaverin có khả năng cải thiện những cơn co thắt dạ dày – đại tràng. Người bệnh nên hạn chế tối đa dùng thuốc giảm đau chống viêm chứa steroid, vì nhóm thuốc này càng làm vết loét nặng hơn và tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
Đa phần bệnh nhân viêm dạ dày khó thở đều đáp ứng và có tiến triển tốt sau khi điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không đúng, không đều đặn hoặc quá liều có thể làm giảm hoặc phản tác dụng của thuốc. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ về loại thuốc, tần suất, liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị viêm dạ dày khó thở bằng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề khác trong chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày:
- Tránh các loại thực phẩm cay nóng, chua hoặc chiên và loại bỏ các thực phẩm gây kích ứng khỏi chế độ ăn uống chẳng hạn như lactose từ sữa hoặc gluten từ lúa mì.
- Ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn.
- Tránh hoặc cắt giảm rượu và bỏ hút thuốc .
- Quản lý căng thẳng.
V. Cách chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày khó thở
Với bệnh nhân viêm dạ dày khó thở, do tình trạng bệnh đã ở mức độ nặng và mãn tính nên nếu không có biện pháp chăm sóc phù hợp, tình trạng sức khỏe sẽ rất nhanh chóng bị sụt giảm. Vì vậy, người chăm sóc bệnh nhân cần chú ý những điều dưới đây:
1. Về ăn uống
– Uống nhiều nước để trung hòa dịch vị, giảm đau vùng thượng vị và cảm giác buồn nôn.
– Nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 4-5 bữa thay vì chỉ ăn no trong 3 bữa chính. Mỗi bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 giờ để dạ dày tiêu hóa hết thức ăn.
– Tuyệt đối không để bụng quá đói nhưng cũng không nên ăn quá no để tránh dạ dày phải tăng tiết dịch nhiều và phải co bóp quá mức.
– Ưu tiên chế biến thức ăn dưới dạng luộc, hấp, nấu canh, súp, cháo để giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa.
– Nên nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho dạ dày cũng như dễ tiêu hóa như: khoai lang, quả bơ, cá hồi, trứng, rau xanh,…
– Tránh tiêu thụ đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ.
– Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê…
– Tăng cường bổ sung gừng, bạc hà vào bữa ăn hàng ngày để ngăn chặn các triệu chứng: buồn nôn, ợ hơi, ợ chua…
2. Về sinh hoạt
– Chú ý dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng mệt mỏi khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
– Người bệnh không nên nằm hoặc vận động quá mạnh ngay sau khi ăn no.
– Giảm thiểu khối lượng công việc tránh căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn ở trạng thái thỏa mái nhất.
– Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp tăng nhu động ruột, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa dạ dày, ngăn thức ăn tồn đọng trong dạ dày gây khó thở.
– Xây dựng chế độ ăn kiêng và duy trì cân nặng phù hợp hơn nếu bị thừa cân, béo phì.
Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm dạ dày có thể tham khảo và sử dụng Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.
Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Sản phẩm Yumangel có hàm lượng natri thấp nên phù hợp cho những người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, người có chế độ ăn nhạt.
Tóm lại, viêm dạ dày có gây khó thở không, câu trả lời là có nếu bệnh tiến triển nặng sang giai đoạn viêm loét dạ dày mãn tính. Khi gặp phải triệu chứng khó thở do bệnh viêm dạ dày, tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh đồng thời tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả – phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ hoặc mua thuốc theo đơn của người khác, điều nảy có thể khiến bệnh trở nặng gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/diagnosis-treatment/drc-20355813
https://www.medicinenet.com/what_does_gastritis_feel_like/article.htm
https://www.medicalnewstoday.com/articles/emphysematous-gastritis#symptoms
https://nhatnamyvien.org/kien-thuc/viem-da-day-co-gay-kho-tho-khong
https://tapchidongy.net/viem-da-day-co-gay-kho-tho-khong-30258.html
https://binhvi.com/viem-da-day-co-gay-kho-tho-khong.html
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...