Công dụng của các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là kiểm soát hoạt động tiết axit và sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại khiến các ổ viêm loét nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi dùng.
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến chế độ ăn uống kém khoa học, sinh hoạt thiếu lành mạnh làm tăng tiết axit dịch vị, sự tấn công của vi khuẩn Hp hoặc một số bệnh lý dạ dày.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày thường xuyên gặp phải các triệu chứng như: cơn đau ở vùng thượng vị, khó chịu, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, chán ăn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi…
Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Công dụng của các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là kiểm soát hoạt động tiết axit và sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại khiến các ổ viêm loét nghiêm trọng hơn. Đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc trước những tác nhân gây hại.
Dưới đây là 11 loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt và hiệu quả nhất hiện nay kèm thông tin chi tiết:
Mục lục
- 1. Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
- 2. Sucrate – thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày
- 3. Misoprostol – thuốc bao vết loét dạ dày
- 4. Sucralfat – thuốc trám bao tử hiệu quả
- 5. Mucosta Rebamipide – thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả
- 6. Gastropulgite – thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày hiệu quả
- 7. Trymo – thuốc bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày
- 8. Smecta – thuốc hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày
- 9. Prostaglandin – thuốc bảo vệ dạ dày
- 10. Antacil – thuốc bao phủ vết loét dạ dày
- 11. Bismuth – thuốc bao phủ ổ loét dạ dày
- 12. Những lưu ý khi dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
1. Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị nhà. Ngoài cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.
Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
2. Sucrate – thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày
Thuốc Sucrate bào chế dạng dung dịch uống, được chỉ định với các trường hợp bị viêm loét dạ dày do tăng tiết axit quá mức, nhiễm vi khuẩn HP.
Các hoạt chất trong thuốc thúc đẩy làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm loét. Đồng thời bao phủ vết loét bằng phức hợp với protein… Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả.
- Thành phần: Sucralfat, các tá dược vừa đủ.
- Công dụng: Tạo một lớp màng bao bọc vết loét ở niêm mạc dạ dày tá tràng. Phục hồi và chữa lành các vết ổ loét viêm và tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Ức chế hoạt tính pepsin và tăng tiết dịch nhầy và prostaglandin E2 hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hỗ trợ điều trị và dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng.
- Liều dùng tham khảo: Liều dùng điều trị: Uống 1 gói/ lần, 2 lần/ ngày khi bụng đói. Sử dụng trong 4 – 8 tuần. Liều dùng duy trì: Dùng 1 gói/ ngày vào sau bữa ăn sáng khoảng 1 giờ hoặc buổi tối. Không dùng trên 6 tháng.
- Đối tượng thận trọng: Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong Sucrate gel; phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú; những trường hợp đang sử dụng thuốc có thành phần Tetracyclin; người bị suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, táo bón, khô miệng, đau đầu, nổi mề đay, mỏi lưng.
3. Misoprostol – thuốc bao vết loét dạ dày
Thuốc Misoprostol thuộc nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được bác sĩ chỉ định phổ biến. Công ty liên doanh TNHH Stada – Việt Nam là đơn vị nghiên cứu và sản xuất ra loại thuốc này.
Ngoài hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, thuốc Misoprostol còn thúc đẩy quá trình làm lành, phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương do bệnh lý gây ra. Dược phẩm còn được chỉ định trong một số trường hợp phòng ngừa tái phát.
- Thành phần: Misoprostol 200mg.
- Công dụng: Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, axit dạ dày. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm NSAID trong thời gian dài. Kiểm soát hoạt động tiết axit dịch vị ở dạ dày. Dự phòng bệnh tái phát trong thời gian dài
- Liều dùng: Điều trị viêm loét dạ dày dùng 200 mcrg x 4 lần/ngày trong 4 – 8 tuần liên tiếp. Phòng ngừa bệnh lý tái phát: uống 400 mcrg – 800 mcrg/ngày, chia làm nhiều lần.
- Cách dùng: Dùng thuốc Misoprostol trong hoặc sau bữa ăn. Chỉ nên dùng liều nhỏ trước khi ngủ và sau bữa ăn để hạn chế tình trạng bị tiêu chảy.
- Đối tượng thận trọng: Người bị quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc; phụ nữ mang thai hoặc đang cho bú; người có dự định mang thai.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn và nôn mửa; đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, phát ban, rong kinh, chảy máu giữa kỳ kinh, đau đầu, chóng mặt.
4. Sucralfat – thuốc trám bao tử hiệu quả
Sucralfat là cái tên tiếp theo trong danh sách các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả nhất. Thuốc được bào chế dưới dạng bột, khi uống cần pha với nước.
Thành phần chính của thuốc Sucralfat là Sucralfate có khả năng tạo phức hợp với albumin và fibrinogen để cải thiện hiệu quả và nhanh chóng các vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương đồng thời ngăn ngừa sẹo.
- Thành phần: Sucralfate.
- Công dụng: Chữa lành các tổn thương niêm mạc dạ dày; bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương và dự phòng tái phát; phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
- Liều dùng tham khảo: Điều trị: uống 2g/ lần x 2 lần/ ngày vào buổi sáng và trước khi ngủ. Duy trì: uống 1g/ lần x 4 lần/ ngày. Dùng thuốc trong 6 – 8 tuần.
- Đối tượng thận trọng: Người quá mẫn với các thành phần có trong thuốc Sucralfat; phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú; người mắc bệnh tiểu đường và suy thận.
- Tác dụng phụ: Khô miệng, chóng mặt, mất ngủ, nổi mẩn ngứa, đau mỏi lưng.
5. Mucosta Rebamipide – thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả
Thành phần chính Rebamipide trong thuốc Mucosta Rebamipide là chất nhầy có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này còn có khả năng tăng sinh Prostaglandin giúp hạn chế hoạt động tiết axit dạ dày quá mức đồng thời bảo vệ thành dạ dày trước những tác nhân gây hại.
- Thành phần: Rebamipide.
- Công dụng: Bảo vệ các ổ loét viêm ở dạ dày trước các tác động có hại; kiểm soát những tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày như ăn mòn, chảy máu và phù nề; kích thích quá trình phục hồi các tổn thương do bệnh lý gây ra; phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng tái phát; hỗ trợ điều trị đau dạ dày cấp và mãn tính.
- Liều dùng và cách dùng: Điều trị uống 100mg/ lần x 3 lần/ ngày. Uống thuốc vào buổi sáng, buổi tối và trước khi đi ngủ.
- Đối tượng thận trọng: Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc; phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho bú; những trường hợp mắc những vấn đề về gan; trẻ em và người cao tuổi.
- Tác dụng phụ: Mất tập trung, khô miệng, ngứa ngáy, phát ban da, buồn nôn và nôn mửa, chóng mặt, ăn uống kém, tiêu chảy hoặc táo bón.
6. Gastropulgite – thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày hiệu quả
Công dụng chính của thuốc Gastropulgite là chống loét và kháng axit. Dược phẩm này chứa một số thành phần hoạt chất có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và thường được chỉ định với các trường hợp bệnh dạ dày.
Thành phần magie silicat, Attapulgite và nhôm hydrat trong thuốc Gastropulgite có khả năng hấp thu độc tố và tạo ra lớp màng bao bọc lên niêm mạc dạ dày. Điều này ức chế hiệu quả các tác nhân gây hại.
- Thành phần: Attapulgite de Mormoiron hoạt hóa; Magnesium carbonate và Gel Aluminium hydroxide được sấy khô.
- Công dụng: Cải thiện các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, đau vùng thượng vị, chướng bụng; kiểm soát triệu chứng tiêu chảy cấp; bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng; ổn định hệ tiêu hóa.
- Liều dùng tham khảo: Trẻ em: uống 3 lần/ ngày; mỗi lần uống từ 1.3 gói đến 1 gói hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người lớn uống từ 2 đến 4 gói/ngày, pha với nước sôi để nguội.
- Lưu ý: Không uống thuốc cùng với các loại nước trái cây, sữa.
- Thận trọng: Người quá mẫn với bất cứ thành phần trong thuốc; trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ sơ sinh; người bị suy thận; phụ nữ có thai và đang cho con bú; người bị mất nước; người có dấu hiệu táo bón; những trường hợp sắp thực hiện phẫu thuật.
- Tác dụng phụ: Táo bón; giảm phospho, đồng thời làm tăng aluminium trong máu; mất nước; bệnh trĩ, đãng trí.
7. Trymo – thuốc bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc dạ dày Trymo là sản phẩm của Công ty Raptakos, Brett & Co., Ltd – Ấn Độ. Dược phẩm có thành phần chính là Bismuth và được bào chế ở dạng viên nén bao phim.
Hoạt chất Bismuth khi đi vào cơ thể sẽ tạo thành lớp màng bao bọc và có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, Bismuth còn hỗ trợ quá trình sản xuất prostaglandin E2 phục hồi và chữa lành ổ loét viêm.
- Thành phần: Bismuth.
- Công dụng: Tạo thành lớp màng bao bọc và có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Liều dùng và cách dùng: Uống 2 viên lần x 2 lần/ ngày. Không dùng thuốc Trymo liên tiếp quá 8 tuần. Uống thuốc trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Đối tượng thận trọng: Chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với các thành phần trong thuốc; trẻ em dưới 12 tuổi và trẻ sơ sinh; phụ nữ có thai và đang cho bú; người mắc bệnh thận.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, lưỡi đen, phân màu đen do bài tiết bismuth sulfite.
8. Smecta – thuốc hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày
Bên cạnh dùng trong điều trị bệnh tiêu chảy, thuốc Smecta còn được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Hoạt chất Dioctahedral smectite – thành phần chính trong thuốc có độ nhầy cao với cấu trúc từng lớp giúp tạo ra lớp màng bao phủ dạ dày và bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Đặc biệt, Dioctahedral smectite chỉ bám vào niêm mạc và được đào thải qua phân.
- Thành phần: Dioctahedral smectite.
- Công dụng: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản; hỗ trợ hoạt động tiêu hóa; điều trị bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính; thường được dùng với các trường gặp các vấn đề dạ dày, thực quản và đường ruột.
- Liều dùng tham khảo: Trẻ em dưới 1 tuổi dùng 1 gói/ ngày; trẻ em từ 1 – 2 tuổi dùng 1 – 2 gói/ ngày; trẻ em trên 2 tuổi dùng 2 – 3 gói/ ngày; người lớn dùng 3- 6 gói/ ngày tùy tình trạng.
- Cách dùng: Thuốc Smecta được bào chế dạng bột, khi uống cần pha với nước đun sôi để nguội và uống trực tiếp.
- Đối tượng thận trọng: Người quá mẫn với các thành phần trong thuốc; trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi; phụ nữ mang thai và đang cho con bú; người lớn tuổi.
- Tác dụng phụ: Đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, khô miệng, chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ, mất ngủ.
9. Prostaglandin – thuốc bảo vệ dạ dày
Thuốc Prostaglandin dùng để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc aspirin hơn là điều trị bệnh. Chỉ dùng loại thuốc Prostaglandin E1 và E2.
- Công dụng: Chống bài tiết acid dạ dày, kích thích tiết chất nhầy dạ dày và bicarbonate, cải thiện lưu lượng máu tới dạ dày.
- Liều dùng và cách dùng: Uống 200mg/lần x 4 lần/ngày hoặc 400mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong khi ăn và trước khi ngủ.
10. Antacil – thuốc bao phủ vết loét dạ dày
Thuốc Antacil thường được chỉ định cho các trường hợp bao phủ vết loét và kháng acid trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Dược phẩm còn giúp giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, khó tiêu do dư acid dạ dày.
- Thành phần: Gel khô nhôm hydroxyd trong thuốc Antacil (muối vô cơ thuộc nhóm kháng acid); Magnesium trisilicate; Kaolin.
- Công dụng: Trung hòa axit dạ dày; tạo thành vỏ bọc và bảo vệ vết loét.
- Liều dùng tham khảo: Người lớn, uống từ 1 đến 2 viên/lần, ngày uống 3 đến 4 lần.
- Cách dùng: Nhai thuốc trước khi nuốt với một ít nước. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn từ 1 đến 2 giờ và trước khi đi ngủ.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân suy thận.
- Tác dụng phụ: Táo bón hoặc tiêu chảy; tăng tiết acid trong dịch dạ dày.
11. Bismuth – thuốc bao phủ ổ loét dạ dày
Thuốc Bismuth có khả năng bao phủ ổ loét dạ dày và bảo vệ tế bào niêm mạc đường tiêu hóa. Thuốc thường được chỉ định kèm với các thuốc khác trong điều trị loét dạ dày và tá tràng.
- Thành phần: Amebismo; Trymo; Ulcersep.
- Công dụng: Bismuth được chỉ định trong điều trị loét dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, còn được chỉ định trong tiêu chảy và chứng khó tiêu.
- Liều dùng và cách dùng: Thông thường là 240 mg x 2 lần/ ngày hoặc 120 mg x 4 lần/ ngày. Điều trị trong 4 tuần, kéo dài tới 8 tuần nếu cần thiết. Uống thuốc trước bữa ăn.
- Chống chỉ định: Bismuth không được dùng trong các trường hợp: quá mẫn với bismuth; người có bệnh thận nặng, do tăng khả năng tích lũy bismuth kèm theo nguy cơ gây độc; phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi, người có tổn thương gan, thận và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Tác dụng phụ: Làm sẫm màu phân hoặc lưỡi, nôn mửa, tiêu chảy, ù tai, giảm thính lực, phát ban, ngứa, sưng…
12. Những lưu ý khi dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, tránh làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, kiên trì uống thuốc đủ liệu trình. Không tự ý ngừng uống thuốc vì có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh, khiến bệnh mãi kéo dài không khỏi và không thể điều trị dứt điểm.
- Người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt.
- Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, đi ngoài phân đen, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, nôn mửa, nôn máu… cần đi khám ngay bởi đó có thể là biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa nguy hiểm.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.
- Không nên tiêu thụ đồ ăn và thức uống có nguy cơ khiến bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn như: thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, bia, rượu, thuốc lá…
- Thỉnh thoảng người bệnh có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn như thuốc trung hòa acid dạ dày để làm giảm triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày. Không nên lạm dụng dùng thường xuyên, không chủ quan, nên đi thăm khám ngay nếu tình trạng bệnh không cải thiện hoặc tiến triển nặng hơn.
Trên đây là các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả nhất hiện nay được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm loét dạ dày cũng như các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...