Ợ nóng là 1 trong các triệu chứng rất điển hình của các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Ợ nóng thường mang theo cảm giác khó chịu ở họng, ngực, dạ dày, khiến người bị ợ nóng cảm thấy khó chịu và mất tập trung trong cuộc sống.
Mục lục
I. Ợ nóng là gì?
Khi axit dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra tình trạng nóng rát ở họng, ngực gọi là ợ nóng (tiếng Anh gọi là heartburn).
Ợ nóng rát cổ họng sẽ xuất phát từ cơ trơn của thực quản, sau đó lan rộng ra vùng cổ họng rồi mới đến mang tai.
Khi bệnh nhân nằm hoặc uốn cong cơ thể, tình trạng bị ợ nóng ở cổ sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, người bị ợ nóng đầy hơi còn có thể cảm thấy đắng miệng, chua miệng.
Ban đầu, ợ nóng, ợ nóng khó tiêu, ợ nóng khó thở, ợ nóng buồn nôn, ợ nóng nôn ra máu… không phải các thuật ngữ chỉ 1 bệnh lý nào đó. Nó là thuật ngữ chỉ triệu chứng thể hiện sự bất thường của cơ quan tiêu hóa.
II. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ợ nóng
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nóng cổ ợ nóng là do thói quen sinh hoạt, do bệnh lý và do mang thai.
1. Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
Những thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh gây ra tình trạng ợ nóng gồm:
- Ăn quá no hoặc ăn các thực phẩm khó tiêu: Việc này khiến cho thức ăn ứ đọng trong dạ dày lâu, gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Từ đó, thức ăn và dịch tiêu hóa bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản gây ra ợ nóng.
- Sử dụng thực phẩm gây ợ nóng: Thức ăn/thực phẩm/gia vị cay nóng, đồ uống có gas và cồn, trà đặc, trà bạc hà … khiến dạ dày bị kích thích tăng tiết axit. Hậu quả là làm rối loạn nhu động dạ dày, đẩy ngược axit dư thừa lên thực quản, gây chứng ợ nóng và khó tiêu.
- Tập thể dục quá sức: Thực hiện trồng chuối, gập bụng, đẩy tạ quá sức tạo áp lực lên vùng bụng hoặc ngực. Từ đó làm tăng lực ép lên dạ dày, làm axit bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây ợ nóng.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống viêm thuộc nhóm NSAID có thể làm mỏng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Điều này tạo điều kiện cho axit tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, gây kích thích hệ thần kinh chi phối nhu động co bóp của dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc thực quản, gây triệu chứng ho, ợ nóng.
Nếu bạn bị ợ nóng do thói quen sinh hoạt, ăn uống thì tình trạng chỉ kéo dài vài ngày. Sau đó, các triệu chứng sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng ợ nóng kéo dài quá lâu và ngày một tăng, có thể bạn đang gặp các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa.
2. Do bệnh lý
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 90% các trường hợp bị ợ nóng xuất phát từ các bệnh lý về dạ dày và một số bệnh lý khác. Dưới đây là các bệnh lý thường xuyên gây ra hiện tượng ợ nóng:
- Viêm loét dạ dày: Bệnh lý này làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày, gây tăng tiết axit dịch vị và dẫn đến trào ngược với triệu chứng ợ nóng, trào ngược, buồn nôn, khó tiêu.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó có ợ nóng.
- Ung thư dạ dày: Không chỉ gây ợ nóng, ung thư dạ dày còn khiến bệnh nhân đau đớn, buồn nôn và nôn, ợ chua, đắng miệng…
- Sỏi mật: Bệnh sỏi mật khiến dịch mật tiết ra không đủ nhu cầu cơ thể, khiến lượng dầu mỡ ăn vào không được tiêu hóa hết. Hậu quả là gây kích thích niêm mạc đường ruột dẫn đến buồn nôn, nôn ói, ợ nóng và trào ngược.
- Đau tim: Khi bị đau tim, các xung động thần kinh trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích. Đồng thời gây rối loạn co bóp dạ dày, đẩy ngược axit dịch vị lên thực quản, gây ợ nóng.
- Bệnh mạch vành: Bên cạnh các triệu chứng điển hình là cơn đau thắt ngực, khó thở, người bị bệnh mạch vành còn bị tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, chán ăn, mệt mỏi, ợ nóng, đau hàm, buồn nôn, đau lưng…
- Thoát vị khe hoành (hiatal hernia): Bệnh lý này xảy ra khi dạ dày hoặc các cơ quan khác thoát vị vào trung thất qua lỗ thực quản của cơ hoành. Không chỉ gây ợ nóng, người bệnh còn gặp triệu chứng nóng rát sau xương ức, đau bụng hoặc đau ngực, trào dịch lên miệng, khó nuốt, buồn nôn, khó thở…
Ợ nóng do bệnh lý dạ dày thường đi kèm với một số triệu chứng khác như ợ chua, trào ngược, buồn nôn, đau thượng vị. Lúc này, bạn có thể giảm nhanh sự khó chịu do các triệu chứng gây ra bằng cách uống Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Sản phẩm có tác dụng trung hòa acid dịch vị, bao phủ niêm mạc dạ dày nên giúp giảm đau dạ dày và điều trị các triệu chứng nêu trên chỉ sau 5-10 phút, trả lại cho bạn chiếc dạ dày êm ái để tiếp tục với công việc, sinh hoạt.
3. Do mang thai
Ợ nóng cổ họng khi mang thai rất phổ biến. Thậm chí, theo thống kê có tới 80% phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai. Trong đó 1/3 bà bầu bị ợ nóng cổ trong 3 tháng đầu và 2/3 bà bầu 3 tháng cuối bị ợ nóng.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ợ nóng ở phụ nữ mang thai là do:
- Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, hormone progesterone tăng cao khiến cho cơ thắt thực quản dưới bị giảm trương lực, và làm chậm quá trình co bóp, tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Lúc này, thức ăn trong dạ dày sẽ bị ứ đọng, cùng với lượng khí được sinh ra sẽ đẩy cơ thắt thực quản dưới mở ra gây ợ hơi. Ợ hơi kèm theo axit dịch vị sẽ gây ra hiện tượng ợ nóng cuối thai kỳ và ợ nóng khi mang thai tháng đầu.
- Sự lớn lên của thai nhi: Thai nhi càng lớn càng gây chèn ép lên các cơ quan tiêu hóa của mẹ bầu. Sự chèn ép này sẽ khiến dạ dày bị nâng lên cao, có thể khiến axit dịch vị bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây ra hiện tượng ợ nóng khi mang thai.
4. Yếu tố nguy cơ
Ngoài ra, một số điều kiện và yếu tố khác có thể khiến bạn dễ bị ợ nóng hơn bình thường, bao gồm:
- Thừa cân hoặc béo phì. Cân nặng dư thừa gây áp lực lên bụng, đẩy dạ dày lên và khiến axit trào ngược lên thực quản.
- Hút thuốc: Nghiên cứu cho thấy, những người bỏ hoặc giảm hút thuốc lá có khả năng giảm các triệu chứng ợ nóng cao gấp 3 lần.
- Một số loại thuốc: Ví dụ như aspirin, thuốc an thần, ibuprofen và thuốc huyết áp có thể làm tăng nguy cơ bị ợ nóng.
- Uống thuốc nhóm Bisphosphonate sai cách: Nếu đi nằm ngay sau khi uống thuốc sẽ có nguy cơ cao bị trào ngược với triệu chứng ợ nóng thường xuyên và dai dẳng.
- Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra chứng ợ nóng: Gồm hành, bạc hà, sô cô la, đồ ăn cay, thức ăn nhiều dầu mỡ, trái cây có múi họ cam quýt, cà chua, rượu, đồ uống có ga, cà phê hoặc đồ uống chứa caffein.
III. Triệu chứng và dấu hiệu của ợ nóng
Triệu chứng thường gặp của chứng ợ nóng là cảm giác đau và có lửa đốt trong lồng ngực, thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc vào buổi tối. Cơn đau tăng khi uốn cong cơ thể hoặc nằm xuống.
Cụ thể, các dấu hiệu và triệu chứng ợ nóng được mô tả như sau:
- Bị tức ngực và nấc nghẹn sau khi ăn.
- Ngay cả khi ăn miếng nhỏ, người bị ợ nóng vẫn cảm thấy bị nghẹn và khó nuốt.
- Thường xuyên có cảm giác thức ăn bị nghẹn ở thực quản hay ngang cổ
- Khi bị ợ nóng, chúng ta thường viêm họng, ho nhiều, khó thở và khó ngủ
- Người bị ợ nóng còn có thể nôn ra máu nếu như bị xuất huyết trong đường tiêu hóa.
IV. Biến chứng liên quan đến tình trạng ợ nóng
Thông thường, triệu chứng ợ nóng không phải là vấn đề đáng lo ngại. Trong nhiều trường hợp, ợ nóng xảy ra thường xuyên và cản trở sinh hoạt ăn uống hàng ngày và được chẩn đoán là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nếu không được điều trị kịp thời, chẳng hạn như:
- Ho lâu ngày.
- Viêm thanh quản.
- Viêm hoặc loét thực quản.
- Khó nuốt do thực quản hẹp.
- Barrett thực quản: tình trạng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
V. Phương pháp chẩn đoán chứng ợ nóng
Bác sĩ thường chẩn đoán chứng ợ nóng dựa trên mô tả triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Để xác định xem chứng ợ nóng có phải là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay không, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.
1. Thăm khám sàng
Bác sĩ thường chẩn đoán chứng ợ nóng dựa trên mô tả triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý. Một số câu hỏi được bác sĩ đặt ra là:
- Triệu chứng ợ nóng bắt đầu từ khi nào?
- Thời điểm chứng ợ nóng hay xuất hiện?
- Có thành viên nào trong gia đình bị ợ nóng không?
- Tình trạng ợ nóng tăng/giảm khi nào?
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Để xác định xem chứng ợ nóng có phải là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc bệnh lý dạ dày hay không, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây:
- Nội soi: Quan sát hình ảnh trong thực quản thông qua chiếc camera nhỏ gắn trên ống dẻo luồn qua miệng vào đường tiêu hóa. Hình ảnh thu được giúp bác sĩ kiểm tra thực quản có vấn đề gì hay không. Bác sĩ cũng có thể sẽ lấy mẫu mô để phân tích.
- Xét nghiệm thăm dò axit: Bác sĩ đặt máy theo dõi axit trong thực quản để xác định thời điểm và thời gian axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Kiểm tra nhu động thực quản: Một ống thông được đưa vào thực quản để đo chuyển động và áp suất trong thực quản.
- Điện tâm đồ (ECG): Để xác định nguyên nhân gây đau rát ngực có liên quan đến tim hay không.
- Chụp X-quang: Giúp bác sĩ có thể nhìn được thực quản và dạ dày.
VI. Cách khắc phục chứng ợ nóng hiệu quả
Tùy từng nguyên nhân và mức độ ợ nóng được chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Với các trường hợp ợ nóng nhẹ có thể điều trị không dùng thuốc bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Ngược lại, với tình trạng ợ nóng nặng hơn, bệnh nhân có thể cần điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
1. Điều trị không dùng thuốc
Các cách trị ợ nóng tại nhà không dùng thuốc gồm ăn uống khoa học, tránh căng thẳng tâm lý và thay đổi lối sống:
- Ăn uống khoa học: Người bị ợ nóng không nên ăn quá no, chỉ nên ăn khoảng 60% lượng thức ăn và kết hợp ăn thêm các bữa phụ để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Từ đó hạn chế trào ngược dịch dạ dày, giảm số lần xuất hiện các cơn ợ nóng. Bên cạnh đo, nên ăn ăn uống đúng giờ để tạo cho dạ dày nhịp sinh hoạt ổn định, tránh bị kích thích làm tăng tiết axit dư thừa.
- Tránh đồ uống/thực phẩm làm tăng nguy cơ ợ nóng: Ví dụ như gia vị cay nóng, đồ uống có gas và cồn, trà đặc, trà bạc hà…
- Thay đổi lối sống: Duy trì cân nặng khỏe mạnh; tránh mặc quần áo bó sát gây áp lực lên bụng và cơ vòng thực quản; tránh nằm ngay sau khi ăn, nên ngồi nghỉ ngơi 2-3 giờ; không nên ăn quá khuya; kê cao đầu giường hoặc nằm gối cao nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng khi ngủ; không uống rượu bia, hút thuốc lá để tránh làm rối loạn hoạt động của cơ vòng thực quản.
- Tránh căng thẳng tâm lý: Căng thẳng, áp lực thần tác động xấu tới hệ tiêu hóa, gián tiếp gây ợ nóng và ợ chua. Do vậy, bệnh nhân cần sắp xếp công việc hợp lý để cân bằng cuộc sống, có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn giúp tâm lý thoải mái, vui vẻ.
2. Điều trị bằng thuốc
Người bị ợ nóng uống thuốc gì? Muốn biết các loại thuốc phù hợp với tình trạng ợ nóng của mình, người bệnh cần được thăm khám để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý nào đó, việc điều trị dứt điểm các bệnh lý để chấm dứt tình trạng ợ nóng là rất quan trọng. Chẳng hạn, ợ nóng trào ngược dạ dày thì cần trị dứt chứng trào ngược dạ dày.
Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân bị ợ nóng các loại thuốc dưới đây:
- Thuốc kháng axit: Công dụng trung hòa axit dạ dày, giảm đau. Thuốc thường dùng là Antacid: magnesium hydroxide, aluminum hydroxide. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không thể chữa lành thực quản bị tổn thương do axit dạ dày.
- Thuốc chẹn H2: Tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày, giảm đau lâu hơn so với thuốc kháng axit. Một số thuốc thường dùng là Cimetidine, Famotidine…
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Làm giảm axit dạ dày và chữa lành các mô bị tổn thương trong thực quản. Thuốc thường dùng là Esomeprazole, lansoprazole, omeprazole…
Khi sử dụng các loại thuốc trên người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: áo bón hoặc tiêu chảy (thuốc kháng axit); đau đầu, tiêu chảy hoặc đau bụng (nhóm thuốc PPI)… Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
VII. Giải đáp thắc mắc về tình trạng ợ nóng
Khi bị ợ nóng, bệnh nhân có rất nhiều thắc mắc về thời điểm cần thăm khám, chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và kiêng gì để sớm cải thiện tình trạng ợ nóng cũng như địa chỉ thăm khám uy tín,
1. Chứng ợ nóng khi nào cần gặp bác sĩ?
Ợ nóng thường dẫn đến nóng rát vùng ngực kèm theo cơn đau phía sau xương ức. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau ngực có thể là triệu chứng của cơn đau tim nguy hiểm. Vì vậy, nếu bị đau hoặc tức ngực dữ dội kèm theo khó thở, cơn đau lan ra vùng hàm và cánh tay, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Người bị ợ nóng cũng nên đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng sau:
- Ợ nóng xuất hiện liên tục và thường xuyên.
- Ợ nóng không suy giảm ngay cả khi đã uống thuốc không kê đơn.
- Nuốt khó.
- Buồn nôn hoặc nôn dai dẳng.
- Chán ăn, sụt cân.
2. Ợ nóng là triệu chứng của bệnh gì?
Nếu bị ợ nóng liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm trong một thời gian dài, rất có thể bạn mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, thực quản… Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
3. Khi bị ợ nóng nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Dưới đây là các thực phẩm phù hợp trong trường hợp bị ợ nóng giúp cải thiện tình trạng hiệu quả:
- Chuối chín: Chuối chín có hàm lượng axit rất thấp, không làm ảnh hưởng đến nồng độ axit tự nhiên trong dạ dày. Đồng thời chuối còn có thể tạo ra 1 lớp màng nhầy mỏng, bảo vệ và làm dịu niêm mạc dạ dày.
- Các loại rau xanh có tính kiềm sẽ trung hòa bớt axit dịch vị: Các rau xanh có tính kiềm có thể kể đến là cải xoăn, cần tây, măng tây, súp lơ xanh… giúp cải thiện khả năng tiêu hóa của dạ dày và trung hòa axit dịch vị.
- Nha đam: Ăn chè nha đam hoặc uống nha đam xay với mật ong giúp kiểm soát chứng ợ nóng tốt vì nha đam có tính mát và nhiều nước. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều nha đam vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
- Nhai kẹo cao su: Kẹo cao su sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn. Trong khi đó, nước bọt có khả năng trung hòa axit dịch vị trong họng, thực quản, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị ợ nóng.
- Nghệ: Thành phần curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm và chống oxy hóa, từ đó làm giảm triệu chứng ợ nóng. Người bệnh có thể sử dụng bột nghệ, nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ đều được.
- Gừng: Các hợp chất gingerol và shogaol trong gừng có đặc tính chống viêm, giảm co bóp cơ và tăng cường sự lưu thông trong hệ tiêu hóa. Từ đó, làm dịu dạ dày và giảm triệu tiêu hoá, trong đó có ợ nóng.
- Táo: Táo có tính mát và khả năng làm dịu cảm giác nóng trong cơ thể. Mặt khác, loại quả này còn giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất nên giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể và giảm cảm giác ợ nóng.
- Cá hồi: Chất chống oxy hóa astaxanthin trong cá hồi theo nghiên cứu có thể giảm các triệu chứng trào ngược axit ở người bị khó tiêu, đầy hơi.
- Sữa chua: Thực phẩm này giúp bổ sung cho cơ thể các vi khuẩn có lợi, giảm thiểu các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng.
4. Người bị ợ nóng nên kiêng ăn gì?
Ngoài tăng cường các thực phẩm giúp kiểm soát chứng ợ nóng, người bệnh cần tránh thực phẩm khiến cho chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn. Các thực phẩm nên kiêng là:
- Thực phẩm có vị chua: Nhóm thực phẩm này có tính axit cao nên khi ăn sẽ gây kích ứng và tác động tiêu cực lên niêm mạc dạ dày, thực quản và tá tràng dẫn đến cảm giác nóng rát. Những thực phẩm có vị chua nên hạn chế khi bị ợ nóng là chanh, cam, quýt, xoài, cóc, giấm, dưa muối, cà muối…
- Gia vị cay nóng: Các gia vị cay như tiêu, ớt, hành, tỏi, mù tạt… chứa capsaicin – chất gây kích ứng dạ dày làm tăng tiết axit dạ dày. Hậu quả là gây cảm giác nóng rát và khó chịu ở niêm mạc dạ dày và thực quản.
- Các đồ uống có ga, cồn: Đồ uống có ga thường chứa khí carbonat có thể gây áp lực lên dạ dày và thực quản. Bia, rượu và các đồ uống có cồn khác lại gây kích ứng niêm mạc dạ dày và thực quản.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên rán: Nhóm thực phẩm này gây khó tiêu, chướng bụng nên sẽ khiến chứng ợ nóng nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa caffeine: Gây kích thích hệ thần kinh trung ương làm tăng nhịp tim và tăng cường hoạt động của dạ dày khiến các triệu chứng ợ nóng khó chịu hơn. Vì vậy, người bị ợ nóng không nên dùng cà phê, socola, cacao…
- Thực phẩm quá ngọt: Triệu chứng ợ nóng sẽ tăng lên khi người bệnh ăn thực phẩm quá ngọt như bánh kem, các loại bánh ngọt, đường… Vì hàm lượng đường cao sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit nhiều hơn so với bình thường.
5. Điều trị ợ nóng ở đâu uy tín?
Khi có dấu hiệu bị ợ nóng, bạn nên đến khoa Tiêu hóa của các bệnh viện/ cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số địa chỉ người bệnh có thể tham khảo:
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức…
- TP. HCM: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện nhân dân Gia Định…
6. Giải pháp nào phòng tránh chứng ợ nóng?
Để phòng tránh chứng ợ nóng, bạn cần tuân thủ thực hiện một số điều sau trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày:
- Giữ cân nặng phù hợp, giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.
- Tránh các đồ uống và thực phẩm làm tăng nguy cơ ợ nóng.
- Mặc quần áo thoải mái và rộng rãi, không nên mặc quần áo quá chật.
- Ăn các bữa ăn nhỏ, không nên ăn quá nhiều và quá no.
- Không hút thuốc.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya thường xuyên.
- Giảm thiểu căng thẳng, lo lắng.
- Không nên nằm xuống ngay sau khi ăn.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
Chứng ợ nóng sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu bạn thay đổi thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt khoa học hơn. Trường hợp tình trạng ợ nóng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, hãy đi thăm khám ngay để được điều trị kịp thời.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng đặt câu hỏi liên quan dưới bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800.1125 (miễn phí cước).
Mình bị ợ nóng nên uống yumangel 1 ngày mấy gói ạ
Chào bạn! Tình trạng ợ nóng thường do dư thừa acid trong dạ dày gây ra. Yumangel với tác dụng trung hoà acid dư nhanh chóng nên sẽ giảm nhanh triệu chứng này đó ạ. Nếu bạn thỉnh thoảng mới gặp triệu chứng này thì chỉ cần uống 1 gói Yumangel ngay tại thời điểm đó là được ạ. Tuy nhiên, nếu bạn đang thường xuyên gặp các cơn ợ nóng trong ngày thì nên dùng 3 gói Yumangel/ngày, mình uống sau ăn 1 tiếng. Sau khoảng 2 tuần, khi tần suất của ợ nóng đã giảm thì bạn chỉ cần sử dụng 1 gói Yumangel bất kì khi nào nó xuất hiện ạ
Em bị ợ chua nóng trào ngược dạ dày nên làm cách nào ad
Chào bạn! Tình trạng trào ngược dạ dày thường do dư thừa acid gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn. Bạn bị trào ngược dạ dày có thể dùng thuốc chữ Y – Yumangel để điều trị triệu chứng của bệnh được bạn nhé. Thuốc chữ Y có thể giúp điều trị chứng trào ngược rất tốt nhờ khả năng trung hoà acid dư thừa nhanh chóng và tạo 1 lớp màng bao phủ niêm mạc dạ dày. Bạn cũng nên chú ý để phối hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, hạn chế ăn đồ cay nóng, những thực phẩm khó tiêu hay chất kích thích. Vì hội chứng trào ngược dễ bị tái đi tái lại nên bên cạnh dùng Yumangel bạn cũng nên đi khám để kiểm tra nguyên nhân và tình trạng cụ thể rồi dùng thêm thuốc trị nguyên nhân theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé.
Em bị trào ợ nóng nhất v ban đêm rõ ràng. Kèm theo buồn nôn và tiêu chảy. E hỏi bác sĩ bh làm ntn a
Chào bạn! Vào ban đêm khi dạ dày rỗng, acid dạ dày dư nhiều dễ gây tình trạng trào ngược, ợ nóng, nóng rát dạ dày.
Bạn bị trào ngược dạ dày có thể dùng thuốc chữ Y – Yumangel để điều trị triệu chứng của bệnh được bạn nhé. Thuốc chữ Y giúp điều trị chứng trào ngược rất tốt nhờ khả năng trung hoà acid dư thừa nhanh chóng và tạo 1 lớp màng bao phủ niêm mạc dạ dày. Bạn cũng nên chú ý để phối hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, hạn chế ăn đồ cay nóng, những thực phẩm khó tiêu hay chất kích thích. Vì hội chứng trào ngược dễ bị tái đi tái lại nên bên cạnh dùng Yumangel bạn cũng nên đi khám để kiểm tra nguyên nhân và tình trạng cụ thể rồi dùng thêm thuốc trị nguyên nhân theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé.