Skip to main content

Tại sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng? Cách điều trị dứt điểm

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Khi bạn bị trào ngược axit, các dịch vị trong dạ dày sẽ chảy ngược vào cổ họng. Nếu điều này xảy ra nhiều có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi. Có một số chiến lược điều trị có thể giúp ích. Cùng Yumangel tìm hiểu nguyên nhân của trào ngược dạ dày gây hôi miệng và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

I. Tại sao bệnh trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

Theo nghiên cứu, 90% chứng hôi miệng xảy ra do các vấn đề bắt nguồn từ miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vấn đề phát sinh ở các vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra tình trạng miệng có mùi hôi.

Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch dạ dày hoặc thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Bệnh lý này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng cách như: hẹp thực quản, ung thư thực quản…

Trào ngược dạ dày có nhiều biểu hiện khác nhau như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng dạ dày, đau tức ngực, ho, khàn giọng, hôi miệng… Một số trường hợp trào ngược dạ dày gây đắng miệng. Trong đó, triệu chứng hôi miệng cũng khá phổ biến, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp.

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy rằng mặc dù 66% số người tham gia mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cho biết họ mắc chứng hôi miệng nhưng không có mối liên hệ nào với các yếu tố răng miệng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có mối quan hệ giữa trào ngược và chứng hôi miệng. Và nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng ở những người mắc bệnh GERD có thể không bắt nguồn từ miệng.

Vậy tại sao trào ngược dạ dày, thực quản lại gây hôi miệng? Điều này được lý giải như sau:

  • Do dạ dày là cơ quan tiêu hóa nên có chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Khi bị trào ngược, các thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, thậm chí là lên tới miệng, gây mùi hôi.
  • Do lưỡi trắng: Dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên gây nên các lớp mảng trắng bám vào lưỡi. Lâu dần, các lớp mảng này lên men và gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Các vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae có khả năng sinh ra khí hydro sunfua, vi khuẩn HP cũng có khả năng sinh ra khí hydro sunfua, dimethyl sulphide… Các khí này có mùi hôi đặc trưng gây ra hôi miệng.
  • Axit dịch vị cũng có thể trào ngược lên miệng và họng, bào mòn niêm mạc ở đây, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có mùi phát triển.

Bạn nên cẩn thận nếu bị hôi miệng do trào ngược dạ dày bởi vì lúc này bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể đã phát triển đến giai đoạn nặng.

Trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không
Trào ngược dạ dày có gây hôi miệng không

II. Cách chữa trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Để chữa trào ngược dạ dày thực quản gây hôi miệng, việc quan trọng là cần chữa dứt điểm trào ngược dạ dày – thực quản. Do đó, khi có các dấu hiệu của trào ngược dạ dày, thực quản, bạn cần nhanh tới các cơ sở y tế để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

1. Điều trị nội khoa (bằng thuốc) 

Dưới đây là các nhóm thuốc bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản:

1.1. Nhóm thuốc ức chế bơm proton 

Thuốc ức chế proton (PPI) (1) được sử dụng trong điều trị các triệu chứng do tăng tiết axit dịch vị như trào ngược axit, ợ nóng.

  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) như: Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazole,…
  • Người bệnh thường được chỉ định dùng 1 viên trước ăn 30 phút trong thời gian từ 4-8 tuần. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện, có tăng liều gấp đôi trong 4 tuần hoặc thực hiện nội soi để đánh giá.
  • Nếu sau 4-8 tuần sử dụng, các triệu chứng bệnh được kiểm soát, người bệnh sẽ áp dụng các liệu pháp hạ bậc điều trị như giảm liều, chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết hoặc ngừng sử dụng thuốc.

1.2. Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2

Tác dụng của nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 là ngăn chặn các tế bào tạo axit trong niêm mạc dạ dày phản ứng với histamin, giảm lượng axit trong dạ dày, từ đó giúp giảm viêm, đau và loét. Nhóm thuốc này có tác dụng tốt với bệnh trào ngược dạ dày thể nhẹ và trung bình.

  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 như: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidine..
  • Liều thường dùng: 1 viên x2 lần/ ngày, uống trước ăn 15-30 phút.

1.3. Nhóm thuốc kháng axit dạ dày

Thuốc kháng axit dạ dày có tác dụng trung hòa và giảm độ axit trong dạ dày, tăng độ PH.

  • Dạng thuốc kháng axit được sử dụng phổ biến là thuốc phối hợp nhôm và magie.
  • Thuốc kháng axit dạ dày có nhiều dạng bào chế như dạng gel, viên nén, bột, thuốc cốm.
  • Nên uống thuốc sau bữa ăn từ 1-3 giờ hoặc trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Khi điều trị, bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc hoặc bỏ thuốc.

Xem thêm:

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh dùng thuốc chữa trào ngược axit dạ dày gây hôi miệng, bạn cũng nên duy trì thói quen sinh hoạt tốt để cải thiện bệnh nhanh hơn như:

  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích, chứa gas, chứa nhiều đường.
  • Không ăn các loại gia vị cay nóng.
  • Không sử dụng thực phẩm cứng vì có thể gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày, thực quản như ổi, xương, cháy…
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no trong 1 bữa, nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng.
  • Gối đầu cao khi ngủ.
  • Không mặc quần áo quá chật, gây siết bụng

2. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Nếu điều trị nội khoa kết hợp thay đổi lối sống thất bại, bệnh nhân trào ngược có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật chống trào ngược. Phẫu thuật có thể giúp cải thiện triệu chứng nóng rát và trào ngược, một số bệnh nhân sau phẫu thuật vẫn phải tiếp tục dùng thuốc.

Ngoài ra, nếu các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản làm bạn khó chịu, bạn có thể uống thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Yumangel sẽ tạo ra 1 lớp màng nhầy, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của axit dịch vị, đồng thời giúp trung hòa axit dịch vị. Từ đó, triệu chứng khó chịu sẽ giảm nhanh.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel cải thiện các triệu chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel cải thiện các triệu chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày

3, Điều chỉnh lối sống hàng ngày

  • Đầu tiên, bạn nên bỏ thuốc lá nếu hiện tại bạn đang hút thuốc. Bản thân hút thuốc cũng tự khiến bạn bị hôi miệng. Ngoài ra, các sản phẩm chứa nicotine khiến các cơ vòng thực quản giãn ra tạo điều kiện cho axit trào ngược vào thực quản của bạn. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, tuyến tụy, gan và ruột kết.
  • Không ăn uống từ 2 đến 3 giờ trước khi đi nằm.
  • Nâng cao đầu khi ngủ để giảm áp lực lên cơ vòng thực quản.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Nhai kẹo cao su để làm mới hơi thở và giảm trào ngược.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để nước bọt hoạt động bình thường, hạn chế hôi miệng.
  • Sử dụng một số bài thuốc dân gian như: lá bạc hà, gừng tươi, vỏ chanh tươi, cam thảo, muối hột và lá ngò gai,… giúp loại bỏ mùi khó chịu trong hơi thở.
  • Đánh răng và làm sạch lưỡi đều đặn 2 lần mỗi ngày.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp. Vì vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm, đừng quên gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.

Tham khảo:

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/acid-reflux-and-bad-breath
  • https://www.healthline.com/health/gerd/bad-breath
  • https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000381.htm

4.9/5 - (7 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.