8+ Biến chứng đặt sonde dạ dày và cách xử trí hiệu quả

Đặt sonde dạ dày là giải pháp dinh dưỡng quan trọng và hiệu quả cho các bệnh nhân không thể ăn do vấn đề sức khỏe. Thủ thuật này an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và biến chứng nhất định. Các biến chứng đặt sonde dạ dày phổ biến là nhiễm trùng, phản ứng dị ứng hoặc tình trạng không dung nạp, kích ứng hoặc viêm dạ dày, trật ống hoặc tắc nghẽn ống…

I. Thủ thuật đặt sonde dạ dày và nguy cơ biến chứng tiềm ẩn

Đặt sonde dạ dày là kỹ thuật đưa một ống thông vào dạ dày của người bệnh. Khi đặt sonde dạ dày, bệnh nhân có thể lựa chọn cách đặt ống sonde từ mũi đến dạ dày hoặc từ miệng đến dạ dày. 

Những người được chỉ định đặt sonde dạ dày gồm:

  • Bệnh nhân bị hôn mê, bất tỉnh.
  • Bệnh nhân bị lao phổ.
  • Người đang bị nghi ngờ mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.
  • Bệnh nhân dị dạng đường tiêu hóa, khó nuốt thức ăn và khó thở.
  • Bệnh nhân bị chướng bụng sau khi phẫu thuật.
  • Bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn và cần thực hiện rửa dạ dày.

Việc đặt ống sonde dạ dày sẽ giúp ích cho bệnh nhân trong nhiều trường hợp khác nhau. Mục đích của kỹ thuật đặt ống sonde dạ dày gồm: 

– Hỗ trợ cung cấp các chất dinh dưỡng cho người bệnh đang trong trạng thái hôn mê,  bất tỉnh, không thể ăn uống, không tiêu hóa hiệu quả như thông thường.

– Lấy dịch trong dạ dày: Để thực hiện các ét nghiệm khác nhau để tìm, chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở đường tiêu hóa.

– Giúp giảm áp lực do dịch bị tích tụ lại trong dạ dày gây ra sau khi phẫu thuật, ngăn ngừa tình trạng chướng bụng.

– Hỗ trợ bơm rửa dạ dày dễ dàng, giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn.

Đặt sonde dạ dày là kỹ thuật đưa một ống thông vào dạ dày của người bệnh.

Đặt sonde dạ dày là kỹ thuật đưa một ống thông vào dạ dày của người bệnh.

Theo các chuyên gia, đặt sonde dạ dày là giải pháp dinh dưỡng quan trọng và hiệu quả cho các bệnh nhân không thể ăn do vấn đề sức khỏe. Đây là một thủ thuật an toàn, nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và biến chứng như nhiễm trùng, phản ứng dị ứng hoặc tình trạng không dung nạp, kích ứng hoặc viêm dạ dày, trật ống hoặc tắc nghẽn ống…

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra biến chứng đặt sonde dạ dày cũng như cách xử trí và khắc phục hiệu quả, bạn hãy đọc phần II của bài viết nhé!

II. 8+ Biến chứng đặt sonde dạ dày và cách xử trí 

Dưới đây là thông tin về 7 biến chứng thường gặp  kèm theo cách xử trí hiệu quả cho bệnh nhân đặt sonde dạ dày: 

1. Nhiễm trùng

Đây là một trong những biến chứng phổ biến khi đặt ống sonde dạ dày. Đặc biệt, biến chứng này thường gặp ở những bệnh nhân không tuân thủ các biện pháp vệ sinh và thay đổi sonde đúng cách.

Nếu nhận thấy người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như sưng, đau, đỏ hoặc có mủ xung quanh vị trí đặt sonde thì cần báo cho bác sĩ để được xử lý đúng cách và kịp thời.

2. Kích ứng hoặc viêm dạ dày

Khi đưa thức ăn hoặc các dung dịch khác vào dạ dày bằng ống sonde, một số bệnh nhân có thể bị viêm hoặc kích ứng dạ dày.

Nguyên nhân có thể là ống nuôi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày không đúng cách hoặc quá lâu dẫn tới kích ứng và viêm loét. Các triệu chứng nhận biết gồm: khó chịu, đau, tiêu chảy, nôn mửa, có máu trong phân… 

Để khắc phục và phòng ngừa biến chứng này, cần đảm bảo đặt ống sonde đúng cách và vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời kiểm tra niêm mạc dạ dày định kỳ và thực hiện các biện pháp điều trị nếu cần. Tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lịch ăn. 

3. Phản ứng dị ứng hoặc tình trạng không dung nạp

Ở một số bệnh nhân, sau khi đặt sonde dạ dày có thể bị dị ứng hoặc phản ứng khi thức ăn được đưa vào dạ dày hoặc có thể không dung nạp hữu hiệu được.

Đặt sonde dạ dày có thể gây biến chứng nhiễm trùng, kích ứng hoặc viêm dạ dày. 

Đặt sonde dạ dày có thể gây biến chứng nhiễm trùng, kích ứng hoặc viêm dạ dày.

4. Thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

Lượng dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde nếu quá nhiều hoặc không đủ so với nhu cầu có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và hấp thu. Điều này có thể khiến cân nặng của người bệnh tăng hoặc giảm một cách đột ngột, thậm chí gặp một số vấn đề như đau bụng, đầy hơi.

Để khắc phục, cần đánh giá lại khẩu phần và thành phần dinh dưỡng của người bệnh dựa trên nhu cầu của bệnh nhân để có điều chỉnh phù hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn tốt nhất cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày.

5. Thay đổi tâm trạng và tinh thần

Việc ăn uống phải phụ thuộc vào ống sonde dạ dày gây tâm lý bất an, khó chịu và phiền toái cho bệnh nhân. Người bệnh không thoải mái tâm lý khiến tinh thần và tâm lý giảm sút nghiêm trọng dẫn đến trầm cảm và từ chối ăn uống.

Khi người bệnh gặp phải vấn đề này, người nhà nên đồng hành và động viên mỗi ngày. Trong trường hợp cần thiết, có thể tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ tâm lý để hỗ trợ người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Người bệnh không thoải mái tâm lý khiến tinh thần và tâm lý giảm sút nghiêm trọng dẫn đến trầm cảm và từ chối ăn uống.

Người bệnh không thoải mái tâm lý khiến tinh thần và tâm lý giảm sút nghiêm trọng dẫn đến trầm cảm và từ chối ăn uống.

6. Trật ống 

Sự cố trật ống sonde dạ dày ra khỏi vị trí ban đầu có tỷ lệ mắc từ 4% đến 13%. Tình trạng trật ống có thể xảy ra ở bên ngoài hoặc bên trong. Khi dịch chuyển vào bên trong, phần đệm bên trong di chuyển có thể dẫn đến các mô xung quan bị tổn thương, thoát vị hoặc tắc ruột. 

Nếu nhận thấy vị trí ống sonde bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để được chỉ định đặt lại vị trí ống sonde cho đúng và được kiểm tra các tổn thương nếu có.

7. Tắc nghẽn ống 

Tắc nghẽn do thuốc hoặc sữa công thức qua đường ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra trục trặc về ống sonde, với tỷ lệ mắc từ 25% đến 35%. 

Theo thời gian, ống có sonde dạ dày thể bị lõm, giãn ra hoặc nứt. Nhiễm nấm trong ống đã được công nhận là nguyên nhân làm ống bị thoái hóa dẫn đến tắc nghẽn gây khó khăn trong việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân. 

Để khắc phục biến chứng này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng dung dịch nước muối hoặc enzym để làm sạch ống. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ cần thay thế ống sonde mới.

Một số biện pháp giúp phòng ngừa các biến chứng về sự cố ống gồm: tránh các chất gây phồng qua ống, xả bằng nước trước và sau khi cho người bệnh ăn và dùng thuốc; chỉ sử dụng các loại thuốc dạng lỏng hoặc hòa tan trong nước.

Ống sonde dạ dày có thể bị trật ra khỏi vị trí ban đầu hoặc tắc nghẽn. 

Ống sonde dạ dày có thể bị trật ra khỏi vị trí ban đầu hoặc tắc nghẽn.

8. Biến chứng khác 

Một số tai biến khi đặt sonde dạ dày khác có thể xảy ra và cần được xử lý kịp thời gồm:

  • Bệnh nhân nôn mửa và bị sặc: Sử dụng máy hút và đặt nội khí quản.
  • Nhịp tim chậm, ngất xỉu do kích thích dây X: Bệnh nhân cần được hồi sức cấp cứu.
  • Đặt nhầm ống dẫn vào khí quản: Khi thấy người bệnh ho, sặc, tím môi cần rút ống thông ra ngay.
  • Dò thực quản. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Viêm loét thực quản.  
  • Chấn thương mũi họng có hoặc không có xuất huyết. 
  • Viêm xoang và đau họng.
  • Xuất huyết/thủng thực quản hoặc dạ dày do chấn thương. 
  • Đâm xuyên vào nội sọ hoặc trung thất (rất hiếm gặp)

III. Biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng khi đặt sonde dạ dày

Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng khi đặt sonde dạ dày, điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ việc việc vệ sinh, quy trình cấp dưỡng và theo dõi triệu chứng bất thường.

1. Vấn đề vệ sinh

Cần chú ý vệ sinh ống sonde sạch sẽ ngay khi cho bệnh nhân ăn để tránh bị nhiễm khuẩn. Nên sử dụng nước ấm bơm vào ống sonde sau mỗi lần bệnh nhân ăn hoặc uống thuốc.

Bên cạnh đó, hãy thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý hàng ngày, nhất là sau khi ăn.

Vệ sinh ống sonde sạch sẽ ngay khi cho bệnh nhân ăn để tránh bị nhiễm khuẩn. 

Vệ sinh ống sonde sạch sẽ ngay khi cho bệnh nhân ăn để tránh bị nhiễm khuẩn.

2. Thay ống sonde định kỳ

Thay ống sonde định kỳ cho bệnh nhân để đảm bảo vệ sinh và chất lượng ống sonde. Thông thường, thời gian lưu ống là khoảng 5 – 7  ngày hoặc sớm hơn nếu bẩn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Nếu đặt sonde dạ dày bằng đường mũi, mỗi lần thay ống cũng nên đổi luôn cả lỗ mũi đặt ống. 

Nếu bệnh nhân đang được điều trị tại cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ thay thế ống sonde. Trường hợp bệnh nhân được điều trị tại nhà, người chăm sóc cần chú ý đến lịch thay thế ống dạ dày cho người bệnh.

3. Quy trình cấp dưỡng

Người nhà cần xây dựng thực đơn ăn uống và dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân để tránh nguy cơ sặc, nôn trớ. Hãy ưu tiên các thực phẩm cung cấp năng lượng dạng nhuyễn, dễ tiêu hóa và dễ bơm qua ống sonde như cháo, súp, sữa, sinh tố…

Khi cho bệnh nhân ăn qua ống sonde, nên thực hiện bơm thức ăn qua ống thật chậm rãi để tránh nôn trớ và trào ngược. Số bữa ăn trong ngày nên từ 5-6 bữa để tránh gây áp lực lên dạ dày. Lượng thức ăn ở người lớn, trung bình khoảng 300 – 400ml/bữa, trẻ em khoảng 200ml/bữa. 

Lưu ý: Trước khi cấp dưỡng, hãy chắc chắn ống dẫn đã vào đúng vị trí mới bơm thức ăn vào dạ dày. Nâng đầu giường lên ít nhất là 30° để tránh hít phải. Bơm thức ăn nhẹ nhàng và liên tục, để tránh lọt bọt khí vào ống khiến bệnh nhân sặc.

Khi cho bệnh nhân ăn qua ống sonde, nên thực hiện bơm thức ăn qua ống thật chậm rãi để tránh nôn trớ và trào ngược.

Khi cho bệnh nhân ăn qua ống sonde, nên thực hiện bơm thức ăn qua ống thật chậm rãi để tránh nôn trớ và trào ngược.

4. Theo dõi triệu chứng

Kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân: đo mạch đập, nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ cơ thể. Đồng thời kiểm tra xem bệnh nhân có bị ho, sắc hay không, tránh hít phải dịch.

Người bệnh cần theo dõi và phát hiện các biểu hiện bất thường có thể xảy ra sau khi đặt ống sonde dạ dày như: khó chịu mệt mỏi, buồn nôn, có thể chảy máu ở vị trí đặt ống sonde. Nếu xuất hiện các biểu hiện này, hãy thông báo ngay cho bác sĩ ngay lập tức.

Đưa ngay bệnh nhân đặt sonde dạ dày đi khám nếu thấy xuất hiện một trong các biểu hiện sau: 

  • Nhịp tim không ổn định.
  • Tím tái mặt.
  • Ho sặc sụa hoặc ngất.

5. Đặt sonde dạ dày ở địa chỉ uy tín

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng sau khi đặt sonde dạ dày, người bệnh nên thực hiện kỹ thuật này tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. 

Có thể thấy, đặt ống sonde dạ dày là một phương pháp cung cấp dinh dưỡng hữu ích cho bệnh nhân khi không thể tự ăn do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên khi đặt ống sonde dạ dày cũng có thể gặp phải một số biến chứng không mong muốn như nhiễm trùng, kích ứng hay viêm dạ dày, viêm phổi hít, trào ngược dạ dày thực quản… Do đó, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện và xử trí các biến chứng đặt sonde dạ dày nếu có.

Tài liệu tham khảo:

https://www.msdmanuals.com/vi-vn/professional/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-ti%C3%AAu-h%C3%B3a/c%C3%A1ch-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-c%C3%A1c-th%E1%BB%A7-thu%E1%BA%ADt-%E1%BB%9F-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-ti%C3%AAu-h%C3%B3a/c%C3%A1ch-ch%E1%BB%8Dc-h%C3%BAt

https://hellobacsi.com/suc-khoe/phau-thuat/dat-sonde-da-day/#google_vignette

https://merinco.com.vn/blogs/cham-soc-benh-nhan-nuoi-an-duong-ruot-dat-hmnt/bien-chung-khi-cho-an-bang-sonde-da-day-va-cach-xu-tri#:~:text=Khi%20%E1%BB%91ng%20nu%C3%B4i%20%C4%83n%20ti%E1%BA%BFp,v%C3%A0%20v%E1%BB%87%20sinh%20s%E1%BA%A1ch%20s%E1%BA%BD.

https://merinco.com.vn/blogs/cham-soc-benh-nhan-nuoi-an-duong-ruot-dat-hmnt/sonde-da-day-la-gi-cac-bien-chung-dat-sonde-da-day-nuoi-an

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/quy-trinh-dat-sonde-da-day-ai-can-thuc-hien-thu-thuat-nay-72255.html

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-dat-sonde-da-day-ma-ban-can-biet.html

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *