Khi bị đau dạ dày lan ra sau lưng, người bệnh nên đi thăm khám ngay. Vì đây là có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày thực quản, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày thực quản…
Mục lục
I. Đau dạ dày lan ra sau lưng là gì?
Đau dạ dày là tình trạng cơn đau khởi phát ở vùng thượng vị hoặc vùng bụng trên rốn. Nguyên nhân có thể là do thói quen ăn uống thiếu khoa học,lối sinh hoạt không lành mạnh hoặc cũng có thể xuất phát từ một số vấn đề ở đường tiêu hóa.
Thông thường, cơn đau dạ dày thường âm ỉ tại khu vực vùng bụng kèm với triệu chứng nôn mửa, buồn nôn, chướng bụng, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, cơn đau dạ dày có thể lan tỏa ra sau lưng khiến bệnh nhân rất đau đớn ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.
Lúc này, các xung thần kinh dẫn truyền cảm hứng cảm giác đến não bộ. Ngay lập tức, não bộ sẽ phát đi tín hiệu và gây ra các phản ứng co cơ tạo nên những cơn đau dọc theo sống lưng. Trong một số trường hợp, cơn đau còn có thể lan sang cả hai bên mạn sườn và phía sau lưng.
II. Đau dạ dày lan cảnh báo bệnh gì?
Tình trạng đau dạ dày lan ra sau lưng là dấu hiệu của mức độ bệnh trở nặng nếu so với các triệu chứng đau dạ dày thông thường. Cơn đau nặng hơn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và cả chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo các chuyên gia sức khỏe, triệu chứng đau dạ dày xuyên qua lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Xuất huyết tiêu hóa trên.
- Ung thư dạ dày.
- Một số bệnh lý khác: viêm thực quản, viêm loét thực quản, viêm ruột thừa, tắc ống dẫn mật, viêm tụy, sỏi mật, hội chứng ruột kích thích,…
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid dư thừa từ dạ dày bị đẩy ngược trở lại thực quản. Bệnh lý này không chỉ gây ra các cơn đau co thắt ở vùng thượng vị mà còn có thể gặp phải cơn đau ở vùng lưng và mạn sườn.
2. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày và tá tràng bị viêm, loét dẫn đến đau. Ở những giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, cơn đau chỉ khởi phát khi bụng quá đói hoặc sau khi ăn quá no.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng biểu hiện rõ rệt hơn khi bệnh tiến triển nặng. Không chỉ dừng lại ở các cơn đau vùng thượng vị, cơn đau dạ dày có xu hướng lan tỏa lên thực quản và phía sau lưng.
Đau dạ dày lan ra sau lưng cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
3. Xuất huyết tiêu hóa trên
Xuất huyết dạ dày trên là tình trạng viêm loét nặng gây vỡ tĩnh mạch và chảy máu ở lớp niêm mạc của dạ dày, ruột non và thực quản.
Khác với các cơn đau dạ dày thông thường, cơn đau dạ dày do bị xuất huyết tiêu hóa trên thường xuất hiện đột ngột, kéo dài dai dẳng và thắt quặn theo từng cơn bất kể là lúc đói hay no. Cơn đau còn có xu hướng lan sang các cơ quan lân cận, trong đó có vùng lưng.
4. Ung thư dạ dày, thực quản
Đau bụng lan ra sau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày và ung thư thực quản. Việc xuất hiện các khối u ác tính ở các mô thực quản và dạ dày gây ra cơn đau ở vùng thượng vị kèm theo chán ăn, khó thở, ăn không tiêu, giảm cân đột ngột.
Phụ thuộc vào kích thước của khối u mà mức độ đau nhói ở từng bệnh nhân sẽ khá nhau. Đáng nói, cơn đau còn có xu hướng lan tỏa xuống vùng bụng dưới và phía sau lưng.
5. Một số bệnh lý khác
Hiện tượng đau dạ dày lan ra sau lưng và đau bụng phải lan ra sau lưng còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như:
- Viêm loét thực quản.
- Viêm thực quản
- Tắc ống dẫn mật.
- Viêm ruột thừa.
- Viêm tụy
- Sỏi mật.
- Hội chứng ruột kích thích.
Để biết chính xác đau dạ dày lan ra sau lưng do nguyên nhân và bệnh lý nào, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
III. Đau dạ dày lan ra sau lưng có nguy hiểm không?
So với cơn đau dạ dày thông thường thì cơn đau dạ dày lan ra sau lưng là biểu hiện của mức độ nặng hơn. Hiện tượng này thường xuất hiện đột ngột, có thể gây đau âm ỉ theo từng cơn hoặc kéo dài dai dẳng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân.
Đặc biệt, đau dạ dày lan ra sau lưng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày thực quản và một số bệnh lý khác. Vì vậy, nếu cơn đau ngày càng nghiêm trọng và xuất hiện nhiều hơn, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và điều trị.
IV. Đau dạ dày lan ra sau lưng khi nào cần thăm khám?
Người bệnh nhân nên đi thăm khám nếu hiện tượng đau dạ dày lan ra sau lưng kèm theo các triệu chứng dưới đây:
- Cơn đau dạ dày lan ra sau lưng liên tục xuất hiện.
- Cơn đau dạ dày xuất hiện vào một khung giờ nhất định hoặc từng cơn.
- Cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên về đêm gây mất ngủ.
- Liên tục ợ chua, ợ hơi, ợ nóng.
- Nôn và buồn nôn.
- Ăn uống không ngon, chán ăn.
- Giảm cân không rõ lý do.
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp chẩn đoán như: chụp X – quang, xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân… để có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày lan ra sau lưng.
V. Điều trị đau dạ dày lan thế nào?
Khi thăm khám, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định những thủ thuật cận lâm sàng cần thiết để đưa ra chẩn đoán xác định và lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Trường hợp bị đau dạ dày lan ra sau lưng do bệnh lý, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh bệnh trở nặng gây biến chứng nguy hiểm. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Để làm giảm cơn đau dạ dày lan ra sau lưng khi cần thiết, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc Tây y dưới đây:
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc chống co thắt: Antacid, Drotaverine, Alverin.
- Thuốc trung hòa acid: Router, Sodium Bicarbonate, Tactics.
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, Macrolide.
- Thuốc kháng histamin H2: Ranitidin, Famotidin, Cimetidin.
- Một số thuốc khác: thuốc hạ sốt, thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng, thuốc ức chế bơm proton giúp giảm lượng acid trong dạ dày…
Ngoài ra, khi cơn đau dạ dày bên trái xuất hiện đột ngột, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm cơn đau và cảm giác khó chịu.
Yumangel giúp làm giảm cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng nhờ thành phần chính là Almagate có khả năng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng. Không chỉ vậy, sản phẩm ở dạng hỗn dịch còn giúp tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Mỗi ngày bạn nên uống từ 3-4 gói, mỗi lần uống 1 gói vào thời điểm sau bữa ăn 1-2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ. Trong trường hợp bị đau rát dạ dày, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đầy hơi, trào ngược thực quản, chướng bụng… thì có thể uống ngay 1 gói Yumangel để làm giảm cảm giác khó chịu.
Khi bị đau dạ dày lan ra sau lưng, bạn không nên chủ quan mà nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày thực quản.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh đau dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...